Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa tây nam ở đắk lắk. ảnh hưởng của nó đối với khí hậu, thời tiết và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----
ĐỖ TIẾN LỘC
Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa Tây Nam ở Đắk
Lắk. Ảnh hưởng của nó đối với khí hậu, thời
tiết và sản xuất nông nghiệp của tỉnh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
2
Để hoàn thiện được đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô giáo: PGS.TS Đậu Thị Hòa người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong
khoa Địa lí - Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng đã hết
lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm khí tượng thủy
văn Đắk Lắk, Cục thống kê Đắk Lắk, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn Đắk Lắk đã nhiệt tình giúp đỡ.
Xin cám ơn các thành viên trong lớp 09SDL đã
đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
tốt đề tài khóa luận này.
Lời cuối cùng tôi xin gửi đến các thầy cô giáo,
các cá nhân, đoàn thể lời chúc sức khỏe và thành công.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Đỗ Tiến Lộc
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển
hình với nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa.
Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam.
Gió mùa Tây Nam bản chất là khối không khí nóng ẩm, nhưng khi đến nước ta
do yếu tố vị trí và địa hình đã làm khối không khí này có sự phân hóa giữa các vùng.
Chính điều này đã tạo ra những mùa khí hậu địa phương rất đặc thù, chi phối mạnh mẽ
đến điều kiện tự nhiên, sản xuất và đời sống ở mỗi địa phương.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên là một trong số các khu vực
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tuy nhiên hoạt động của gió mùa Tây Nam ở
Đắk Lắk khác hẳn so với các tỉnh ở khu vực Tây Bắc hay Bắc Trung Bộ. Nếu như
những dãy núi cao ở khu vực Tây Bắc và dãy Trường Sơn ở khu Bắc Trung Bộ đã làm
cho gió mùa Tây Nam biến tính, tạo nên hiệu ứng Phơn thì ở khu vực Tây Nguyên do
địa hình đón gió Tây Nam đã gây mưa cho khu vực này nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói
riêng. Để tìm hiểu đặc điểm của gió mùa Tây Nam cùng những ảnh hưởng của nó đến
thời tiết, khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk nhằm có kế
hoạch trong sản xuất và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của loại gió này. Đồng thời
để làm quen với phương pháp nghiên cứu địa lí phục vụ cho việc học tập và công tác
giảng dạy sau này tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa Tây Nam ở
Đắk Lắk. Ảnh hưởng của nó đối với khí hậu, thời tiết và sản xuất nông nghiệp
của tỉnh” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
4
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu cơ chế, tần suất, hướng gió thịnh hành và tốc độ gió Tây Nam ở tỉnh
Đắk Lắk.
- Tìm hiểu các tác động của gió Tây Nam đối với khí hậu, thời tiết và quá trình
sinh trưởng của cây trồng vật nuôi của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Nguyên.
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu.
- Phân tích một số điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc hình thành khí hậu
tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích, tìm hiểu hoạt động của gió Tây Nam ở tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích ảnh hưởng của gió Tây Nam đối với khí hậu, thời tiết và sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác những thuận lợi, khắc phục những
tác động tiêu cực của gió Tây Nam đối với sản xuất nông nghiệp.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, báo cáo viết về khí hậu
Việt Nam nói chung và khí hậu Đắk Lắk nói riêng như:
- “ Địa lí tự nhiên Việt Nam” của Vũ Tự Lập – NXB Đại học sư phạm.
- “Khí hậu Việt Nam” của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc – NXB Khoa học kĩ
thuật.
- Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam của Lê Thông - NXB Giáo dục.
- “Tài liệu giảng dạy địa lí địa phương tỉnh Đắk Lắk” của Sở giáo dục tỉnh Đắk
Lắk. Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về gió mùa Tây Nam và
những ảnh hưởng của nó đối với khí hậu, thời tiết và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
4. Giới hạn đề tài
Do thời gian và kiến thức hạn chế nên đề tài tập trung ở việc nghiên cứu:
* Về không gian: chỉ nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk.
* Về nội dung:
- Cơ chế, tần suất hoạt động của gió Tây Nam.
- Ảnh hưởng của gió Tây Nam đối với khí hậu, thời tiết tỉnh Đắk Lắk.
- Ảnh hưởng của gió Tây Nam đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
5. Quan điểm
5.1. Quan điểm tổng hợp
Khí hậu là kết quả tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố đó quan hệ chặt chẽ
với nhau. Quan điểm này được vận dụng để phân tích các nhân tố hình thành khí hậu
tỉnh Đắk Lắk trong đó có xét đến vai trò của nhân tố trội hình thành khí hậu của tỉnh.
5
5.2. Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu khí hậu của tỉnh Đắk Lắk phải đặt trong nền chung của khí hậu khu
vực Tây Nguyên, của cả nước và phạm vi châu Á.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Khí hậu và các yếu tố tự nhiên nói chung có sự phân hóa trong không gian. Do
vậy khi nghiên cứu khí hậu chúng ta cần xác định được sự phân hóa theo lãnh thổ của
khí hậu nói chung và từng yếu tố khí hậu.
5.4. Quan điểm sinh thái học
Khí hậu là một nhân tố của hệ sinh thái, các yếu tố của khí hậu cũng là một
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sự thay đổi của khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.