Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu mộ cổ trên địa bàn thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
871

Tìm hiểu mộ cổ trên địa bàn thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

TÌM HIỂU MỘ CỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Hoàng Thân

Người thực hiện:

Phan Thị Huyền Trâm

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người tồn tại trong môi trường văn hóa. Môi trường ấy thể hiện

trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm

chất men của không gian văn hóa. Cha ông ta, bản thân ta rồi con cháu ta,

sinh ra trong văn hóa, sống trong văn hóa và chết đi trong thời gian văn hóa

(trích lời của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong Thư gửi bạn đọc yêu Văn hóa

học). Bởi vậy trong không gian văn hóa ấy, Quá khứ – Hiện tại – Tương lai

nối kết nhau như mạch ngầm không thể đứt gãy. Chúng ta sống trong ngày

hôm nay phải biết đến cha ông ta ngày trước và biết nghĩ cho con cháu ta mai

sau. Tổ tiên – Dòng máu – Dòng tộc là những thứ không một ai có thể chối

bỏ, nhất là đối với “văn hóa làng” – “văn hóa tộc họ” đã ăn sâu vào nền văn

hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Con cháu ta đời này và mai sau luôn biết

ơn, trân trọng các bậc tiền bối, tiền hiền. Họ luôn xem những gì tổ tiên để lại

chính là kho báu văn hóa, cội nguồn dân tộc, minh chứng lịch sử sinh động

của một quốc gia, dòng tộc. Trong kho báu ấy có những ngôi mộ cổ - di tích,

di vật linh thiêng đáng được bảo tồn và phát huy giá trị trên nhiều mặt: lịch

sử, văn hóa, khảo cổ, kiến trúc, phong tục,…

Bàn về quan niệm “cái chết” của nhân loại, đó là sự bất lực của con

người trước vũ trụ vĩ đại vĩnh hằng mà kiếp người chỉ là sự nhỏ bé hữu hạn.

Từ xưa đến nay, con người đang từng giờ từng ngày cố gắng chinh phục bao

vùng đất mới, các phát minh khoa học – kỹ thuật liên tục ra đời nhưng điều

duy nhất con người không thể chống đối hay đi ngược lại là quy luật tạo hóa:

Sinh – Lão – Bệnh – Tử. “Tử” là điểm kết thúc của một đời người nhưng sẽ

mở ra một kiếp người khác. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, mỗi

hình thái tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau dẫn đến quan niệm về cái chết và

3

cách thức mai táng sẽ khác nhau. Đối với nền văn hóa Đông Nam Á nói

chung và văn hóa Việt Nam nói riêng được mệnh danh là nền văn minh lúa

nước, con người ở khu vực này sinh sống, lao động sản xuất gắn bó với đất

đai nên khi mất đi cũng về với “đất mẹ”. Những ngôi mộ từ đó xuất hiện, ghi

lại dấu vết của loài người, của tổ tiên ta. Từng tầng đất mà họ đã yên nghỉ

cũng chính là tầng văn hóa linh thiêng, huyền bí. Trải qua thời gian lịch sử

hàng trăm hàng nghìn năm, những ngôi mộ còn tồn tại không chỉ là niềm tự

hào, mối quan tâm của con cháu họ mà trở thành di tích văn hóa có giá trị,

hiện thân cho một giai đoạn lịch sử nhất định mà chúng ta cần phải bảo tồn và

phát huy như một sự tri ân đối với các bậc tiền hiền.

Thành phố bên dòng sông Hàn – Đà Nẵng được coi là vùng đất mới,

gắn với những cuộc di dân “gánh theo tên làng tên xã” của người Việt xưa.

Theo hành trình dựng làng dựng nhà của ông cha ta, mỗi bước chân đặt đến

thì ngày nay dấu vết vẫn còn khắc vào bia cổ, vào mộ cổ. Hiện nay trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng, nhiều ngôi mộ cổ tồn tại có giá trị thu hút các nhà

nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh

những ngôi mộ cổ nằm trong khuôn viên dòng tộc được địa phương và gia

đình chăm sóc chu đáo, vẫn còn nhiều ngôi mộ cổ khác rải rác khắp các địa

điểm khác nhau nên chưa được tập trung quan tâm và bảo tồn. Đặc biệt trong

xu thế nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ khoa học – kỹ thuật, lớp trẻ đang

đắm mình vào việc khám phá vũ trụ hành tinh, khoa học viễn tưởng hay cùng

với xu thế phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, quy hoạch đô thị diễn ra

mạnh mẽ nên dần dần lãng quên đi, thậm chí vô tình với những dấu vết, di

tích xưa linh thiêng. Đó là thực trạng đáng đau lòng! Từ đó, bảo tồn và phát

huy giá trị những ngôi mộ cổ là việc làm cấp thiết và ý nghĩa, thể hiện bổn

phận, lòng tôn kính của thế hệ con cháu dành cho tổ tiên cũng như mong

muốn lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc cho muôn đời sau. Chính vì vậy,

4

xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mộ cổ trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Khổng Tử từng viết trong sách Luận ngữ rằng: “Thánh nhân trị thiên

hạ chú trọng vào ba việc quan trọng nhất là: ăn uống, tang ma và tế lễ”. Tiếp

bước Khổng Tử, đại môn đệ của ông là Mạnh Tử cũng khẳng định thêm:

“Nuôi dưỡng ta, tang ma cho người chết chính là gốc ngọn của vương đạo

vậy”. Không chỉ Nho giáo đề cao giá trị và tầm quan trọng của tang ma mà

các tôn giáo, tín ngưỡng khác đều đề cập và có quan niệm khác nhau về cái

chết cũng như việc ma chay, an nghỉ cho người đã khuất. Từ đây, phụ thuộc

vào các nền tôn giáo khác nhau mà “con chiên ngoan đạo” của mỗi nền văn

hóa có nét văn hóa ma chay riêng nhưng quy cho cùng đều hướng đến ý nghĩa

mong cho người chết siêu thoát và phù hộ cho con cháu mình. Có rất nhiều tài

liệu đề cập đến quan niệm về cái chết và phong tục tang ma:

Lễ tục vòng đời (2002) và Phong tục tang lễ (2008) của Phạm Minh

Thảo là hai cuốn sách bổ ích đề cập khá đầy đủ về lịch sử tang ma, quan niệm

về kiếp sau, các hình thức mai táng của các dân tộc trên thế giới cũng như đi

sâu nghiên cứu vào phong tục tang lễ, các bước tiến hành tang lễ của Việt

Nam và các nét văn hóa riêng của 54 dân tộc anh em.

Sổ tay kiến thức văn hóa dân gian Việt Nam (2004) của Chu Huy ở

phần tang lễ đã nêu rõ quan niệm về cái chết nhưng chỉ ở mức khái quát. Sách

Việt Nam phong tục xuất bản năm 2006 của Phan Kế Bính bàn về các phong

tục tang ma cũng như diễn biến của một đám tang cho đến hậu tang, góp phần

điểm diện phong tục nước ta nhưng chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể đối với mộ

chí.

Ngoài ra về vấn đề phong tục tang ma còn có các công trình: Gia lễ

(1997) của Bùi Tấn Niên; Nghi thức tang lễ và văn khấn truyền thống (2005)

5

của Trương Thìn; Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam (2005) của

Nguyễn Hạ; Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt

(2009) của Khai Đăng; Lễ tục trong gia đình người Việt (2012) của Bùi Xuân

Mỹ;…

Sự quan trọng của ngôi mộ ảnh hưởng trực tiếp đến con cháu họ, bởi

vậy một ngôi mộ được giữ gìn từ đời này sang đời khác, hàng trăm năm thì

trở thành mộ cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa, khảo cổ là niềm tự hào không

chỉ của con cháu dòng tộc ấy mà còn là di tích của dân tộc, quốc gia. Khái

niệm di tích “mộ cổ” xuất phát từ thời Bắc thuộc và kéo dài trong lịch sử cho

đến ngày nay. Các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực vẫn miệt mài theo đuổi

và cố gắng lưu giữ những giá trị linh thiêng, huyền bí của tổ tiên người Việt.

Di tích mộ trạch cũng là một phần quan trọng của kiến trúc dân gian Việt

Nam như các công trình đã đề cập đến:

Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam (2010) của GS. Ngô Huy Quỳnh

trình bày các giai đoạn: kiến trúc Việt Nam từ thời dựng nước đến các bước

thịnh suy phong kiến, kiến trúc Việt Nam trên bước đường cát cứ và suy thoái

phong kiến, kiến trúc Việt Nam dưới triều đại cuối cùng trong đó có loại hình

mộ cổ về lịch sử, kiến trúc cũng như thân thế chủ nhân ngôi mộ nhưng chỉ

dừng lại ở những ngôi mộ tiêu biểu và khái quát chúng.

Tác giả Vũ Tam Lang với cuốn sách Kiến trúc cổ Việt Nam (2011)

nghiên cứu đầy đủ các loại hình kiến trúc cổ ở Việt Nam, trong đó có mộ cổ:

“Việc xây dựng mồ mả cũng được coi trọng như việc xây dựng nhà ở (dân tộc

Tày Nùng nước ta có câu ngạn ngữ: “làm ăn được nhờ mồ mả, thong thả bình

yên nhờ đất nhà…”)”. Sau đó, tác giả trình bày các loại mộ táng ở nước ta và

những ngôi mộ tiêu biểu theo chiều dài lịch sử qua các triều đại phong kiến.

Về phần khái thuyết phong thủy âm trạch có tài liệu Phong thủy toàn thư

(2010) của Thiệu Vĩ Hoa;…

6

Xét riêng ở địa bàn thành phố Đà Nẵng, đã có nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm nhưng chưa có công trình nào, chỉ dừng lại ở chuyên khảo nhỏ trên

các tạp chí: “Sơ khảo các ngôi mộ cổ ở Đà Nẵng” của Nguyễn Phước Bảo

Đàn và “Về những ngôi mộ cổ ở thành phố Đà Nẵng” của Lê Văn Hảo đăng

trên Tạp chí phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng số 7+8; “Về hai ngôi mộ

thời Chúa Nguyễn” ở Ngũ Hành Sơn của Hồ Tấn Tuấn đăng trên tạp chí Non

Nước số năm 2009.

Bởi vậy, hiện nay mộ cổ là di tích nằm trong thực trạng báo động, cần

bảo tồn và phát huy giá trị trong xu thế đô thị hóa và kinh tế thị trường phát

triển mạnh mẽ. Ở Trung tâm quản lý di sản văn hóa Thành phố, bảo tàng và

các phòng văn hóa quận, phường vẫn có lưu giữ thông tin các ngôi mộ cổ trên

địa phận quản lý của mình, tuy nhiên chỉ ở mức độ sơ lược để nắm bắt thông

tin chứ chưa có sự nghiên cứu sâu và đánh giá đúng giá trị của chúng để tập

trung bảo tồn.

Bởi vậy, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước,

thông qua việc điền dã và tiếp xúc trực tiếp với di tích, chúng tôi mạnh dạn

chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mộ cổ trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng”, hy vọng sẽ góp một phần vào việc thống kê và đánh giá thực trạng,

giá trị của di tích nhằm tìm ra những phương án bảo tồn xác đáng và kịp thời.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài chúng tôi là các ngôi mộ cổ và

những di vật thuộc di tích đó.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu những ngôi mộ cổ

trên phạm vi địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.

7

Về phạm vi nội dung: đề tài xoay quanh các vấn đề phục vụ làm rõ cho

đối tượng nghiên cứu chính như: lịch sử, niên đại, kiến trúc, tín ngưỡng để từ

đó đánh giá đúng thực trạng của đối tượng và đề xuất giải pháp bảo tồn và

phát huy các giá trị đã nghiên cứu được.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chính là

phương pháp điền dã. Bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp khác như:

- Phương pháp liên ngành

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp,…

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài

được chia thành ba chương chính:

Chương 1: Đà Nẵng với văn hóa mộ táng

Chương 2: Mộ cổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị mộ cổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

8

CHƯƠNG MỘT

ĐÀ NẴNG VỚI VĂN HÓA MỘ TÁNG

1.1. Đà Nẵng – đất và người

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý:

Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là

950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả

là 6 quận và 2 huyện là huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. Thành phố Đà

Nẵng trải dài từ 15°55’ đến 16°14’ Bắc và từ 107°18’ đến 108°20’ Đông.

Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam,

phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km

về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía nam, cách thành

phố Huế 108 km về phía bắc.

 Địa hình:

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi

núi, biển, bán đảo, hải đảo. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây

Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng

đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng

từ 700 – 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn

và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển

là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung

nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu

chức năng của thành phố.

 Khí hậu:

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ

cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu

9

miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía

Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và

mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông

nhưng không đậm và không kéo dài.

1.1.2. Lịch sử vùng đất

Thoạt kỳ thủy, Đà Nẵng là một phần thuộc vùng đất Quảng Nam. Theo

thời gian thành phố nhỏ nhắn, xinh xắn bên bờ sông Hàn đã khẳng định được

vị thế của mình, tự đứng vững trên mặt hành chính và đang xây dựng, bảo

tồn, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Sự hình thành của Đà Nẵng

gắn với cột mốc lịch sử của cuộc hôn nhân công chúa Huyền Trân triều Trần

và vua Chiêm là Chế Mân vào năm 1306, đất Đại Việt được mở rộng dài đến

tận bờ bắc sông Thu Bồn. Người Việt đã lần theo bước chân khai quốc của

nàng công chúa nhà Trần vào sinh cơ lập nghiệp ở miền đất cực Nam Hóa

Châu, trong đó bao gồm cả thành phố Đà Nẵng ngày nay.

Vùng đất Đà Nẵng còn được chú trọng và ghi chép lại trong các sách

sử, tài liệu của cha ông ta để lại, từ đó dễ dàng nhận ra các giá trị văn hóa

cũng như tiềm năng cần khai thác ở nơi đây. Đại Nam nhất thống chí ghi

chép: “Vũng Trà Sơn: ở phía Bắc huyện Hòa Vang, lại có tên là vũng Đà

Nẵng, phía Đông là núi Trà Sơn, phía Bắc là núi Hải Vân, phía Tây là tấn Cu

Đê, dài rộng ước 25 dặm linh (có lẻ), phía Đông Nam là vũng Trà Sơn là

vũng biển lớn, vừa rộng vừa sâu, có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe,

phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió, tàu thuyền đi lại gặp lúc

chưa tiện gió, phần nhiều đỗ ở đây” [37, tr.430]. Sách Thiên Nam dư hạ tập

của triều Lê chép rằng: Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, đóng quân

ở Hải Vân quan, đêm khuya không ngủ, vừa đứng ngắm núi, biển, đèo, mây,

trăng, nước vừa khởi hứng tứ thơ:

“Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt

10

Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền”

Dịch:

“Trăng Đồng Long ba canh đêm tĩnh

Thuyền Lộ Hạc năm trống (canh) gió thanh”

Đồng Long là tên vũng biển Nam Hải Vân; Lộ Hạc là tên nước (Locac

= bán đảo Mã Lai ngày nay), người nước này hay đi thuyền đến đây buôn

bán. Đà Nẵng lúc bấy giờ là cảng biển quan trọng thúc đẩy cho việc giao lưu

thương nghiệp và văn hóa. Bởi vậy, giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung

tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung

chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà

Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật

đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào

vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa

Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" nên Đà Nẵng trở thành

một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương

phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản,

dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại

Việt Nam mở đầu bằng cuộc tấn công vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Sau khi

xâm chiếm toàn bộ Việt Nam vào năm 1889, Pháp tách Đà Nẵng ra

khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp

của Toàn quyền Đông Dương. Tên gọi Tourane bắt nguồn từ việc phát âm trại

từ "Cửa Hàn" của người Pháp.

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo

kiểu phương Tây. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung

tâm thương mại quan trọng của cả nước. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy

quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự

11

hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn

định là thành phố trực thuộc Trung Ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà

Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng

Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc

chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát

triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau năm 1986.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua

nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng

Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung Ương. Ngày 1 tháng 1 năm

1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung Uơng. Ngày

15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

1.1.3. Con người và văn hóa

Nhắc đến con người Đà Nẵng, người ta thường nghĩ đến con người xứ

Quảng vì Đà Nẵng và Quảng Nam chỉ chia cách trên mặt địa phận hành chính

còn con người nơi đây vẫn là anh em, vẫn mang những nét đặc trưng giống

nhau. Vùng đất này được tôn vinh là "Ngũ phụng tề phi" gắn liền với truyền

thống hiếu học và say mê sáng tạo. Con người xứ Quảng nói chung và Đà

Nẵng nói riêng cần cù trong lao động và sáng tạo, tháo vát thông minh trong

ứng xử, giỏi ứng biến, nhạy bén trong tiếp thu cái mới. Những đức tính đó của

họ xét cho cùng là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Nhờ tiếp thu

được nhiều luồng văn hoá trong thời gian mở đất, hoặc chí ít cũng cải tiến

thêm được những nghề sẵn có, nên tiểu thủ công nghiệp sớm phát triển trong

đời sống nhân dân nơi đây. Và tất nhiên con người cũng trở nên nhạy bén giỏi

ứng phó, phản ứng nhanh hơn. Ngay trong cách ăn mặc cũng vậy, người dân

mang nặng tư tưởng “ăn chắc, mặc bền”. Hoàn cảnh địa lý hiểm trở, kẻ thù

luôn quấy rối, lại thường gặp cảnh thiên tai lũ lụt, hạn hán kéo dài, nên nếp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!