Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn Nam cao
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
723.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1059

Tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn Nam cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----o0o----

TRẦN THU HOÀI

TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----o0o----

TRẦN THU HOÀI

TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố

ở bất kì công trình nào khác.

Tác giả

TRẦN THU HOÀI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Quang Năng, người

đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp,

các bạn học viên trong lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành

công trình nghiên cứu đầu tay này.

TÁC GIẢ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ......................................................................................................i

Lời cam đoan......................................................................................................ii

Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii

Mục lục..............................................................................................................iv

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

NỘI DUNG........................................................................................................9

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................9

1.1 Đoạn văn và đoạn văn mở đầu ............................................................ 9

1.1.1 Khái niệm về đoạn văn.................................................................... 9

1.1.2 Khái niệm về đoạn mở đầu............................................................. 12

1.2 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản truyện ngắn.................... 13

1.2.1. Quan niệm về phần mở đầu của văn bản...................................... 13

1.2.2. Quan niệm về phần mở đầu của truyện ngắn ............................... 17

1.3. Liên kết và mạch lạc .......................................................................... 24

1.3.1. Khái niệm về liên kết..................................................................... 24

1.3.2 Khái niệm về mạch lạc ................................................................... 27

Tiểu kết....................................................................................................... 33

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN

NGẮN NAM CAO..........................................................................................34

2.1 Kết quả khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. ....... 34

2.2 Đặc điểm hình thức của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao ...41

2.2.1. Phần mở đầu có hình thức bình thường........................................ 42

2.2.2 Phần mở đầu có hình thức đặc biệt ............................................... 52

2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao ..57

2.3.1 Phần mở đầu trực tiếp ..................................................................... 57

2.3.2 Phần mở đầu gián tiếp ................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

Tiểu kết .................................................................................................... 64

CHƢƠNG 3. CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỞ ĐẦU VÀ QUAN HỆ CỦA

NÓ VỚI BỘ PHẬN KHÁC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO ..65

3.1 Chức năng của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao............ 65

3.1.1 Chức năng chỉ dẫn về thời gian, không gian nghệ thuật............... 65

3.1.2 Chức năng chỉ dẫn về hình tượng nhân vật................................... 70

3.1.3 Chức năng dẫn dắt mạch lạc cho cốt truyện..................................76

3.1.4 Chức năng chỉ dẫn về phong cách nghệ thuật của tác giả Nam Cao. .. 80

3.2. Quan hệ của phần mở đầu với các bộ phận khác trong truyện ngắn

Nam Cao..................................................................................................... 85

3.2.1. Quan hệ của phần mở đầu với đầu đề tác phẩm........................ 85

3.2.2. Quan hệ của phần mở đầu với đoạn văn tiếp ............................... 90

Tiểu kết....................................................................................................... 97

KẾT LUẬN .....................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Từ những năm 40 của Thế kỉ XX, đoạn văn đã được các nhà nghiên

cứu quan tâm trên nhiều góc độ. Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về

hình thức, nội dung mà ít chú ý đến chức năng của đoạn văn, nhất là đoạn văn

mở đầu trong văn bản.

Trong văn bản, đoạn văn mở đầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình

triển khai chủ đề. Bên cạnh đó, tùy theo loại hình văn bản, mỗi đoạn văn mở

đầu có những đặc điểm riêng về hình thức cấu tạo, nội dung, chức năng và

quan hệ… Vì vậy nghiên cứu đoạn văn mở đầu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc

hơn về bản chất của đơn vị này trong văn bản nói chung và từng thể loại văn

bản nói riêng, góp phần tìm hiểu quy tắc xây dựng văn bản, lý giải quan hệ

ngữ nghĩa của các bộ phận trong chỉnh thể văn bản.

1.2. Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật rất gần với đời sống

hàng ngày. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ở nước ta đã đạt đến đỉnh cao

của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc

của mình. Đối với đội ngũ sáng tác, truyện ngắn mang rõ các chất của người

viết, thể hiện phong cách, dấu ấn cá nhân của người viết.

So với nhiều thể loại văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn Việt Nam là thể

loại phát triển nhanh và thu được nhiều thành tựu nhất. Đặc biệt giai đoạn

1930-1945 là giai đoạn bùng nổ truyện ngắn Việt Nam với những phong cách

viết truyện ngắn độc đáo như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân,

Bùi Hiển… những nhà văn góp phần tạo cho truyện ngắn Việt Nam một diện

mạo mới.

1.3. Nam Cao là một nhà văn xuất sắc về thể loại truyện ngắn trong giai

đoạn 1930-1945, ông đã hình thành nên một phong cách viết văn riêng với rất

nhiều tác phẩm, nhân vật đi vào lòng người đọc. Đã có rất nhiều công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

nghiên cứu về Nam Cao, tuy nhiên việc nghiên cứu phần mở đầu trong các

truyện ngắn của Nam Cao chưa được quan tâm nhiều trong các công trình

nghiên cứu văn học cũng như ngôn ngữ học. Để góp phần vào các công trình

nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, về đặc điểm truyện ngắn Nam Cao với tên

luận văn là: “Khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao” .Trong

luận văn này chúng tôi sẽ tập trung làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của

phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao.

1.4. Xét về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu thành công phần mở đầu

trong truyện ngắn Nam Cao sẽ góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn

diện hơn về truyện ngắn Nam Cao và sẽ có một cách cảm nhận mới mẻ

hơn về nội dung, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Chúng tôi

cũng mong kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những gợi mở cho việc

khai thác vai trò, ý nghĩa của phần mở đầu trong việc dạy học văn bản

truyện ngắn trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Về đơn vị mở đầu văn bản

Khi bàn về đơn vị mở đầu văn bản các nhà nghiên cứu thường gọi đó là

“phần mở đầu văn bản”, còn cách gọi “đoạn văn mở đầu” thì ít dùng hơn.

I.R.Galperin (1981) trong khi bàn về tính khả phân của văn bản, đã nói

rõ vai trò của phần mở đầu mà ông cho mà ông gọi là “tiền văn bản” như sau:

“Đặc trưng văn bản của những lời nói đầu, nhập đề, mào đầu là tính tự nghĩa

tương đối của chúng. Có thể gọi chúng là tiền văn bản. Tuy nhiên chúng vẫn

là bộ phận của chỉnh thể: tách khỏi bản thân tác phẩm thì không tồn tại lời nói

đầu.” [17, tr 123].

Ở Việt Nam, Diệp Quang Ban (1998), khi bàn đến việc phân đoạn văn

bản cũng đã có đề cập đến đoạn văn, trong đó có đoạn văn mở. Theo tác giả,

trong loại văn bản cỡ vừa, đoạn văn mở làm nhiệm vụ của phần mở [6, tr

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

213]. Tác giả lưu ý: “Cần phân biệt đoạn văn mở của một bài viết chặt chẽ với

việc trình bày mở đầu, thường là của bài nói miệng, về một sự vật, sự việc,

vấn đề” [6, tr215].

Nguyễn Quang Ninh (1993) trong một quyển sách hướng dẫn thực hành

xây dựng đoạn văn cũng sử dụng thuật ngữ “đoạn văn mở” và đề cập đến

chức năng của đoạn văn mở đầu, các kiểu mở đầu: “Đoạn văn mở đầu cần

phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết, tạo điều kiện tốt cho việc

viết phần phát triển (phần thân bài, phần chính). Đoạn văn mở đầu có 2 loại:

mở trực tiếp và mở gián tiếp [37, tr36].

Phan Mậu Cảnh (2005) thì bàn về tính đặc thù và tính thống nhất của

đoạn văn mở đầu trong các loại văn bản khác nhau. Tác giả viết: “Đoạn văn,

trong đó có đoạn văn mở đầu, là một phần của văn bản; văn bản thuộc phong

cách khác nhau thì cách mở đầu cũng không giống nhau. Tuy vậy, chúng vẫn

có những điểm chung, nhất là vai trò, chức năng của chúng trong cấu trúc

chung của văn bản”. [12,tr244]

2.2. Về đơn vị mở đầu truyện ngắn.

Trong các công trình nghiên cứu về truyện ngắn, giới sáng tác và nghiên

cứu mới tập trung khai thác các khía cạnh như quan niệm về thể loại, cốt

truyện, nhân vật, tình huống, sự kiện… mà ít chú ý đến chức năng của các

đơn vị tạo nên truyện như đoạn văn mở đầu, đoạn văn ở giữa và đoạn văn kết

thúc…, nhất là đoạn văn mở đầu văn bản. Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến

khẳng định vai trò của đơn vị mở đầu văn bản. Chẳng hạn, A.Tsêkhôp, nhà

văn Nga bậc thầy về truyện ngắn khẳng định: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt

nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” [dẫn theo 35, tr92]. Nói về kinh

nghiệm viết truyện ngắn, Y.U. Nagibin , nhà văn hiện đại Nga, cũng cho rằng:

“… nên nghĩ cho kĩ về mở đầu và kết luận”, “… cần phải nhớ rằng đoạn mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

đầu và đoạn cuối tác phẩm là một cái gì tinh tế, phức tạp, yêu cầu chú ý thật

cao”. [ dẫn theo 33, tr121]

Ở Việt Nam, dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử đã tìm hiểu về

phần mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tác giả thừa nhận

kết cấu 3 phần của văn bản và từ mô hình kết cấu này chỉ ra các phương tiện

tu từ văn bản được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như:

Rút gọn phần mở đầu, mở rộng phần mở đầu, rút gọn phần kết thúc… [44,

tr35]. Phần mở đầu trong truyện ngắn đã được tác giả quan tâm đến nhưng chỉ

trên phương diện là biện pháp tu từ văn bản.

Tác giả Đinh Trọng Lạc, từ góc độ tu từ văn bản, đã phân tích một số

đặc điểm của “lời mở đầu”. Ông cho rằng: trong văn học dân gian truyền

miệng, phần mở đầu luôn có một nội dung đầy đủ, trọn vẹn và cô đúc…,

“Trong các tác phẩm văn xuôi ngày nay – khác với tác phẩm văn học dân gian

ngày xưa – phần mở đầu thường không được viết tập trung, mà trải dài trong

suốt cả một đoạn cắt khá lớn”. [28, tr12,13].

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là: phần mở đầu trong

truyện ngắn Nam Cao

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa

của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. Trên cơ sở đó chỉ ra những

chức năng cơ bản của phần mở đầu đối với việc triển khai thế giới nghệ thuật,

tư tưởng của tác phẩm cũng như việc thể hiện giọng điệu, phong cách nghệ

thuật của nhà văn.

Xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận văn tập trung khảo sát trên

phạm vi 55 truyện ngắn được in trong: Tuyển tập Nam Cao,NXB Thời Đại, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Danh sách các tác phẩm trong Tuyển tập Nam Cao, nhà xuất bản

Thời đại, 2010

1. Nghèo

2. Đui mù

3. Cái chết của con mực

4. Chí Phèo

5. Cái mặt không chơi được

6. Nhỏ nhen

7. Con mèo

8. Những truyện không muốn viết

9. Nhìn người ta sung sướng

10. Đòn chồng

11. Giăng sáng

12. Đôi móng giò

13. Trẻ con không được ăn thịt chó

14. Đón khách

15. Mua nhà

16. Quái dị

17. Từ ngày mẹ chết

18. Làm tổ

19. Thôi, đi về

20. Truyện tình

21. Mua danh

22. Một truyện xú-vơ-nia

23. Tư cách mõ

24. Điếu văn

25. Một bữa no

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

26. Ở hiền

27. Lão Hạc

28. Rửa hờn

29. Rình trộm

30. Lang rận

31. Một đám cưới

32. Nửa đêm

33. Dì Hảo

34. Đời thừa

35. Sao lại thế

36. Cười

37. Quên điều độ

38. Nước mắt

39. Bài học quét nhà

40. Xem bói

41. Mò sâm-banh

42. Nỗi truân chuyên của khách má hồng

43. Đường vô Nam

44. Đợi chờ

45. Ở rừng

46. Đôi mắt

47. Những bàn tay đẹp ấy

48. Trên những con đường Việt Bắc

49. Từ ngược về xuôi

50. Bốn cây số cách một căn cứ địch

51. Vui dân công

52. Trần Cừ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

53. Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng

54. Hội nghị nói thẳng

55. Định mức

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu một cách cụ thể đặc điểm phần mở

đầu truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trên các mặt hình thức, ngữ nghĩa,

chức năng. Trên cơ sở đó hướng đến việc làm rõ chức năng chỉ dẫn của đoạn

văn mở đầu đối với kết cấu, ý nghĩa tác phẩm cũng như việc thể hiện phong

cách nghệ thuật của tác giả. Để thực hiện mục đích này, luận văn có những

nhiệm vụ sau:

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng tiêu trí xác định phần mở đầu của văn bản nói chung, văn

bản truyện ngắn nói riêng.

- Tìm hiểu đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, phần mở đầu truyện ngắn của

Nam Cao để thấy được những đặc trưng cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn

nói chung và mở đầu truyện ngắn Nam Cao nói riêng.

- Tìm hiểu chức năng chỉ dẫn của phần mở đầu trên cơ sở đặt chúng

trong mối quan hệ với các phần khác của tác phẩm:

+ Tìm hiểu block sự kiện mở đầu, các tiêu điểm nghĩa có tính chất chỉ

dẫn trong mối quan hệ với các block sự kiện khác trong truyện.

+ Tìm hiểu vai trò của phần mở đầu đối với kết cấu, ý nghĩa, thế giới

nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách tác giả theo quan hệ mạch lạc

về ngữ nghĩa, chức năng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với một lượng lớn các tác phẩm và mục đích nghiên cứu như trên, luận

văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!