Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu hiện trạng phát triển rừng ở huyện hòa vang – tp đà nẵng và đề xuất một số giải pháp.
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1996

Tìm hiểu hiện trạng phát triển rừng ở huyện hòa vang – tp đà nẵng và đề xuất một số giải pháp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

TRỊNH THỊ DIỆP KHANH

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG Ở

HUYỆN HÒA VANG -TP ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT

SỐ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CỬ NHÂN SƢ PHẠM ĐỊA LÝ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Th.S Nguyễn Thị Diệu

2

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con ngƣời và đặc

biệt là duy trì môi trƣờng sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn

tại của Trái Đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu nhƣ gỗ, củi, lâm sản cho một số ngành

sản xuất mà quan trọng hơn là lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trƣờng, đó là

điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nƣớc và hạn chế

lũ lụt.

Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có là

51.297,6 ha. Đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần đƣợc phát huy, khai thác có hiệu quả góp phần

giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tăng thu nhập cho ngƣời dân và tăng trƣởng kinh tế

của huyện.

Tuy nhiên thực trạng phát triển rừng trong thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế; quá

trình phát triển còn theo chiều rộng, chƣa thật sự chú ý đến phát triển chiều sâu, rừng vẫn tiếp tục

bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lƣợng rừng ngày càng suy giảm; công tác giao,

khoán rừng, đất rừng còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém,

hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có, việc sắp xếp tổ

chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chƣa hợp lý...

Rừng của huyện Hòa Vang cũng giống nhƣ bao cánh rừng khác trên lãnh thổ nƣớc ta và nhƣ trên

toàn thế giới đều có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế-xã hội.Rừng của huyện Hòa Vang

là một phần lá phổi của tp Đà Nẵng. Công tác bảo vệ đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, thông

qua các chƣơng trình dự án. Tham gia công tác bảo vệ gồm có hạt kiểm lâm huyện Hòa Vang,

các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, UBND huyện Hòa Vang, lực lƣơng

vũ trang và nhân dân địa phƣơng. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện

Hòa Vang còn hạn chế nhất định do địa hình phức tạp, lực lƣợng quản lý bảo vệ rừng còn mỏng,

thiếu phƣơng tiện tiêu dùng và một số bất cập khác…Nên hàng năm chƣa ngăn chặn đƣợc triệt

để nạn cháy rừng và khai thác và vận chuyển lâm sản vẫn còn diễn ra làm suy giảm chất lƣợng

rừng cũng nhƣ số lƣợng rừng.Bên cạnh đó còn dẫn tới các hệ lụy khác nghiêm trọng hơn nữa

nhƣ : ô nhiễm môi trƣờng, làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học…

3

Do vậy dẫn đến khó khăn, phức tạp cho cả Ban Quản lý và UBND các xã. Vấn đề này là điều

tiên quyết cần đƣợc giải quyết để rừng trồng đƣợc quản lý tốt hơn, UBND các xã và Ban Quản lý

cùng có quyền lợi, nghĩa vụ và sự hƣởng lợi trên diện tích rừng tại địa phƣơng. Để làm rõ vấn đề

này cần phải làm rõ tiến trình, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, trồng và quản

lý bảo vệ rừng trồng trên địa bàn một cách cẩn thận. “Tìm hiểu hiện trạng phát triển rừng

huyện Hòa Vang và đề xuất một số giải pháp”, nhằm góp phần thực hiện trồng rừng và quản

lý diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện hiệu quả hơn.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

2.1. Mục tiêu

- Tìm hiểu thực trạng phát triển rừng huyện Hòa Vang.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng ở huyện Hòa Vang một cách có hệ quả.

2.2. Nhiệm vụ

- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện

Hòa Vang.

- Tìm hiểu hiện trạng rừng, hiện trạng phát triển rừng ở huyện Hòa Vang.

- Đề xuất một ý kiến về việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng thích hợp trên địa bàn huyện Hòa

Vang.

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Nhận thấy đƣợc vai trò to lớn của tài nguyên rừng trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái cũng

nhƣ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, do

đó tài nguyên rừng sớm trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều tác giả:

- Thảm thực vật rừng Việt Nam (1978), Thái Văn Trừng, NXB Khoa học kĩ thuật.

- Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam (1999)n, Thái Văn Trừng, NXB Khoa học kĩ thuật.

- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam (1998), Hoàng Hè, NXB Giáo dục.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Phát triển rừng tại huyện Hòa Vang.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về thực trạng phát triển rừng.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

4

- Về thời gian: Hiện trạng phát triển rừng năm từ 2012 đến nay.

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống: Đây là quan điểm bao trùm nhất, xác định các phƣơng pháp nghiên cứu

các đối tƣợng không theo các thành phần riêng rẽ mà đƣợc xét trong một hệ thống.

- Quan điểm thực tiển: Đây là quan điểm không thể thiếu đƣợc đối với quá trình nghiên cứu đề

tài. Thực tiễn là tiêu chuẩn, là cơ sở nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu lại đƣợc áp

dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu về xu thế phát triển của huyện, quan điểm thực tiễn

đƣợc vận dụng để đề xuất một số hƣớng sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng của huyện Hòa Vang

để tránh sự suy giảm rừng và đề ra giải pháp nhằm đem lại hiệu quả .

- Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là khai thác, sử dụng rừng của huyện

một cách hiệu vào việc phát triển kinh tế - xã hội hiện tại mà không làm tổn hại đến tự nhiên

trong tƣơng lai. Do vậy khi xem xét sự phát triển của một đối tƣợng cũng nhƣ đề tranh giải pháp

cho nó phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững và có tính đến xu thế phát triển bền vững của

nhân loại.

- Quan điểm động lực - hình thái: đây là quan điểm dựa vào hình thái ở hiện tại để suy luận

về các hoạt động khai thác trong quá khứ và dự báo hoạt động khai thác trong tƣơng lai của đối

tƣợng.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu:

Tiến hành thu thập, tìm hiểu các tài lệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó phân tích xử

lý và rút ra những kết luận liên quan. Các tài liệu thu thập gồm tất cả các sách báo, tạp chí, các số

liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê, các loại bản đồ,…có liên quan.

- Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa:

Đây là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lí nhằm tìm hiểu, đồng thời kiểm tra,

khảo sát thực tế các thông tin thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để kiểm tra thông

tin về địa hình, khí hậu, tình trạng khai thác rừng,…thông qua nghiên cứu hiện trƣờng, ảnh

chụp,….

- Phƣơng pháp bản đồ:

5

Là phƣơng pháp truyền thống của ngành địa lí. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng bản đồ sử

dụng đất, bản đồ hành chính của huyện Hòa Vang và của tp Đà Nẵng làm cơ sở nghiên cứu và

phân tích các đặc điểm các đối tƣợng cần khai thác.

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Rừng.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất

rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành

phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên

đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Năm 1930, Morozov đƣa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau,

nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở bề mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần

lớn bề mặt Trái Đất và một bộ phận của cảnh quan địa lý.

Năm 1930, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó

bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát

triển của chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hƣởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài.

Năm 1974. I.S. Mêlêkhốp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành

phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.

1.1.2. Lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây

gây rừng, chăm sóc, nuôi dƣỡng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản, phát huy

tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng.

1.1.3. Phát triển rừng

Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng

diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ

và các giá trị khác của rừng.

1.2. PHÂN LOẠI

1.2.1. Theo chức năng

a. Rừng phòng hộ

6

Là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc

hóa, hạn chế thiên tai, điêu hòa khí hậu, bảo vệ môi trƣờng.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn.

Nhằm điều tiết nguồn nƣớc cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn,

bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Rừng phân bố chủ yếu ở những nơi có đồi núi, độ

dốc lớn, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn là phải tạo thành vùng tập trung, có cấu trúc

hổn loại, nhiều loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.

- Rừng phòng hộ ven biển.

Đƣợc lập ra với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập của biển, chống

sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, cây trồng đƣợc sử dụng chủ yếu là phi lao, thông…..

- Rừng phòng hộ môi trường sinh thái.

Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiểm môi trƣờng trong các khu dân cƣ, khu đô thị,

khu du lịch.

b. Rừng đặc dụng

Loại rừng đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu là để bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn

hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch

sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh

thái

* Phân loại

- Vƣờn quốc gia: Vùng đất tự nhiên đƣợc thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái

đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên hay ít bị tác

động của con ngƣời, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch.

+ Phải đủ rộng để chứa một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động

xấu của con ngƣời.

+ Tỷ lệ diên tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên.

+ Điều kiện giao thông phải thuận lợi, đi lại dễ dàng.

- Khu bảo tồn thiên nhiên: Nhằm mục đích đảm bảo diển thế tự nhiên và đáp ứng

+ Vùng đất tự nhiên có giá trị tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao.

+ Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!