Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới tiên việt 3 tại gia lâm
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
9.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1083

tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới tiên việt 3 tại gia lâm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA NÔNG HỌC

-------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“TÌM HIỂU PHẢN ỨNG VỚI MẬT ĐỘ TRỒNG

CỦA GIỐNG NGÔ ĐƯỜNG LAI KIỂU CÂY MỚI

TIÊN VIỆT 3 TẠI GIA LÂM”

Người thực hiện : VŨ NGỌC BẮC

Lớp : KHCT A

Khóa : 51

Ngành : KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn : PGS.TS. VŨ VĂN LIẾT

HÀ NỘI – 2010

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Viện Nghiên cứu Lúa -

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tôi luôn nhận được sự quan tâm,

hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy PGS.TS. Vũ Văn Liết (Bộ môn Di

Truyền - chọn giống Cây trồng, ĐHNN Hà Nội). Qua đợt thực tập tốt

nghiệp kỳ I năm 2010, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức về cây Ngô,

cách theo dõi thí nghiệm cũng như cách xử lý số liệu và hoàn thành luận

văn tốt nghiệp. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy

PGS.TS.Vũ Văn Liết.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:

- Ban Giám đốcViện Nghiên cứu Lúa

- Các cô, chú, anh, chị trong phòng Ngô - Viện nghiên cứu Lúa

Đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tốt

nghiệp.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới:

- Gia đình luôn động viên cho tôi trong suốt thời gian thực tập

- Các thầy cô trong Bộ môn Di truyền- Chọn giống Cây trồng, ĐHNN

Hà Nội cùng bạn bè, những người luôn giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm cho

tôi.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010

Sinh viên

i

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

Vũ Ngọc Bắc

ii

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Màu sắc hạt và lõi của một số dạng ngô đường.....................................................

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới................................................

Bảng 2.2. Sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2007.............................................

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô đường

Tiên Việt 3 và Surgar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009...........................................

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô

đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội..........................................................

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng số lá của 2 giống ngô đường Tiên

Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè Thu 2009...................................................

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính

gốc, tổng số lá và độ hở lá bi của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar75 tại Gia

Lâm, Hà Nội vụ Hè Thu 2009..............................................................................................

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá của 2 giống ngô

đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội Vụ Hè thu 2009................................

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp

quần thể của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè

thu 2009................................................................................................................................

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của hai giống ngô đường

Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009............................................

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống ngô

đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009.................................

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của 2 giống Tiên Việt 3 và Sugar 75

tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè Thu 2009..................................................................................

Bảng 4.10. Đánh giá một số tính trạng chất lượng của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3

và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Xuân 2009.................................................................

iii

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. ng thái t ng tr ng chi u cao cây c a gi ng Tiên Vi t 3 v Độ ă ưở ề ủ ố ệ à

gi ng Sugar 75. ố ...................................................................................................

Hình 4.2. ng thái t ng tr ng s lá c a gi ng Tiên Vi t 3 v gi ng Độ ă ưở ố ủ ố ệ à ố

Sugar 75..............................................................................................................

Hình 4.3.: Bi u di n t l chi u cao óng b p so v i chi u cao cây cu i ể ễ ỉ ệ ề đ ắ ớ ề ố

cùng.....................................................................................................................

Hình 4.4: thì bi u di n n ng su t lý thuy t c a các công th c m t Đồ ễ ễ ă ấ ế ủ ứ ậ độ

.............................................................................................................................

Hình 4.5: th bi u di n n ng su t t i c a các công th c m t Đồ ị ễ ễ ă ấ ươ ủ ứ ậ độ..............

iv

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCCCC Chiều cao cây cuối cùng

CĐB Cao đóng bắp

DTL Diện tích lá

ĐC Đối chứng

ĐKG Đường kính gốc.

LAI Chỉ số diện tích lá

NAR Hiệu suất quang hợp thuần.

NSLT Năng suất lý thuyết

P Lượng quang hợp quần thể.

P1000 Khối lượng 1000 hạt.

PR Phun râu

RN Răng đậm

SL Sinh lý

T Trắng

TC Trỗ cờ

XĐ Xanh đậm

VĐ Vàng đậm

VN Vàng đậm

VT Vàng tươi

v

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

PHẦN MỘT

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngô đường ( Zea mays var. Rugosa) là nhóm ngô thực phẩm có giá trị

dinh dưỡng cao, hàm lượng tinh bột của nội nhũ khoảng 25 - 41% khối lượng

hạt, hàm lượng đường và dextrin khá cao: 19 - 31% khối lượng hạt, độ Brix

đạt tới 18 - 27. Ngô đường rất thích hợp dùng để ăn tươi và dùng trong công

nghiệp thực phẩm. Nhiều nước trên thế giới đã phát triển trồng ngô đường

phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn đóng góp cho thu nhập

kinh tế quốc dân như Mỹ, Hungari, Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan…

Sản xuất ngô đường phục vụ ăn tươi, chế biến ngày càng được mở rộng diện

tích ở các nước trên thế giới. Thái Lan là nước trong khu vực Châu Á, gần điều

kiện với Việt Nam, hàng năm Thái Lan sản xuất và chế biến đóng hộp xuất

khẩu tăng từ 30.000 tấn năm 2000 lên 82.500 tấn năm 2003 (Ponnarong

Prasertsri, 2003).

Ở nước ta ngô thực phẩm mới được nghiên cứu khoảng 15 năm trở lại

đây, do vậy những thành tựu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến

còn rất hạn chế. Những năm gần đây trồng ngô thực phẩm nói chung và ngô

đường nói riêng đã bước đầu phát triển, nhưng hầu hết các giống ngô đường

đều là nguồn nhập nội như Sugar 75, TN115, TN103, Sakita, Hoa Trân…

Chính điều này đã hạn chế sản xuất và hiệu quả trồng ngô đường ở nước ta do

chi phí hạt giống cao (350.000 – 750.000đ/kg), gây khó khăn cho người sản

xuất (Lê Quý Kha, 2006).

Những giá trị dinh dưỡng, kinh tế của ngô đường đã thu hút các quốc

gia tập trung nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật trồng trọt và chế biến ngô

đường. Công tác chọn tạo giống ngô đường trên thế giới đạt được những

thành tựu to lớn trong nâng cao năng suất, chất lượng và chống chịu của ngô

1

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

đường. Tuy nhiên, công tác chọn tạo giống ngô đường có chất lượng cao mới

đang ở những bước đầu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đặc biệt ở Việt

Nam hầu hết các địa phương sản xuất ngô đường đều phải mua hạt giống

nhập nội với giá thành cao. Ở nước ta những thành tựu chọn tạo giống, kỹ

thuật canh tác và chế biến còn rất hạn chế. Chính những nguyên nhân này mà

hạn chế sản xuất và hiệu quả trồng ngô đường ở nước ta. Tuy nhiên nghiên

cứu chọn tạo giống ngô đường ưu thế lai trong nước sẽ có khả năng thích nghi

cao với điều kiện Việt Nam, góp phần làm giảm giá thành hạt giống, tăng

hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và làm đa dạng hoá các sản phẩm từ cây

ngô. Vì vậy yêu cầu trước hết của ngành sản suất ngô là tạo ra những giống

ngô tốt phục vụ công tác lai tạo để cho ra nhiều giống ngô lai năng xuất cao

chất lượng tốt. Cùng với việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất cao và khả

năng chịu mật độ cao, thì việc thu hẹp khoảng cách hàng đã góp phần nâng

cao năng suất ngô. Theo Minh Tang Chang, năng suất ngô của Mỹ trong hơn

40 năm qua tăng thêm 58% nhờ giống lai đơn, 21% nhờ tăng mật độ và 5%

nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.

Ở Việt Nam Mật độ và khoảng cách trồng là những vấn đề được nghiên

cứu nhiều trong canh tác ngô. Theo Phan Xuân Hào (2008) thì các giống ngô

trong thí nghiệm cho năng suất cao nhất khi trồng với khoảng cách hàng

50cm (hoặc 40 cm), tiếp đó là 70 (cm) và thấp nhất là ở 90 (cm) ở tất cùng

một mật độ. Các giống thí nghiệm( kể cả giống thấp cây,lá đứng, thân nhỏ, lá

thoáng) cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50x25

(cm).

Cũng theo tác giả năng suất cây trồng tăng do trồng ở hang hẹp là do:

Khi trồng ở hàng hẹp, đặc biệt là với mật độ tương đối cao, kéo theo khoảng

cách trồng cây trong hàng rộng hơn, từ đó khoảng cách giữa các cây được

phân bố đều nhau hơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sang nhiều hơn, giảm

tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng phát triển khác.

Khoảng cách hàng hẹp cũng làm hạn chế sự rửa trôi đất và dinh dưỡng, hạn

2

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

chế cỏ dại phát triển và bốc hơi nước do đất sớm bị che phủ.Có thể nói việc

nghiên cứu kỹ thuật canh tác để làm tăng năng suất cây trồng cũng là biện

pháp khả quan trong việc nâng cao hiệu quả trồng trọt.

Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội và Đại học Vân Nam Trung Quốc chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu

phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới Tiên Việt

3 tại Gia Lâm” nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và góp phần vào bộ giống

ngô đường tại Việt Nam.

2. Mục đích yêu cầu

2.1. Mục đích

Tìm hiểu mật độ trồng khác nhau đối với giống ngô đường kiểu cây

mới Tiên Việt 3 nhằm xác định mật độ trồng thích hợp cho giống ngô đường

kiểu cây mới trong điều kiện Việt Nam.

2.2. Yêu cầu

+ Đánh giá sinh trưởng phát triển của giống ngô đường Tiên Việt 3 trong

điều kiện vụ Hè Thu 2009 dưới điều kiện sinh thái đồng bằng sông Hồng.

+ Đánh giá khả năng quang hợp của giống ngô ngô đường Tiên Việt 3 ở các

mật độ khác nhau.

+ Đánh giá khả năng chống chịu của giống ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật

độ trồng khác nhau.

+ Đánh giá năng suất và yếu tố tạo thành năng suất của giống ngô đường

Tiên Việt 3 ở các mật độ trồng khác nhau.

+ Đánh giá chất lượng của giống ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật độ trồng

khác nhau.

3

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây ngô

2.1.1. Nguồn gốc phân loại

Việc trồng ngô được bắt nguồn ở Trung Mỹ, Đặc biệt là Mêhicô, từ đó

ngô được truyền bá lên phía bắc tới Canada và xuống phía nam tới Achentina.

Ngô cổ nhất khoảng 7000 năm, được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở

Teotihuncan, một thung lũng gần Puebla ở Mêhicô, nhưng có lẽ còn có các

trung tâm khởi nguyên thứ cấp ở Châu Mỹ (Vũ Đình Hoà, Bùi Thế

Hùng,1995)[8]. Nguồn gốc này ảnh hưởng tới một số đặc điểm sinh trưởng,

phát triển của cây ngô, ảnh hưởng đến một số yêu cầu của cây ngô đối với các

điều kiện ngoại cảnh và là những điều cần được chú ý đến trong quá trình tác

động các yếu tố kỹ thuật tăng năng suất ngô (Đường Hồng Dật, 2004).

Vào cuối thế kỷ 15, sau sự khám phá lục địa Châu Mỹ của Christopher

Columbus, ngô được nhập vào Châu Âu qua Tây Ban Nha. Sau đó ngô được

truyền bá qua các vùng khí hậu ấm áp của Địa Trung Hải và lên Bắc Âu.

Mangelsdorf và Reeves (1939) chỉ ra ngô được trồng ở mọi vùng nông nghiệp

thích hợp trên thế giới và tất cả các tháng trong năm ngô đều được thu hoạch ở

đâu đó trên thế giới. Ngô được trồng từ vĩ độ 580

Bắc ở Canada và Liên xô cũ tới

vĩ độ 400

Nam bán cầu. Ngô cũng được trồng ở những vùng thấp hơn mực nước

biển ở đồng bằng Caspia và ở độ cao trên 4000 m ở dãy Anđơ của Pêru.

Mặc dù ngô có tính đa dạng rất lớn, tất cả các loại ngô được biết đến

ngày nay đều đã được người dân bản xứ tạo ra khi khám phá ra Châu Mỹ. Tất

cả các loại hình ngô được phân loại là Zeamays. Hơn nữa, bằng chứng thực

vật học, di truyền và tế bào học chỉ ra một nguồn gốc chung đối với mọi loại

4

Khoá luận tốt nghiệp Vũ Ngọc Bắc - KHCT A - K51

hình ngô hiện có. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng ngô hình thành từ

teosinte, Euchlaena mexicana Shrod, một loại cây trồng hang năm có lẽ có họ

hang gần nhất với ngô. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu khác tin rằng ngô bắt

nguồn từ một dạng ngô dại mà nay không còn nữa. Sự gần gũi của teosinte

với ngô xuất phát từ thực tế là cả 2 có 10 nhiễm sác thể và đồng dạng với

nhau hoặc đồng dạng không hoàn toàn.

Việc chuyển gen giữa cây teosinte và ngô đã xảy ra trong quá khứ và

vẫn xảy ra trong ngày nay ở một vài nơi của Mêhicô và Guatemala nơi

teosinte mọc giữa những cây ngô. Galinat (1977) đã chỉ ra rằng những giả

thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngô về cơ bản 2 giả thuyết vẩn tồn tại:

trước hết, teosinte ngày nay là tổ tiên của cây ngô hoặc teosinte nguyên thuỷ

là tổ tiên chung của cả cây ngô và teosinte, thứ hai, dạng ngô bọc đã bị diệt

chủng là tổ tiên của ngô, với teosinte là dạng đột biến của ngô bọc này.

Trong bất kỳ trường hợp nào hầu hết những ngô ngày nay tạo ra từ

những vật liệu đã phát triển ở miền nam nước Mỹ, Mêhicô, Trung và Nam

Mỹ. (Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng, 1995) .

Phân loại thực vật

Ngô thuộc họ hoà thảo Poacea tộc Tripsacaea (Maydea). Tên khoa học

là Zeamays L. Tộc Tripsacaea có 4 chi:

1. Chi Zea L.

2. Chi Euchlaena

3. Chi Tripsacum

4. Chi Coix

(Đinh Thế Lộc và cộng sự, 2001).

Từ tộc (tribus) Maydeae, 2 chi (genus) Euchlaena Schrad và

Tripsacum L là gần với chi ngô Zea L.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!