Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu thư pháp chữ việt trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
914.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1071

Tìm hiểu thư pháp chữ việt trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂṆ TỐT NGHIÊP̣ ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU THƯ PHÁP CHỮ VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn:

ThS. Hoàng Hoài Thương

Người thực hiện:

Phạm Thị Cung

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với những giá trị truyền thống của mình mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi

nền văn hoá đều có hệ thống chữ viết riêng. Bằng nhiều cách khác nhau mà chữ viết

ấy đã được trau chuốt, tìm tòi, sáng tạo để tăng thêm giá trị, vẻ đẹp thẩm mỹ, ý nghĩa

câu chữ trở thành những tác phẩm nghệ thuật được trân trọng, và hình thức đó được

gọi là thư pháp. Nghệ thuật thư pháp từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi

trọng và được xem là một loại hình “nghệ thuật cao cấp” thể hiện những giá trị thẩm

mỹ, vẻ đẹp văn hoá của mỗi dân tộc. Có thể nói rằng nghệ thuật thư pháp là một

phần của văn hoá và có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của các dân tộc trên

thế giới.

Thư pháp chữ Việt ra đời chưa đầy 100 năm nhưng nó đã nhanh chóng hoà

vào đời sống tinh thần của người dân Việt. Thư pháp như một món ăn tinh thần

không thể thiếu trong các chương trình tết cổ truyền, lễ hội văn hoá…Giờ đây giá trị

của thư pháp không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phương

pháp, một thú chơi hữu ích giúp cho con người thư giãn, học tập và rèn luyện tâm

linh, nhân cách. Hiện nay cũng có rất nhiều những câu lạc bộ, những trung tâm,

những lớp giảng dạy thư pháp được hình thành. Các phương tiện thông tin đại chúng

cũng đã có sự quan tâm và tham gia vào “mổ sẻ” vấn đề này. Thư pháp Việt đương

đại trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật cũng như trong các bộ

môn văn hoá đặc thù khác. Hơn bao giờ hết, hiện nay thư pháp có mặt ở tất cả mọi

nơi poster quảng cáo, truyền hình, sách, lịch, thiệp và nó có mặt trên tất cả mọi miền

đất nước từ Bắc chí Nam nơi đâu cũng có bóng dáng của những ông đồ vào ngày

xuân.

Tại thành phố Đà Nẵng cùng với nhịp sống năng động, hối hả thì thư pháp

vẫn luôn âm thầm tồn tại và trở thành một nét đẹp văn hoá, trở thành một phần trong

đời sống văn hoá tinh thần của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng tuy không phải là cái

3

nôi, là trung tâm của nghệ thuật thư pháp cả nước nhưng trong những dịp lễ hội,

trong những ngày tết cổ truyền hay các chương trình văn hoá đều có sự đóng góp

của nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Như vậy, thư pháp chữ Việt xuất hiện như một

hiện tượng văn hoá, nó chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc và một phần trong

đời sống tinh thần của người dân Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Xuất phát từ thực tế trên tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu thư pháp chữ Việt trên

địa bàn Thành phố Đà Nẵng” để tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Thư pháp là một loại hình nghệ thuật tuy là truyền thống nhưng cũng rất là

mới lạ, là một hiện tượng văn hoá rất hay và đặc sắc. Chính vì lẽ đó mà cũng không

ít tác giả viết về đề tài này.

Đã có những công trình giới thiệu về những nét sơ khởi đầu tiên của bộ môn

nghệ thuật này như Giáo trình nhập môn về “thư pháp chữ Hán những vấn đề cơ

bản” của Lê Đình Khẩn biên soạn năm [ 2000 ], hay “Thư pháp nhập môn” của

Phạm Cao Hoàn [ 2002 ]. Cả hai công trình nghiên cứu này đều có một điểm chung

là tìm hiểu về thư pháp chữ Hán và nghiên sâu về yếu tố thực hành viết chữ đẹp hơn

là đưa ra những lý luận về thư pháp.

Trong thời gian gần đây thì thư pháp đã được cách tân với sự ra đời và phát

triển của thư pháp chữ Việt. Ở loại hình mới này thì có những quyển sách mới ra đời

như “Thư pháp chữ Việt nhập môn” của Nguyễn Bá Hoàn [2002 ]. Quyển sách đã

có dịp cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về thư pháp từ xuất xứ, ý

nghĩa, cho đến cách thức, đưa ra những lý luận căn bản đầu tiên về thư pháp chữ

Việt. Tiếp đến chúng ta phải nói đến “Hồn chữ Việt qua thư pháp” [ 2003 ] và “Chữ

quốc ngữ và những vấn đề liên quan đến thư pháp” [ 2004 ] của Hồ Công Khanh.

Trong hai công trình này ông đã giới thiệu những tác phẩm thư pháp tiêu biểu và đặc

sắc, chỉ ra những nét đẹp, giá trị tiêu biểu của nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Bên

cạnh đó chúng ta không thể không kể đến các công trình nghiên cứu của Đăng Học

4

- là một “Việt thư chi bảo” là một nhà thư pháp trẻ nhưng có niềm đam mê và hoài

bảo rất lớn về bộ môn nghệ thuật này. Với “Hồn chữ Việt” [ 2006 ] Đăng Học đã có

dịp giới thiệu đến đọc giả những tác phẩm rồng bay phượng múa, hay công trình

“Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành” [ 2010 ], công trình này Đăng Học đã phát

thảo những sơ khởi về lý luận thư pháp Việt, đưa ra những phương pháp thực hành

cũng như phân loại các thể chữ và cách cảm nhận về các tác phẩm thư pháp Việt.

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác như “Thư pháp là

gì” của Nguyễn Hiếu Tín [ 2007 ]. Quyển sách đã đưa đến cho người đọc những

hiểu biết căn bản về thư pháp từ truyền thống cho đến hiện đại, có một cái nhìn bao

quát về thư pháp Việt và thư pháp chữ Việt so với các nền thư pháp ở Trung Quốc,

Châu Á và Châu Âu .

Nhìn chung có nhiều tác giả viết về đề tài này nhưng chủ yếu chỉ tìm hiểu ở

mức độ chuyên sâu về thực hành và cách viết chữ chứ chưa nói được nét văn hoá,

ảnh hưởng của nó đến văn hoá như thế nào. Chính vì vậy là một sinh viên của ngành

văn hoá học và cũng là một đứa con của thành phố Đà Nẵng với hy vọng đề tài này

sẽ giúp cho chúng ta hiểu được phần nào về nét văn hoá của nghệ thuật thư pháp chữ

Việt và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng như thế nào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về thư pháp chữ Việt, ảnh

hưởng của nó trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng và thực trạng của thư

pháp chữ Việt tại thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu là thư pháp chữ Việt tại thành phố Đà Nẵng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đây là một đề tài chuyên sâu nghiên cứu về mặt văn hoá, tìm hiểu vấn đề dưới

góc nhìn văn hoá. Vì vậy với đề tài này tôi sử phương pháp phân tích, phân loại, diễn

dịch, chứng minh,… tổng hợp các yếu tố văn hoá trong phạm vi nghiên cứu.

5

Luận văn còn sử dụng các tài liệu hiện vật, các tài liệu thành văn và các tài

liệu của các bộ môn liên ngành có liên quan như mỹ học, ngôn ngữ học, văn hoá,

nghệ thuật… Ngoài ra còn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú khác từ sách, báo,

tạp chí, phim ảnh và mạng internet…

Các nguồn tư liệu trên được tập hợp từ các thư viện, các ý kiến cá nhân,

phương tiện thông tin đại chúng và khảo sát thực tế.

5. Bố cục của luận văn

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo thì còn có

3 chương chính:

Chương I: Một số vấn đề chung

Chương II: Thư pháp chữ Việt tại thành phố Đà Nẵng

Chương III: Thực trạng và hướng bảo tồn phát triển thư pháp chữ

Việt tại thành phố Đà Nẵng

6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Vùng đất và con người Đà Nẵng

1.1.1. Lịch sử hình thành

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết

và đang nâng lên một tầm cao mới. Và từ trong lịch sử dân tộc Thành phố Đà Nẵng

là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung, nơi xúc tiến và đầu mối giao thông quan

trọng. Và đồng thời đây cũng là một thành phố anh hùng, là một địa danh gắn liền

với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước. Là một đồn tiến quan

trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ oanh liệt.

Theo ngôn ngữ của Chămpa xưa địa danh Đà Nẵng được giải thích là sông

lớn, cửa sông lớn. Địa danh này cũng được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế

kỉ XVI trở đi. Cái tên Đà Nẵng không phải ngẫu nhiên mà nó gắn liền với đặc điểm

địa lý, địa hình, tính chất của cửa sông, tính chất cảng của thành phố mà người ta đã

gắn cho nó cái tên như vậy. Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

cũng trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và đầy biến cố thăng trầm của lịch sử cả

nước.

Vào giữa thế kỷ XVI khi Hội An là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam

thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, cửa biển Đà Nẵng giữ

một vai trò quan trọng trong hoạt động giao lưu và thông thương. Đến thế kỷ XVIII

vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An và

ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của nó đối với khu vực. Đến năm 1835 khi vua

Minh Mạng có dụ : “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không

được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung.

Mọi hoạt động về kinh tế, thông thương đều tập trung về một mối ở cửa biển Đà

7

Nẵng. Từ đó Đà Nẵng đã trở thành một vị trí đắt giá để phát triển kinh tế và đồng

thời đây cũng là một “chiến lược” để hoạt động chính trị - quân sự.

Không phải ngẫu nhiên mà năm 1858 Thực dân pháp đã nổ súng tấn công đầu

tiên vào Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Đây là một cuộc tấn công hoàn toàn có chủ ý

và mưu đồ nhằm làm bàn đạp để thôn tính các tỉnh miền Bắc và phía Nam và đồng

thời đây cũng là một thương cảng lớn, một vùng đất giàu tài nguyên để khai thác và

vơ vắt. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng ra khỏi

Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành

chính này chịu sự cai quản của toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế - tuy

thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ. Đầu thế kỉ XX Tourane được Pháp xây dựng

trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương, cơ sở hạ tầng, kỷ thuật sản xuất, kinh tế

đều được đầu tư phát triển. Nơi đây đã trở thành một trung tâm thương mại quan

trọng của cả nước.

Một sự kiện quan trọng trong lịch sử Đà Nẵng đó là tháng 3 năm 1965, Mỹ

đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967,

Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc

trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân

sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ

quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng,

cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Ở thời kỳ này công nghiệp được

phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công.

Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề và những vết thương chiến tranh

vẫn không sao xóa nhòa được.

Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa

đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ

sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!