Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư từ nhãn quan văn hóa
PREMIUM
Số trang
250
Kích thước
21.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1708

Tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư từ nhãn quan văn hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ CẨM

TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

TỪ NHÃN QUAN VĂN HÓA

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 82 20121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI BÍCH HẠNH

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Trường

Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Đại học Sư

phạm vào ngày 06 tháng 01 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn học, nghệ thuật cùng với tôn giáo, triết học, phong tục… là

những bộ phận hợp thành cấu trúc văn hóa. Nếu văn hóa là toàn bộ các

giá trị vật chất và tinh thần thể hiện cách nhìn nhận, cách sắp xếp hệ

thống các giá trị thì văn học lại là hoạt động lưu giữ toàn bộ những giá

trị ấy một cách sinh động và đặc sắc nhất. Như vậy giữa văn hóa và văn

học có mối quan hệ rất sâu sắc. Văn hóa không chỉ đơn thuần là những

biểu hiện trên bề mặt mà có tác động mạnh mẽ đến cả chiều sâu đối với

văn học, nhất là trong tâm thức của nhà văn. Thực tế đã chứng minh tác

phẩm văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học viết đã lưu giữ

văn hóa Việt Nam một cách thấm thía và sâu sắc. Để tìm hiểu lịch sử

văn hóa một dân tộc thì việc khảo sát những tác phẩm văn chương là

điều cần làm, nên làm, và đáng làm nhất trong các thao tác thực hiện của

các nhà nghiên cứu. Bởi tác phẩm văn chương không chỉ đơn thuần là

tiếng nói chủ quan của cá nhân tác giả mà còn chứa đựng chiều sâu văn

hóa dân tộc, chiều sâu nhân học văn hóa.

Là một nhà văn trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã gây nên một tiếng

vang trong văn chương từ những năm đầu thế kỉ XXI bởi các truyện

ngắn, tản văn, tạp bút mang hơi thở của văn hóa Nam Bộ. Để giữa cái

xôn xao của thị thành tấp nập, giữa cái đa dạng nhiều chiều trong xu

hướng tiếp nhận văn chương đương thời, tác giả đã thổi một luồng

gió phương Nam vào văn học bằng chất giọng đặc trưng của miền

Tây sông nước, để độc giả giật mình thảng thốt: trong cơn dư chấn

của nền văn hóa truyền thống bị lung lay đảo lộn, Nguyễn Ngọc Tư

đã vực dậy văn hóa bằng cách nào.

2

Sông là tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư. Một cuốn

tiểu thuyết được thai nghén qua lớp trầm tích của rất nhiều tản văn,

truyện ngắn. Lớp trầm tích phủ màu sắc văn hóa phương Nam nói

riêng, văn hóa Việt Nam nói chung qua cái nhìn đa chiều, sâu sắc,

nhạy cảm của một phụ nữ đủ chín muồi với trải nghiệm đa đoan đời

thực. Nhà văn thổi vào Sông linh hồn văn hóa Việt, linh hồn cội

nguồn Việt của những con người trẻ tuổi sống ở thời đại mới với bao

trải nghiệm trái ngang của cuộc đời. Từ đó, đi xuyên qua Sông, người

đọc sẽ quan sát văn hóa dân tộc Việt một cách khách quan và khoa học

nhưng không kém phần đa dạng và thấm thía. Hiểu mình, hiểu người,

thấy sự vận động, đổi thay từng ngày từng giờ trên trang đời sống xã hội

hiện đại của người Việt: người ta còn lưu giữ gì? Người ta quên mất gì?

Người ta nuối tiếc gì? Người ta mong gì? Người ta khao khát những gì?

Vì những lẽ trên mà trong luận văn này, chúng tôi chọn đề tài

“Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư từ nhãn quan văn hóa” với

mong muốn tiếp cận tác phẩm ở một phương diện của cái đẹp truyền

thống và cả sự đối thoại giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện

đại trong tiểu thuyết này, từ đó có thể góp phần khám phá tác phẩm

một cách sâu sắc và toàn diện.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Tư được xem là “một hiện tượng đặc biệt

trong làng văn học nước nhà” bởi sự xuất hiện đột ngột của chị và

hơi thở văn chương chị thổi vào các tác phẩm của mình. Bắt đầu

bằng các tản văn, tạp bút rồi đến truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã có

“sự bức phá” khi cho ra đời tiểu thuyết Sông.

Ngay từ lời giới thiệu, Nhà xuất bản Trẻ đã gây ấn tượng

mạnh mẽ cho người đọc: Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Đó cũng là

3

lí do để tiểu thuyết Sông khơi nguồn cho các nhà nghiên cứu phê

bình, các nhà báo, các bạn đọc trẻ tuổi..

Nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Ngọc Tư ở góc nhìn văn

hóa, Trần Hữu Dũng có bài viết: Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền

Nam nhấn mạnh phong cách riêng của nhà văn trẻ từ vùng sông nước

Cà Mau. Hay trong lời tựa tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt,

Nguyễn Quang Sáng đã từng nhận xét về giọng điệu của Nguyễn

Ngọc Tư, “giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường”.

Chu Lai cũng khẳng định rằng: Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tiêu biểu

của miền Tây Nam Bộ, một tài năng hiếm có của văn học Việt Nam

hiện nay. Huỳnh Công Tín cũng gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn

Nam Bộ và nhận xét: “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con

người Nam Bộ…chân chất kiểu Nam Bộ…Vùng đất và con người

trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là

ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ”. Nguyễn Trọng Bình là

người nghiên cứu khá nhiều về Nguyễn Ngọc Tư, với Truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn văn hóa, Nguyễn Trọng Bình đã đi

vào tìm hiểu vốn văn hóa trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đó

là văn hóa làng quê Nam Bộ thấm đẫm trong hầu hết các truyện ngắn,

từ đó ông khẳng định ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa bắt nguồn

từ niềm tự hào của nhà văn về những phẩm chất và giá trị văn

hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, ở góc nhìn văn hóa,

đã có không ít cái bài viết, các nhà nghiên cứu ít nhiều đi sâu khai

phá những vẻ đẹp ẩn tàng trong các sáng tác của chị.

Bởi sức nóng của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư mà ngay từ khi

mới ra đời, tiểu thuyết Sông đã có sức hấp dẫn đặc biệt với các nhà

nghiên cứu, các cây bút phê bình và bạn đọc. Trần Hữu Dũng trong

Nguyễn Ngọc Tư và Sông đã khai thác Sông ở yếu tố địa danh. Với

4

phê bình về Sông: Sông - NNT, từa tựa sự thật - tác giả Nhị Linh đã

nhìn thấy một thế giới trong Sông, đó là thế giới chênh vênh giữa hai

bờ hư - thực, đồng thời tác giả bài viết cũng đề cập đến yếu tố văn

hóa qua lời bàn: “Không khí đặc trưng của miền Tây vẫn tiếp tục rõ

nét trong Sông”. Mai Anh Tuấn trong Tiểu thuyết Sông - Khảo sát về

sự biến mất cho rằng Sông là sự hợp thức giữa tiểu thuyết và lối viết

du khảo. Tác giả Tiểu Quyên lại cho rằng“Tiểu thuyết Sông được

đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Nhà phê

bình Phạm Xuân Nguyên, một trong số ít người tiếp cận bản thảo

Sông sớm nhất, trong một vài cuộc nói chuyện cũng từng có nhận xét

rằng: Trong tiểu thuyết Sông, vẫn là không gian sông nước quen

thuộc.

Sức hấp dẫn của Sông còn được khảo sát ở hàng loạt các bài

báo. Tác giả Kim Dung Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đưa “đồng tính”

vào tiểu thuyết đầu tay. Cao Việt Dũng trong bài viết Nguyễn Ngọc

Tư và những cuộc bỏ đi cho rằng “Sông là rất nhiều câu chuyện nhỏ

ghép thành, nhưng nó chỉ xoáy sâu vào một điều: sự bỏ đi”. Cũng

viết về Sông, tác giả Phương Thúy lại nhìn nhận ở phương diện thể

loại. Như vậy, dường như tất cả các bài báo giới thiệu về tiểu thuyết

hay các bài phê bình đều hướng đến sự thay đổi về thể loại sáng tác

của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó nhìn nhận cách chuyển mình trong lối

viết của chị. Chỉ có nhà văn Mai Anh Tuấn đã dừng lại về yếu tố văn

hóa trong tiểu thuyết này ở góc nhìn bao quát nhưng còn khá chung

chung, chưa đi vào cụ thể.

Dựa trên tất cả những nguồn tư liệu mà chúng tôi khảo sát

được dễ nhận ra một điều rằng Sông đã được khám phá ở khá nhiều

phương diện, nhưng ở góc nhìn văn hóa, chưa thật sự có công trình

nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu. Trên tinh thần kế thừa và tiếp thu

những thành tựu mà các nhà nghiên cứu, các tác giả đã khảo cứu

5

được, trong luận văn này, chúng tôi mong muốn tiếp tục khảo sát

“Tiểu thuyết Sông dưới góc nhìn văn hóa” để từ đó, góp thêm cái

nhìn về tác phẩm ở một khía cạnh gần gũi nhưng lại sâu sắc và ý

nghĩa.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tiểu thuyết Sông - Nguyễn Ngọc Tư

(Nhà xuất bản Trẻ, 2017).

- Phạm vi nghiên cứu: nhãn quan văn hóa trong tiểu thuyết

Sông của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ các phương diện tâm thức văn hóa.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Phương pháp loại hình.

- Phương pháp tiếp cận liên ngành.

5. Đóng góp của đề tài

Với đề tài “Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư từ nhãn

quan văn hóa” chúng tôi chỉ mong muốn góp thêm một cái nhìn về

sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, tiểu thuyết Sông nói riêng ở

một phương diện gần gũi và mang tính tâm linh của người Việt. Mặc

khác, cũng mong muốn khám phá tác phẩm của chị ở phần nhân bản

của con người trong xã hội hôm nay - con người trong dòng chảy của

văn hóa.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy văn

xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI

Chương 2. Sông của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ tâm thức văn hóa

6

Chương 3. Phương thức biểu hiện tâm thức văn hóa trong

Sông của Nguyễn Ngọc Tư

CHƢƠNG 1

VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG DÒNG CHẢY

VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI

1.1. Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI - những xu hƣớng “lạ hóa”

1.1.1. Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người

Macxim Gorki từng cho rằng “Văn học là nhân học”. Quan

niệm này đã đã khẳng định con người là đối tượng chủ yếu và là đối

tượng trung tâm mà văn học phản ánh. Thế kỉ XX trở về trước, ta thấy

bóng dáng con người vũ trụ, con người đạo đức, con người đấng bậc và

con người có ý thức cá nhân. Tuy vậy, con người cá nhân trong văn học

Trung đại gắn với tự nhiên, với các chuẩn mực đạo đức.

Văn học Việt Nam từ sau thế kỉ XX là tiếng nói của cái tôi cá

nhân dám bày tỏ mọi nỗi đau khổ của con người. Sau Cách Mạng

tháng Tám, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người có bước

chuyển mình: con người anh hùng, con người sử thi, con người của

vận mệnh dân tộc. Công cuộc cách mạng hoàn tất cũng là lúc văn học

bung vỡ tiếng nói của cái tôi cá nhân đích thực. Vì thế, quan niệm

nghệ thuật về con người đã có sự chuyển biến.

1.1.2. Cách tân trong kĩ thuật viết

Từ thế kỉ XX tiểu thuyết không chỉ đổi mới về nội dung mà

còn thay đổi về hình thức thể hiện. Nhìn từ phương diện nghệ thuật

có thể thấy hai xu hướng chính: làm mới tiểu thuyết trên nền truyền

thống và hướng cách tân theo tinh thần hiện đại.

Ỏ xu hướng thứ nhất, các tác giả chủ yếu vẫn bám sát khung

thể loại truyền thống nhưng đã có thêm gia tăng, sự thay đổi điểm

7

nhìn trần thuật, sử dụng yếu tố huyền ảo, yếu tố trào lộng… Thứ hai

là xu hướng cách tân theo tinh thần hiện đại. Vậy sự đổi mới về kĩ

thuật viết được thể hiện ở những phương diện nào?

Thứ nhất, sự thu hẹp về quy mô tác phẩm là đặc điểm dễ

nhận ra đầu tiên về mặt hình thức.

Thứ hai, là sự dung hợp các thể loại trong một tiểu thuyết.

Thứ ba, sự đổi mới trong kĩ thuật viết còn được thể hiện

ở hiện tượng “ngoại đề hóa” hay hiện tượng “phi tâm hóa” truyện kể

và sử dụng đậm đặc lối tự sự phân mảnh.

Thứ tư, một thủ pháp “lạ hóa” trong kĩ thuật viết của các nhà

văn thế kỉ XXI chính là lối cắt dán phân mảnh.

Như vậy việc đổi mới kĩ thuật viết, văn chương Việt Nam thế

kỉ XXI mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, biểu hiện ở “chủ

trương phi tâm hóa, chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố

trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng”.

1.2. Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình sáng tạo văn xuôi

1.2.1. Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn của thời đại mới

Trong xôn xao của cánh đồng văn chương Việt Nam đầu thế

kỉ XXI, sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư như một “cơn gió lạ” tạo

nên một “dư vị” mới. Những tản văn đầu tiên đến với bạn đọc rồi

những truyện ngắn lần lượt xuất hiện bằng giọng điệu mộc mạc, đậm

màu sắc Nam Bộ. Lần đầu tiên, một vùng văn hóa miền Nam với

giọng điệu rất riêng đã bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp vùng miền,

bước vào một vùng văn hóa rộng lớn hơn.

Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư viết những điều quen thuộc

hằng ngày đi vào tâm thức của chị. Không dừng lại ở đó, Nguyễn

Ngọc Tư chạm đến những vấn đề xã hội gay gắt, chị đã viết những

truyện phản ánh sinh động hiện thực đến kiểu truyện tư tưởng. Nói

8

một cách khác, Nguyễn Ngọc Tư đang đi về phía nghệ thuật hiện đại.

Nguyễn Ngọc Tư đã viết được những truyện hư cấu, những truyện tư

tưởng, đặt trong những kiểu cấu trúc tác phẩm khác nhau.

Chính vì những lẽ trên, Nguyễn Ngọc Tư từ một nhà văn của

vùng đất mũi xa xôi đã từng bước đi vào hành trình của một nhà văn

thời đại mới. Không bằng lòng với những điều mình có chị đã đóng

góp cho văn chương hiện đại Việt Nam bằng những thành tựu nghệ

thuật đặc sắc, bằng sự tĩnh lặng vốn có của mình.

1.2.2. Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư – “dòng riêng giữa nguồn

chung”

Thế kỉ XXI, người ta bắt gặp tràn lan những tác phẩm văn

chương đẫm mùi tính dục, nó như một “mode” thời thượng. Nguyễn

Ngọc Tư không sử dụng yếu tố ấy như một công cụ câu khách. Chị

đã viết về sex, về khát vọng sex nhưng thấm thía ý nghĩa nhân bản.

Nhưng điều níu giữ Nguyễn Ngọc Tư để chị luôn là một cây bút tinh

tế, bản lĩnh, có chiều sâu là bởi tâm hồn chị được hun đúc bởi một

chiều sâu văn hóa.

Thế kỉ XXI, người ta cũng bắt gặp các tác phẩm văn xuôi với

việc sử dụng ngôn ngữ khá độc đáo, đa dạng và đa thanh phức điệu.

Trong dòng chảy ấy, Nguyễn Ngọc Tư cũng âm thầm khi sử dụng thứ

ngôn ngữ rất riêng để chạm khắc tiếng nói vùng miền vào lịch sử văn

học. Đó không chỉ là việc vận dụng thứ ngôn ngữ khẩu ngữ Nam Bộ

mà chị còn vận dụng thứ ngôn ngữ đã được trau dồi qua thời gian,

được chắt lọc qua tư duy nhận thức của con người. Đó là ngôn ngữ

biến tấu từ ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ tính dục. Bên cạnh

ngôn ngữ, nhà văn luôn làm nên nét dấu ấn cho riêng mình ở những

trang viết qua giọng điệu. Cũng vẫn là những giọng điệu triết lí, hoài

niệm, hay chất giọng điềm nhiên trước thực tại xã hội. Nhưng ở chị,

9

là một sắc giọng không thể nào trộn lẫn. Giọng điệu Nam Bộ phả ra

trong từng hơi thở của nhân vật, là kiểu cốt cách khí khái của người

niềm Nam, là cái thâm trầm của người đàn bà miền Nam trải qua

nhiều oan trái cuộc đời. Đó còn là cách nhà văn đặt các biểu tượng

nghệ thuật ở những nơi đắt địa nhằm mở ra nhiều trường liên tưởng,

chồng xếp nhiều tầng ý nghĩa cho tác phẩm của mình. Tất cả các biểu

tượng nghệ thuật ấy đều bước ra từ cội nguồn văn hóa Nam Bộ với

chiều dài lịch sử trong quá trình thích ứng và giữ gìn truyền thống.

Tóm lại, Nguyễn Ngọc Tư là một nghệ sĩ có chân tài trong

nền văn chương hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của nhà văn mang tính

hiện thực sâu sắc vì đã phản ánh được chân dung đích thực với tâm

tư, nguyện vọng và tình cảm của lớp người lao động nghèo khó ở

Đồng bằng sông Cửu Long. Bằng một phong cách nghệ thuật tiêu

biểu cho lối viết chơn chất mà cô đọng của những người cầm bút ở

phương Nam chị đã luôn biết cách chảy trôi theo dòng, nhưng luôn

biết mình không hòa lẫn vào dòng chảy ấy, để khẳng định mình.

10

CHƢƠNG 2

SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ NHÌN TỪ

TÂM THỨC VĂN HÓA

2.1. Mạch nguồn văn hóa Việt - cốt lõi văn hóa truyền thống

2.1.1. Không gian văn hóa đậm chất Nam Bộ

Là vùng đất với điều kiện tự nhiên sông nước, cuộc sống của

người dân Nam Bộ gắn bó mật thiết với thuyền, ghe… Nó không chỉ

là phương tiện thiết yếu để di chuyển mà nó là vật thiết thân của họ,

là chứng nhân cho toàn bộ cuộc đời của họ.

Nam Bộ là vùng rộng lớn sông, hồ, ao… cùng với sự trù phú

của nguồn thực phẩm sông nước dồi dào. Trong Sông, Nguyễn Ngọc

Tư đã hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực vùng sông

nước miền Nam dân dã qua một món quen thuộc trong mâm cơm của

người dân quê nghèo khó, lam lũ.

Một yếu tố nữa trong Sông để thấy bóng dáng của văn hóa

sông nước là cuộc sống sinh hoạt của con người luôn gắn với dòng

sông. Đó là cuộc đời trong những chuyến đi của mẹ chồng nàng dâu

bán vải, là cuộc đời đi dọc con sông của người đàn ông làm nghề

chèo đò chở hàng.…

Không gian văn hóa được xác lập không chỉ bởi những yêu

tố vật chất mà chiều sâu của nó còn là sự đan dệt của các yếu tố tinh

thần. Đó các tín ngưỡng tôn giáo. Nhà văn đã lột tả đời sống tâm linh

của người Việt qua các lễ hội truyền thống. Nó độc đáo bởi chị đã có

cái nhìn “giải thiêng” những lễ hội và phong tục. Chính cái nhìn “giải

thiêng” ấy phần nào mang màu sắc của những ám ảnh bi kịch, những

bất an và những hồi kết không trọn vẹn. Nguyễn Ngọc Tư không

xuôi chiều với cái nhìn của những phong tục tập quán tín ngưỡng

11

truyền thống. Đấy là cách chị để cho nhân vật thể hiện một nhân sinh

quan mới, bày tỏ sự hồ nghi về xã hội thực tại.

Không gian văn hóa trong Sông còn được tạo nên bởi những

câu chuyện về các làng nghề truyền thống. Trong Sông, Nguyễn

Ngọc Tư đã phục dựng lại làng nghề đẽo gỗ bằng tay. Tác giả không

chỉ đơn thuần phục dựng, tự hào, hay nuối tiếc về một làng nghề

truyền thống đang bước vào ngõ tối mà là câu chuyện ông tổ của

nghề. Do đó, sức ám ảnh của Sông chính là những câu chuyện mà

nhà văn đan cài trong các tín ngưỡng phong tục đó để gởi đến một

quan niệm nhân sinh.

Trong Sông còn tái hiện một lẽ hội truyền thống. Đó là chợ

tình: chợ Thương. Nguyễn Ngọc Tư muốn phản ánh một thực tại của

hôm nay hay muốn gởi những tiếng nói khát khao được sống với tình

yêu, được sống là chính mình trong một xã hội dù phát triển nhưng

còn đầy rẫy định kiến.

Sông - cũng như những truyện ngắn hay tản văn của Nguyễn

Ngọc Tư, ngay từ đầu đã thấy bóng dáng của một không gian văn hóa

đậm chất Nam Bộ. Tuy vậy Nguyễn Ngọc Tư không phải là người

sao chép lại văn hóa vào trong tác phẩm của mình mà chị phóng

chiếu nó trong cái nhìn vừa tự hào vừa đối thoại.

2.1.2. Văn hóa ứng xử và căn tính của con người Nam Bộ

Với những điều kiện tự nhiên được ưu ái, con người Nam Bộ

trong quá trình định hình và phát triển vùng đất này đã thể hiện cách

ứng xử một cách hài hòa với thiên nhiên và con người, từ đó bật lên

căn tính của người Nam Bộ.

Trong Sông ta thấy bóng dáng con người mang tính cách đặc

trưng của người miền Nam. Đó là đạo lý, tình nghĩa - đặc trưng

12

trong ứng xử của con người Nam Bộ. Đó là câu chuyện của mẹ

chồng nàng dâu tên Bế, của Ân, của chị San…

Người miền Nam vốn được biết đến là những con người với

tính cách ngay thẳng, bộc trực. Điều ấy thể hiện ở cách mà họ đã đối

đãi với nhau một cách rất trượng nghĩa, cư xử một cách phóng

khoáng và hào hiệp. Họ sẵn sàng cho người khác tá túc nhà mình khi

người khác sa cơ; là sự nóng giận của Xu khi chứng kiến người đàn

bà đánh vợ; là cách mà Ân và Tú đã tìm mọi cách bảo vệ cô gái có

tên Bí Đỏ… Họ ngời lên vẻ đẹp của người Nam Bộ. Những con

người ân nghĩa, thủy chung, mộc mạc, hồn hậu và rất chân thành.

2.2. “Dòng chảy văn hóa” Việt qua sự biến động của thời đại

2.2.1. Quan niệm định kiến của con người về giới

Khi Nguyễn Ngọc Tư công bố tiểu thuyết đầu tay Sông

người đọc ngỡ ngàng vì hành trình con người tìm kiếm chính mình.

Họ không dám sống cuộc sống của mình, không dám thể hiện mình.

Là Ân, âm thầm sống cuộc sống của một người ở thế giới thứ ba

trong sự dằn vặt, cô độc.

Trong Sông người đọc còn thấy những Bối, Xu… Những

chàng trai có vẻ ngoài mạnh mẽ lại mang thiên tính nữ. Họ khao khát

được bỏ lớp mặt nạ, để sống với chính mình, là chính mình.

Sông của Nguyễn Ngọc Tư đã lên tiếng nói bênh vực cho

những người đồng tính, họ xứng đáng được hưởng cuộc sống bình

thường như bao nhiêu người khác.

Trong Sông Nguyễn Ngọc Tư đã tiến hành một cuộc khám

phá đậm chất nhân văn của văn nghệ thời đại khi tiếp cận một phần

không nhỏ nhân loại, một diện mạo nhân bản của tâm hồn người. Có

thể nói, đề tài đồng tính đích thực là cuộc cách mạng nhân văn tiến

13

bộ sau cuộc cách mạng nữ quyền, góp phần giải phóng cá tính và

khẳng định những giá trị đậm chất nhân bản.

2.2.2. Con người với khát vọng tìm về bản thể uyên nguyên

Tinh thần hiện sinh trong văn học cơ bản là sự kiếm tìm bản

thể. Với nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, sống là hành vi lựa chọn và

dấn thân. Bằng cách ngược dòng sông Di nhà văn đã để những Ân,

Xu, Ánh tạo lập “vóc dáng” mình. Mà triết học hiện sinh gọi bằng cái

tên là khẳng định “nhân vị”. Hành trình của Bối, của Ân, của Tú đã

khẳng định khát vọng tìm kiếm bản thể uyên nguyên con người.

Nguyễn Ngọc Tư đã chứng thực cho dòng chảy văn hóa Việt qua sự

tác động của thời đại bằng hành trình của các nhân vật, từ đó khẳng

định, ngợi ca những khát vọng rất người. Để thấy ở mảng này,

Nguyễn Ngọc đã chạm đến giá trị nhân bản.

2.2.3. Đối thoại với quan niệm truyền thống về cái chết

Sông của Nguyễn Ngọc Tư dày đặc những cái chết. Đó là cái

chết không dự báo. Con người thờ ơ trước sự biến mất vĩnh viễn của

người khác. Phải chăng, đời sống của xã hội thực tại đã khiến con người

thờ ơ vô cảm trước cái chết của người khác?

Trong Sông, Nguyễn Ngọc Tư không dễ dầu lãng quên cách

con người hành xử trước sự ra đi của người khác. Đó là sự thương

xót. Vậy nên, tha thứ mọi tội lỗi cho người đã chết, quên đi mọi tội

lỗi của người đã chết cũng là cách người Việt bày tỏ tấm lòng của

mình với họ.

Với người Việt cái chết rất linh thiêng. Vì vậy, nó gắn với

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó là sự nối kết tình thân trong một giai

đoạn mà mọi giá trị đạo đức, mọi mối quan hệ đang lỏng lẻo đến rạn

vỡ. Thậm chí việc để tang, việc thờ cúng hằng năm theo Nguyễn

Ngọc Tư, cũng là cách con người ta cảm thấy bớt cô đơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!