Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa
MIỄN PHÍ
Số trang
68
Kích thước
408.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1312

Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân xã Hoa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh

tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế-xã hội đang phát huy và có nhiều thành

tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều

kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương thứ

VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước

mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Sự phát triển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền

kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không

nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời

sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở

vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật,

hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt

động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm

nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả,

nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều

hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác

nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ

chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông

thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy

hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa

thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài

chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở

đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài

sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập

1

đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ

và cả người nghèo.

Hoa Thành là một xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Yên Thành, tỉnh

Nghệ An. Đây là một xã thuần nông, nguồn thu nhập chính của người dân từ

hoạt động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp

cũng có một nhu cầu lớn về vốn và sự đóng góp của các hoạt động tín dụng

trên địa bàn. Mặc dù hiện tại trên địa bàn xã đã có mặt nhiều tổ chức tín dụng

như NHNN & PTNT, NH CS - XH, các tổ chức tín dụng nhỏ khác…nhưng

vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, các hoạt động tín dụng đang

gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người dân. Do vậy, để tìm hiểu

rõ hơn về các tổ chức tín dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân

nông thôn, tôi chọn đề tài:

“ Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận nguồn vốn

tín dụng của người dân xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống tín dụng nông thôn và tình hình hoạt động của các tổ

chức tín dụng trên địa bàn xã.

- Đánh giá khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn vốn tín dụng.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng của người dân.

2

Phần 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng

* Khái niệm tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ

vay mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo

những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả

cho người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức.

Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế

tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện

như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự

hoàn trả. Chính sự hoàn trả là đặc trung thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn

phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác[19].

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền

sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có

hoàn trả, có thời hạn và có đền bù.

Đối tượng của tín dụng là vốn vay, là tư bản “lưu động” ở dạng thể lý

(hàng hóa, vật tư) hay dạng tài chính (tiền giao dịch, tiền tín dụng) được sử

dụng với mục đích tạo lãi. Chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và

tổ chức hợp pháp đóng vai trò đi vay hoặc bên cho vay.

Tóm lại, tín dụng không chỉ là một hình thức vận động của tiền tệ (vốn

vay), bên cạnh đó còn là một loại quan hệ xã hội, trước hết dựa vào lòng tin.

Khi một tổ chức tín dụng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, trước hết là

họ tin tưởng khách hàng có khả năng trả nợ món nợ đó. Tín dụng từ xa xưa

dựa vào lòng tin là chủ yếu, ngày nay nó được pháp luật bảo trợ. Tín dụng

biểu hiện các mối liên hệ kinh tế gắn liền với các quá trình phân phối lại vốn

tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Cơ sở vật chất tín dụng là tiền tệ và hàng

hóa.

3

* Đặc điểm của tín dụng

- Chủ thể thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín

dụng.

- Thời gian tín dụng được xác định do thỏa thuận người cho vay và người đi

vay vốn.

- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi

tức.

2.1.2. Phân loại tín dụng

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy vào góc độ xem xét, tuy

vậy cách phân loại dựa theo thời gian, mục đích, tính chất và nguồn gốc cung

cấp tín dụng là những cách phân loại tín dụng phổ biến nhất đặc biệt là trong

tín dụng nông thôn.

+ Phân loại theo thời gian tín dụng: Có 3 loại:

- Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng <1 năm

- Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 đến 5 năm

- Tín dụng dài hạn: Là tín dụng có thời gian sử dụng >5 năm

+ Phân loại tín dụng theo biểu hiện vốn vay:

- Tín dụng bằng tiền

- Tín dụng bằng hiện vật

+ Phân loại tín dụng theo phương diện tổ chức pháp luật:

- Tín dụng chính thức: Là các tổ chức tài chính, tín dụng có đăng ký hoạt

động công khai theo pháp luật, chịu sự giám sát, quản lý của các cấp chính

quyền nhà nước. Tín dụng chính thức giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tín

dụng quốc gia.

- Tín dụng không chính thức: Là các tổ chức tín dụng năm ngoài các đối

tượng chính thức nói trên, hoạt động của nó không chịu sự quản lý và kiểm

soát của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng nhưng vẫn có

nguyên tắc nhất định giữa những người đi vay và người cho vay để tránh rủi

ro.

+ Các giai đoạn của một nghiệp vụ tín dụng:

- Giai đoạn cấp tín dụng: Là giai đoạn mà bên cho vay chuyển giá trị tín dụng

cho bên đi vay.

4

- Giai đoạn ưu đãi: Là giai đoạn bên đi vay được sử dụng toàn bộ giá trị vốn

vay như tài sản của mình.

- Giai đoạn hoàn trả: Là giai đoạn vốn gốc và tiền mặt được hoàn trả cho bên

cho vay.

2.2. Vai trò và chức năng của tín dụng

2.2.1. Bản chất và vai trò của tín dụng

+ Bản chất của tín dụng

Tín dụng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể

sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ

hạn cả gốc vốn lẫn lợi tức.

- Bản chất tín dụng biểu hiện ở quá trình vận động của tín dụng trong nền

kinh tế thị trường, thông qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn cho vay: vốn tiền tệ được chuyển từ người cho vay sang người đi

vay. Khi đó giá trị của vốn tín dụng được chuyển sang cho người đi vay.

+ Ở giai đoạn thực hiện vốn tín dụng trong quá trình sản xuất, người đi vay

được quyền sử dụng giá trị của vốn tín dụng vốn vay được sử dụng trực tiếp

để mua hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của

người đi vay. Song người đi vay không có quyền sở hữu giá trị vốn vay mà

chỉ mà chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định được thỏa

thuận giữa người đi vay và người cho vay.

+ Ở giai đoạn hoàn trả tín dụng: Kết thúc một vòng tuần hoàn tín dụng.

+ Vai trò của tín dụng

- Tăng cường tính linh hoạt của nền kinh tế

- Tiết kiệm chi phí lưu thông và tăng tốc độ chu chuyển vốn

- Với tư cách là công cụ tập trung vốn và tích lũy, tín dụng góp phần giảm hệ

số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng vòng quay của

vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và góp phần khắc phục lạm phát tiền

tệ.

- Tín dụng góp phần cung cấp khối lượng vốn cho các doanh nghiệp, từ đó

tăng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản

5

phẩm, tạo khả năng và khuyến khích đầu tư vào các công trình lớn, các

ngành, các lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng đối với quốc tế dân sinh, thức đẩy

lực lượng sản xuất phát triển.

- Tín dụng góp phần thức đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu tiền tệ

giữa nước ta và các nước khác trên thế giới và trong khu vực.

- Tín dụng góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xã hội chủ

nghĩa.

- Tín dụng tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cư dân cải thiện đời sống.

2.2.2. Chức năng của tín dụng

- Tập trung và phân phối lại các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền

kinh tế thông qua hai quá trình huy động và cho vay nhằm sử dụng vốn có

hiệu quả để giúp cho sự tăng trưởng kinh tế-xã hội[12].

- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông xã hội: Khi sử dụng tín dụng người

ta có thể vay tiền mặt bằng các phương tiện tín dụng. Từ đó làm giảm lượng

tiền mặt trong lưu thông nên tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

- Phản ánh và kiểm soát hoạt động kinh tế: Chức năng này phát triển của hai

chức năng trên, cụ thể là: Thông qua kế hoạch huy động và cho vay của ngân

hàng, sẽ phản ánh được mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt, đồng

thời qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có điều kiện nhìn tổng quát vào cấu

trúc tài chính của từng đơn vị cho vay. Từ đó phát hiện kịp thời những trường

hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nước.

2.3. Khái niệm về tổ chức, chương trình tín dụng

- Tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật

các các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động

kinh doanh tiền tệ, là dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử

dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán[22].

- Chương trình tín dụng: Trong nền kinh tế mở, ngoài tín dụng thanh toán và

đầu tư ở tầm vi mô còn có chương trình tín dụng vĩ mô giữa các Chính phủ,

các chương trình tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ. Trong nội bộ

của từng quốc gia, tùy theo mục tiêu chiến lược cụ thể mà các chương trình

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!