Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu loại hình du lịch ẩm thực ở thành phố đà nẵng. định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
NGUYỄN THỊ LỆ HƯƠNG
Tìm hiểu loại hình du lịch ẩm thực ở thành
phố Đà Nẵng. Định hướng và giải pháp
phát triển đến năm 2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất sớm. Lúc đầu có thể do tình cờ người ta
đi du ngoạn, tham quan thắng cảnh nhưng đến sau này người ta mới có ý thức phát
triển thành một hoạt động xã hội. Hoạt động du lịch có liên quan đến cả mặt kinh tế
- xã hội lẫn tự nhiên, đặc biệt hoạt động du lịch góp một phần không nhỏ trong cơ
cấu GDP. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển du lịch là một điều cần thiết nhằm khai
thác tiềm năng của đất nước, cải thiện đời sống dân cư, tăng cường giao lưu văn hóa
giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy
nhiên du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thế kỉ 90 cho đến nay,
nhờ chính sách Đổi Mới của Nhà nước.
Đà Nẵng nằm trên tuyến đường biển và hàng không quốc tế đã tạo cho thành
phố này một vị trí thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của cả nước,
trong khu vực và trên thế giới. Thành phố Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn
hóa nổi tiếng : cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cộng thêm những điểm
riêng biệt vốn có của thành phố đã là những điều kiện tiên quyết làm cho du lịch Đà
Nẵng có một sức hút mạnh mẽ. Đà Nẵng có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: Bà
Nà, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Nam Hải Vân, Cổ Viện Chàm… Nhìn chung
Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng có thể khai thác để phát triển du lịch.
Nhưng từ trước đến giờ khi nói đến du lịch Đà Nẵng người ta sẽ nghĩ ngay
đến: một là du lịch biển và hai là du lịch sinh thái – hai loại hình du lịch tiêu biểu
của Đà Nẵng, vì thời gian khai thác thác hai loại hình du lịch này cũng đã lâu nên
không tránh khỏi sự nhàm chán của du khách khi đến đây.
Kinh tế phát triển, số lượng du khách ngày một nhiều kéo theo nhu cầu tăng
cao nên việc mở rộng, đa dạng các loại hình du lịch là một điều cần thiết. Trên thế
giới có nhiều loại hình du lịch mà ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng vẫn
chưa có hoặc chưa phát triển như du lịch thời trang, du lịch điện ảnh, du lịch ẩm
thực…Đặc biệt là du lịch ẩm thực – một loại hình du lịch tương đối còn mới lạ. Kể
từ khi ra đời du lịch ẩm thực đã phát triển nhanh chóng biểu hiện đó là ngày càng
xuất hiện nhiều hơn các chương trình ẩm thực trên các kênh du lịch và ngược lại, du
lịch trên các kênh ẩm thực.Trong khi đó Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển
loại hình này, nhưng vẫn chưa được đầu tư, chú trọng phát triển.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu loại hình du lịch ẩm
thực ở thành phố Đà Nẵng. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020” nhằm
khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của Đà Nẵng, đa dạng các loại hình du lịch của thành
phố để thu hút du khách, đồng thời tạo việc làm cải thiện đời sống dân cư địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu loại hình du lịch ẩm thực ở thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch ẩm thực phục vụ phát triển du lịch.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tài liệu có liên quan đến loại hình du lịch ẩm thực.
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất những giải pháp phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Loại hình du lịch ẩm thực.
- Giải pháp phát triển du lịch ẩm thực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Đà Nẵng
3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2005 đến năm 2009
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm tổng hợp
Du lịch ẩm thực là một mảng thuộc ngành du lịch, chịu tác động tương hỗ của
nhiều nhân tố, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Ngược lại, du lịch ẩm thực cũng có
những tác động nhất định đến sự phát triển nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế khác. Vì
vậy khi nghiên cứu tình hình, tiềm năng phát triển của loại hình du lịch ẩm thực phải
xem xét trong mối quan hệ tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội.
4.2. Quan điểm hệ thống
Phát triển du lịch ẩm thực ở Đà Nẵng chỉ là sự phát triển một mặt nhỏ trong hệ
thống sự phát triển của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng, của vùng du lịch
Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và cả nước nói chung. Đặc trưng phát triển
của du lịch là sự kết hợp không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quan điểm này là cơ sở để hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu,
đảm bảo cho tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu
4.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của loài
người từ thế kỉ XXI. Cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá sự
phát triển của ngành du lịch chính là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho mỗi quốc
gia, dân tộc. Đồng thời việc phát triển ngành du lịch phải gắn với công tác bảo vệ
môi trường, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn. Cũng chính vì vậy mà
trong chính sách phát triển du lịch cần đảm bảo cho ngành du lịch phát triển, thu
được lợi nhuận cao vừa đảm bảo cho môi trường sinh thái được bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập và xử lý tài liệu là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình
nghiên cứu một đề tài. Dựa vào mục đích và yêu cầu của đề tài, các số liệu sẽ được
cung cấp bởi các cơ quan, ban ngành liên quan. Đây chính là nguồn tư liệu có tính
khách quan cao. Thông qua nguồn tư liệu sẽ góp phần vào việc phân tích, so sánh,
tổng hợp để tìm ra nội dung, những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp sử dụng bản đồ - biểu đồ
Biểu đồ, bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng, sử dụng phương pháp
này cho phép thu thập các thông tin mới hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu.
Lãnh thổ du lịch phân bố rộng và bao gồm nhiều thành phần. Do vậy việc thực
địa không thể bao quát hết toàn bộ lãnh thổ và cụ thể từng yếu tố. Vì vậy cần phải
sử dụng bản đồ để hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Việc sử dụng các biểu đồ nhằm trực
quan hóa các số liệu cho ta thấy rõ mức độ phát triển của loại hình du lịch ẩm thực
theo thời gian và không gian.
5.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một phương pháp quan trọng, sử dụng phương pháp
này ta sẽ có một cách nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan hơn về đối tượng
nghiên cứu đặc biệt đối với đề tài về du lịch.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về ẩm thực không hẳn là một đề tài hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam và
Đà Nẵng, trong thời gian qua đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài ẩm thực như
- “Nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ phát triển du lịch của thành phố Đà
Nẵng”(Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng)
- “ Thực trạng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam ”( Nguyễn Thị
Ngà, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội).
- “Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế”( Phạm Thị Kim Chi)
- “ Ẩm thực Đà Nẵng qua khảo sát các quán ăn nhà hàng phục vụ du lịch ”
(Nguyễn Thị Thanh Mai – Tuyển tập báo cáo “ Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa
học” lần thứ 6).
- “Tiềm năng du lịch ẩm thực Phú Yên : Nhìn từ các loại hình sản phẩm bánh
tráng ” ( Tôn Nữ Khánh Trang, Lê Thị Như Khuê – Phân viện văn hóa Nghệ thuật
Việt Nam tại Huế ).
7. Cấu trúc
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận chung
Chương 2. Loại hình du lịch ẩm thực ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2009
Chương 3. Định hướng phát triển và một số giải pháp phát triển loại hình du lịch ẩm
thực đến năm 2020
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ