Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề ở thành phố đà nẵng. định hướng và giải pháp phát triển đến 2020.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----
TRƯƠNG THỊ LÊ NHIÊN
Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề ở
thành phố Đà Nẵng. Định hướng và giải
pháp phát triển đến 2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ khi xã hội có phân chia giai cấp. Trong suốt
một thời gian dài, du lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên phát
triển chậm chạp. Trong xã hội hiện đại, du lịch dường như được “thức tỉnh” cùng với
sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi đời sống càng cao,
trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu cầu tìm về những nét truyền thống.
Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề ... cũng từ đó mà có nhiều
điều kiện để hình thành và phát triển. Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề
thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng
nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu
văn hóa của Việt Nam.
3
Thành phố Đà Nẵng được bao quanh bởi các di sản văn hóa thế giới được
UNESCO công nhận như: kinh thành Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Ngoài ra, thành phố còn có các địa điểm thu hút khách du lịch như: Bà Nà, bán
đảo Sơn Trà, Non Nước – Ngũ Hành Sơn… Ngành du lịch Đà Nẵng vì thế có nhiều
điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một phân khúc chưa được chú ý và khai thác
chuyên sâu, đó là du lịch làng nghề.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của các làng xã ở thành phố Đà Nẵng
thì một số làng nghề cũng được hình thành. Ngày trước, trên địa bàn Đà Nẵng đã có
các làng nghề truyền thống như nghề dệt chiếu Cẩm Nê, nghề làm pháo Nam Ô, nghề
chằm nón La Bông, nghề làm guốc mộc Xuân Dương, nghề điêu khắc đá Non Nước…
Ngày nay, có một số làng nghề đã bị mai một, không còn phát triển như xưa như nghề
làm pháo Nam Ô, nghề làm guốc mộc Xuân Dương… Các làng nghề khác tuy vẫn tồn
tại và phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, chưa thực sự được chú ý đầu tư
phát triển và quảng bá hình ảnh, thương hiệu riêng của mình.
Phát triển du lịch các làng nghề truyền thống tại Đà Nẵng là một hướng đi mới
của ngành du lịch thành phố, vừa để đảm bảo duy trì những làng nghề truyền thống,
đồng thời giúp du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về một khía cạnh văn hóa
khác ở Đà Nẵng, góp phần vào sự đa dạng văn hóa cũng như thu hút khách du lịch,
đem lại doanh thu, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố.
Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu loại hình du lịch làng nghề
ở thành phố Đà Nẵng. Định hướng và giải pháp phát triển đến 2020” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về loại hình du lịch làng nghề.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở thành phố Đà Nẵng
- Đưa ra các định hướng phát triển cho ngành du lịch làng nghề trên địa bàn thành
phố đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận về du lịch và du lịch làng nghề.
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển của hoạt động du lịch làng nghề tại Đà Nẵng.
- Thống kê số liệu, đánh giá chung về thực trạng phát triển, rút ra kết luận và đề
xuất các định hướng phát triển hợp lí cho loại hình du lịch làng nghề ở thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1.Trên thế giới.
4
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần
lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc
gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét độc
đáo riêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người
của mỗi vùng miền, địa phương. Một số nghiên cứu về làng nghề của các quốc gia trên
thế giới có thể kể tới như:
- Một số kinh nghiệm của các nước châu Á về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, Mai Thị Thanh Xuân. Tạp chí Khoa học (Chuyên san Kinh tế
- Luật), T.XVIII, số 4/2002. [1]
.
- Công nghiệp hoá nông thôn các nước châu Á và nông thôn Việt Nam, Nguyễn
Điền, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. [2]
.
- Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Mai
Thị Thanh Xuân (viết chung), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009. [3]
.
Các quốc gia có làng nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh có thể kể tới như
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia…Ở các quốc gia này đã có nhiều
chính sách, hoạt động nhằm phát triển các làng nghề. Tại Nhật Bản, năm 1974 Nghị
viện đã ban hành Luật phát triển nghề thủ công truyền thống. Được sự hỗ trợ của chính
phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh từ quận Oita vào năm 1979
với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Có 3 nguyên tắc cơ bản
để phát triển phong trào, thứ nhất là: Hành động địa phương, suy nghĩ toàn cầu (Think
globally, Act locally); thứ hai: tự tin và sáng tạo (Self-Alliance and Creativity) và cuối
cùng là phát triển nguồn nhân lực (Human resource development). Mô hình này đã đem
lại hiệu quả rất cao, trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào mỗi làng một sản
phẩm đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (trên 1.1 tỷ
USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam).
Tại Thái Lan cũng đã phát động chương trình “mỗi làng một sản phẩm – One
Tampon One Product, OTOP ” sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm mô hình của Nhật
Bản. Phong trào này được giới thiệu ở Thái Lan năm 1999 và bắt đầu chính thức đi
vào hoạt động vào cuối năm 2001. Trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ
để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng có chất lượng cao, chủ yếu hỗ
trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông
dân. Ngoài ra, chính phủ cũng giúp tổ chức các tuyến du lịch tới các làng nghề để du
khách nước ngoài có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sản xuất như thế
nào. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách các quốc gia bảo tồn, phát triển và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.
3.2.Ở Việt Nam
5
- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát
triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã
làm nên bức tranh đa dạng cho sắc màu văn hóa của Việt Nam. Đây là một mô hình
kinh tế có từ lâu đời ở nước ta, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Ở trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, có
thể kể tới các nghiên cứu như:
- Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá. Dương
Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, 2001. [4]
.
- Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn Đồng bằng
sông Hồng. Nguyễn Thế Nhã, Tạp chí kinh tế nông nghiệp, số 9 – 2000.[5]
.
- Nghề cổ nước Việt. Vũ Từ Trang, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000. [6]
.
- Làng nghề - Phố nghề Thăng Long – Hà Nội, Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo,
2000.[7]
.
- Tinh hoa nghề nghiệp của cha ông, Bùi Văn Vượng, NXB Thanh Niên, 1997. [ 8]
.
- Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, Vũ Quốc Tuấn, NXB Tri thức,
Hà Nội, 2011. [9]
.
- Nguyễn Thị Minh Tuệ, Địa lí du lịch, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1992 . [10]
.
- Lê thông, Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm , 2008. [11]
.
- Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục , 2004.
[12]
.
Nhận thức được vai trò của các làng nghề, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang
Bộ đã đưa ra nhiều Nghị quyết, Nghị định, Thông tư để bảo tồn và phát triển các làng
nghề như:
- Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép
thành lập Hiệp hội làng nghề Việt Nam[13]
. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận và tự
nguyện của các làng nghề và tổ chức kinh doanh, các nghệ nhân cùng những người
tâm huyết cùng hợp sức thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề
truyền thống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, góp phần tạo việc làm, nâng
cao đời sống, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông
thôn.
[14]
. Nghị định gồm 4 chương, 12 điều. Bên cạnh những quy định chung, Nghị
định đã đưa ra một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn như: chương trình bảo tồn phát triển nghề, mặt bằng sản xuất, đầu tư tín
dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, ở
Điều 4 của Nghị định đưa ra những qui định chung về “công nhận nghề, làng
nghề, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề” và “Chương trình bảo tồn, phát triển
làng nghề” ở Điều 6.