Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu hệ thống thủy điện trên sông sê san và tác động của nó tới hoạt động của nhà máy thủy điện sê san 4.
PREMIUM
Số trang
57
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
907

Tìm hiểu hệ thống thủy điện trên sông sê san và tác động của nó tới hoạt động của nhà máy thủy điện sê san 4.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN THỊ THỦY

Tìm hiểu hệ thống thủy điện trên sông Sê

San và tác động của nó tới hoạt động của

nhà máy thuỷ điện Sê San 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá – hiện đại hoá của Đất nước, nhà nước ta

đang phải đối mặt với một sức ép nặng nề là vấn đề dân số kéo theo nó là nhu cầu

ngày càng cao về sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu

trên của hơn 85 triệu dân Việt Nam đã có hàng trăm nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ đã và

đang được khởi công xây dựng và hoạt động. Mới đây, 7 bậc thang thuỷ điện trên sông

Sê San gồm: Thượng KonTum, PleiKrông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, Sê

San 4A được khởi công xây dựng từ năm 2001 và đến nay đã lần lượt được đưa vào

hoạt động. Công trình được hoàn thành đã đem đến nguồn điện năng rất lớn, giải quyết

phần nào vấn đề điện năng.

Xét về tiềm năng, sông Sê San có nguồn tài nguyên nước phong phú (12,9 tỷ

m3

) kết hợp với địa hình dốc được xem là lợi thế trong phát triển thủy điện, tưới tiêu,

cấp nước công nghiệp, sinh hoạt góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội và cải

thiện điều kiện sinh sống của người dân 2 tỉnh Kontum – Gia Lai. Tuy nhiên, cũng như

các con sông khác ở Tây Nguyên, Sê San chịu tác động rất lớn từ đặc điểm khí tượng

nơi đây khi có tới 6 tháng mùa khô. Trong khi đó trên sông Sê San tại sông chính và

các sông nhánh đã và đang xây dựng các công trình thủy điện lớn nhỏ quá dày đặc kéo

dài từ thượng nguồn đến tận hạ lưu sông. Điều này gây sức ép rất lớn tới hoạt động

của nhà máy Sê San 4 nằm cuối hệ thống sông. Đây là một trong những công trình

cuối cùng thuộc dự án xây dựng 7 bậc thang thuỷ điện trên sông Sê San của EVN, thuỷ

điện Sê San 4 mang một ý nghĩa rất lớn về thuỷ điện nhằm khai thác tối đa tiềm năng

của đoạn sông phía cuối hạ lưu sông .

3

Để hiểu rõ hơn tác động của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San đối

với nhà máy thủy điện Sê San 4 Tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thủy điện

trên sông Sê San và tác động của nó tới hoạt động của nhà máy thuỷ điện Sê San

4”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu hệ thống thủy điện sông Sê San và tác động của nó tới hoạt động của

nhà máy thuỷ điện Sê San 4. Từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất một số ý kiến để

nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, số liệu, hình ảnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ thủy văn của sông Sê San.

- Ảnh hưởng của hệ thống thủy điện sông Sê San tới hoạt động của nhà máy

thủy điện Sê San 4.

- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của nhà máy.

3. Lịch sử nghiên cứu

Sê san là một trong những con sông lớn của Tây Nguyên và có tiềm năng rất

lớn về thủy điện. Nghiên cứu về thủy chế và tiềm năng thủy điện của sông Sê San đã

được tiến hành từ rất lâu.

Bắt đầu từ năm 1996, đã có rất nhiều đợt khảo sát của các cơ quan trong và

ngoài nước nghiên cứu về tiềm năng thủy điện của sông. Đến năm 2001, bản báo cáo

về quy hoạch 6 bậc thang thủy điện đã được chính thức phê duyệt và cho tới nay đã

đem đến những hiệu quả nhìn thấy.

Đề tài chỉ đi vào tìm hiểu hệ thống thủy điện sông Sê San và những tác động

của nó đến hoạt động của nhà máy thủy điện Sê San 4 tại hạ lưu sông để thấy được vai

trò và tầm ảnh hưởng của chế độ dòng chảy đến hoạt động của nhà máy và ngược lại.

4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

- Về phạm vi nội dung, người viết nghiên cứu các vấn đề sau: Tìm hiểu tác

động của hệ thống thủy điện trên sông Sê San tới sự hoạt động của nhà máy thủy điện

Sê San 4; Quy mô và tiềm năng thuỷ điện của nhà máy thuỷ điện Sê San 4.

- Với giới hạn thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại

đây.

- Về phạm vi lãnh thổ, Nghiên cứu hệ thống thủy điện trên sông Sê San và nhà

máy thuỷ điện Sê San 4 trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và KonTum.

4

5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm hệ thống

Quan điểm này coi sông Sê San nằm trong khu vực Tây Nguyên và thuộc hệ

thống sông Tây Nguyên nên mang những nét chung của sông Tây Nguyên và luôn

chịu sự chi phối của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nơi đây. Vì vậy, tìm hiểu về chế

độ dòng chảy của sông Sê San, ta phải tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

của khu vực sông để thấy được tác động của nó tới chế độ dòng chảy của sông và

ngược lại. Qua đó, thấy được tiềm năng thuỷ điện của sông và giá trị của nó trong việc

khai thác thủy điện phục vụ phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt tại vùng hạ lưu sông

nơi kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.

5.1.2. Quan điểm tổng hợp

Sự thống nhất về đặc điểm sông Sê San, chế độ dòng chảy của sông với tiềm

năng phát triển thuỷ điện của sông Sê San nói chung và nhà máy thuỷ điện Sê San 4 ở

hạ nguồn sông Sê San nói riêng mang mối quan hệ chặt chẽ. Do đó khi nghiên cứu về

đặc điểm mạng lưới sông Sê San. Tôi sẽ đánh giá tiềm năng thuỷ điện của sông, những

ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đến dòng

chảy, địa hình thung lũng sông và môi trường tự nhiên.

5.1.3. Quan điểm sinh thái học

Quan điểm này coi thuỷ điện là một nguồn tài nguyên và việc xây dựng các nhà

máy thuỷ điện trên sông Sê San sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi

trường và hệ sinh thái xung quanh. Vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường hiện nay

đang diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn nên đây là một quan điểm rất đáng

được quan tâm.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu

Thu thập các tài liệu, thông tin, số liệu,…từ nhiều nguồn và nhiều lĩnh vực khác

nhau. Trên cơ sở đó chọn lọc và xử lý cho mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn

đề đã đặt ra. Những tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo cho việc xử lý, phân tích, đánh

giá các vấn đề nghiên cứu của đề tài được khoa học và chính xác.

5.2.2. Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ

Phương pháp này sử dụng ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát khu vực nghiên

cứu để có được cái nhìn tổng quan nhất. Thông qua việc sử dụng bản đồ nhằm trực

quan hoá số liệu thống kê. Phương pháp này đã đưa ra các công cụ hữu ích cho việc

thể hiện một cách sinh động, rõ ràng kết quả nghiên cứu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu

còn được thể hiện qua các biểu đồ, sơ đồ.

5

5.3. Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp rất quan trọng mang lại tính thực tiễn cao cho đề tài, đồng

thời bổ sung chi tiết cho những vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và

thực hiện đề tài, người thực hiện đề tài đã tiến hành tìm hiểu, khảo sát thực tế ở địa

hình dọc bờ sông, nhà máy thuỷ điện Sê San 4, thu thập các số liệu thông tin bằng cách

điều tra thực tế.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN

1.1 Các khái niệm liên quan tới sông ngòi và chế độ thủy văn của sông ngòi

1.1.1 Sông và hệ thống sông

Sông là những dòng nước tự nhiên chảy theo những chỗ trũng của địa hình, có

lòng dẫn ổn định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm.

Sông chính là sông trực tiếp đưa nước ra biển hoặc hồ lớn, sông nhánh hay phụ

lưu là sông dẫn nước vào sông chính.

Tập hợp toàn bộ sông chính và sông nhánh có liên quan dòng chảy với nhau gọi

là hệ thống sông. Trong hệ thống sông người ta lấy tên sông chính để gọi cho toàn hệ

thống.

1.1.2 Lưu vực sông và các đặc điểm hình thái

a. Lưu vực sông

Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp,

lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện

tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông.

Một lưu vực sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (hay còn

gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt (hay còn gọi

là đường phân nước mặt) là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao

chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!