Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN TƢỜNG VI
QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA
NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA
NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS. BÙI TRỌNG NGOÃN
Ngƣời thực hiện:
NGUYỄN TƢỜNG VI
(Khóa 2014 – 2018)
Đà Nẵng, tháng 5/2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Tƣờng Vi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là tôi nghiên cứu, thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của GVHD: PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn.
Mọi tham khảo trong luận văn này đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện
NGUYỄN TƢỜNG VI
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên PGS.TS Bùi Trọng
Ngoãn, cán bộ giảng dạy khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà
Nẵng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, các cô giáo khoa
Ngữ Văn, cùng các bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ đang công tác tại thƣ viện trƣờng Đại
học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm và mƣợn
tƣ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Do trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên mặc dù chúng
tôi đã có nhiều cố gắng, khóa luận này khó tránh những thiếu sót. Chúng tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và các bạn để
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện
NGUYỄN TƢỜNG VI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................5
6. Dự kiến đóng góp của đề tài ...............................................................................5
7. Bố cục của đề tài ...................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM......................7
SỐNG MÒN..............................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận về tình thái và tình thái trong ngôn ngữ.........................................7
1.1.1. Tình thái trong logic học và tình thái trong ngôn ngữ .....................................7
1.1.2. Các phƣơng tiện biểu thị tình thái..................................................................11
1.1.3. Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái ...........................................................14
1.1.4. Đặc điểm của quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt ............................20
1.1.4.1. Đặc điểm về ngữ nghĩa – chức năng...........................................................20
1.1.4.2. Đặc điểm về hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái...............................23
1.1.4.4. Đặc điểm về ngữ nghĩa – chức năng của quán ngữ biểu thị tình thái trong
quan hệ với nội dung mệnh đề đi kèm.....................................................................28
1.1.5. Phân loại tình thái theo phạm trù nội dung của tình thái nhận thức ...............29
1.2. Tổng quan về tác giả, tác phẩm ........................................................................31
1.2.1. Nam Cao – một đời văn.................................................................................31
1.2.2. Tiểu thuyết Sống mòn....................................................................................32
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT QUÁN NGỮ TÌNH THÁI THEO CÁC PHẠM TRÙ
NỘI DUNG CỦA TÌNH THÁI NHẬN THỨC TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO...........................................................................................35
2.1. Các quán ngữ tình thái nhận thức thực hữu ......................................................35
2.2. Các quán ngữ tình thái nhận thức tiềm năng.....................................................48
2.3. Các quán ngữ tình thái nhận thức phản thực hữu..............................................61
CHƢƠNG 3. NĂNG LỰC GỢI DẪN CỦA QUÁN NGỮ TÌNH THÁI ................72
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN –....72
NAM CAO..............................................................................................................72
3.1. Một góc cuộc sống ngột ngạt đƣợc thể hiện qua quán ngữ tình thái.................73
3.1.1. Tầm tác động quán ngữ tình thái nhận thức thực hữu đến hiện thực trong
bức tranh tiểu thuyết Sống mòn...............................................................................73
3.1.2. Tầm tác động quán ngữ tình thái tiềm năng đến lý tƣởng sống con ngƣời
trong tiểu thuyết Sống mòn .....................................................................................75
3.1.3. Tầm tác động quán ngữ tình thái phản thực hữu phản ánh thái độ nhà văn
đối với hiện thực bức tranh tiểu thuyết Sống mòn...................................................78
3.2. Cá tính hóa nhân vật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao qua năng lực
gợi dẫn của quán ngữ tình thái ................................................................................79
3.2.1. Dấu ấn cá tính hóa nhân vật Thứ, San và Oanh trong tiểu thuyết Sống mòn.80
3.2.2. Dấu ấn cá tính hóa nhân vật Mô và vợ chồng ông Học trong tiểu thuyết ......86
3.3. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao qua quán ngữ biểu thị tình thái. .............87
3.3.1. Quán ngữ biểu thị tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thái
của Nam Cao...........................................................................................................87
3.3.2. Quán ngữ tình thái và lối văn đậm tính khẩu ngữ Bắc Bộ của Nam Cao.......89
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................95
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tình thái trong ngôn ngữ là một trong những vấn đề đặc biệt đƣợc quan tâm
trong khoảng 30 năm trở lại đây. Trƣớc đây, trong ngữ pháp truyền thống, các yếu
tố chỉ tình thái chỉ đƣợc xem xét nhƣ là một bộ phận trong kết cấu câu (tình thái
ngữ) hoặc chỉ quan tâm đến thái độ ngƣời nói đối với đối tƣợng. Nhƣng trong
những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện của ngữ pháp chức năng, một khuynh
hƣớng ngữ pháp thiên về ngữ nghĩa, vấn đề tình thái trong câu đã dần dần đƣợc
khảo sát đầy đủ hơn. Theo đó, trong một phát ngôn, ngoài nghĩa sự tình ra còn có
một nghĩa tình thái, đồng thời các phƣơng tiện thể hiện nghĩa tình thái đã đƣợc các
nhà ngữ pháp miêu tả.
Khi phân tích nghĩa tình thái, chúng ta sẽ nắm thông tin đầy đủ hơn trong
một phát ngôn. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề tình thái, nhất là những phƣơng tiện
từ vựng biểu thị tình thái nhƣ tiểu từ tình thái, động từ tình thái, trợ từ tình thái, định
ngữ tình thái, trong đó những tổ hợp “có lẽ, dễ thường, nói của đáng tội, nói khi vô
phép, theo tôi thì, …” chúng ta quen gọi chúng là quán ngữ. Nhƣng trong cơ cấu
nghĩa của chúng, nghĩa tình thái hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng.
Vì lẽ đó, đề tài này, chúng tôi sẽ lí giải ý nghĩa và giải nghĩa những tổ hợp này để
bạn đọc khi đọc đến sẽ dừng lại, hiểu tầng nghĩa của chúng ngoài nghĩa sự tình của
phát ngôn, còn nghĩa tình thái bên trong.
Với đề tài này, chúng tôi hƣớng đối tƣợng nghiên cứu là quán ngữ một trong
những phƣơng tiện biểu thị tình thái đặc dụng. Những tổ hợp này đƣợc khảo sát trên
một tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Việc lựa chọn nhà văn Nam Cao để biểu thị
đối tƣợng này, bởi vì, câu văn của ông dồn nén thông tin nhiều, đồng thời con ngƣời
trong viết văn của ông không phải mang sắc thái lạnh lùng khinh miệt. Làm rõ hai
vấn đề trên chính là lí do chúng tôi lựa chọn để tìm hiểu sâu hơn về nhà văn và phân
tích kĩ càng nghĩa sự tình và nghĩa tình thái trong sử dụng câu văn của Nam Cao.
Hiện nay, trong môi trƣờng giáo dục đề cao vai trò chủ động của ngƣời học.
Hơn nữa, giáo dục đang đi theo khuynh hƣớng của sự tích hợp trong khoa học xã
2
hội nhân văn, tự nhiên. Mặc khác, giáo dục hƣớng đến ngƣời học, khi học văn là nói
đƣợc điều muốn nói và hiểu đƣợc lời ngƣời khác nói, đọc đƣợc văn bản. Vì thế,
ngƣời học nắm bắt đƣợc các tầng nghĩa của văn bản sẽ giúp ngƣời học đạt đƣợc
những mục tiêu nhất định.
Từ những điều trên, chúng tôi chọn yếu tố tình thái làm đối tƣợng nghiên cứu
của luận văn. Cụ thể hơn, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề quán ngữ tình thái và
đƣợc khảo sát trên tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta thƣờng bắt gặp những tổ hợp từ
mang tính đƣa đẩy, rào đón… nhƣ: “Của đáng tội, làm như… không bằng”, “dễ
thường…”, “theo tôi thì...” …. Những hiện tƣợng này đã trở nên quen thuộc trong
tiếng Việt, tuy nhiên sự quan tâm đến những tổ hợp từ này của các nhà ngôn ngữ
học còn ít. Song, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng,
khoa học ngôn ngữ đã có những thành tựu đáng kể. Những lý thuyết này là điểm
dựa cho các nhà nghiên cứu đi theo hƣớng phân tích nội dung của tính tình thái và
phƣơng tiện biểu hiện nội dung tình thái. Nắm bắt đƣợc hƣớng đi này, đã rất nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề tình thái đƣợc trình bày, đáng chú ý nhất là những
công trình: Tuyển tập của Hoàng Tuệ, năm 2009. Logic ngôn ngữ học qua cứ liệu
tiếng Việt của Hoàng Phê, năm 1989. Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng của
Cao Xuân Hạo năm 1991. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1, Câu trong
tiếng Việt – Cấu trúc – Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của Cao Xuân Hạo (chủ biên),
Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Tất Tƣơm, năm 1996. Logic và tiếng
Việt của Nguyễn Đức Dân, năm 1996.
2.1. Các ý kiến về tình thái nói chung
Cao Xuân Hạo, trong Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, chỉ ra tình
thái hành động phát ngôn và tình thái lời phát ngôn là hai phạm trù khác biệt.
(Quyển sách Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, xuất bản năm 2017, NXB
Khoa học xã hội).
3
Nguyễn Thiện Giáp, trong giáo trình Ngôn ngữ học, cũng chỉ ra ý nghĩa tình
thái của câu. (Giáo trình Ngôn ngữ học xuất bản năm 2008, NXB Đại học Quốc
gia).
Nguyễn Thị Ly Kha, trong giáo trình Tiếng Việt (tập II) cũng đề cập đến vấn
đề tính tình thái của câu. Tác giả cũng chỉ ra tính tình thái trong logic học thì tình
thái của một mệnh đề thƣờng đƣợc nghiên cứu thông qua ba thông số. (Giáo trình
tiếng Việt II, xuất bản năm 2011, NXB Đại học Sƣ phạm).
Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp, trong cuốn Thành phần câu Tiếng
Việt, đã phân loại tình thái ngữ theo tiêu chí hình thức (đặc điểm cấu tạo), hoặc nội
dung (ý nghĩa tình thái đƣợc biểu đạt). (Thành phần câu tiếng Việt, xuất bản năm
2014, NXB Giáo dục Việt Nam).
2.2. Các ý kiến về phƣơng tiện tình thái và quán ngữ tình thái
Về phƣơng tiện tình thái:
Diệp Quang Ban, trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt năm 2013, đã trình bày về
vấn đề tình thái tố nằm ngoài biểu thức của câu và tình thái tố với tƣ cách yếu tố cấu
tạo trong câu. ( Sách Ngữ pháp tiếng Việt, xuất bản năm 2013, NXB Giáo dục Việt
Nam).
Nguyễn Đức Dân, đặc biệt trong công trình nghiên cứu về Logic ngữ nghĩa
từ hư tiếng Việt, đã nghiên cứu một lớp từ vựng có tần số sử dụng rất cao và có vai
trò quan trọng cả về phƣơng diện ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa đối với tiếng Việt. (Logic
ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, xuất bản năm 2016, NXB Trẻ).
Bùi Trọng Ngoãn trong luận án tiến sĩ “Khảo sát các động từ tình thái trong
tiếng Việt” (2004). Luận án đƣợc xem là đề tài đầu tiên đi sâu tìm hiểu một cách có
hệ thống toàn bộ tiểu loại động từ tình thái tiếng Việt, đồng thời chỉ ra các đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ này.
Trịnh Bích Thùy trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghĩa tình thái của các
thành phần trạng ngữ trong câu Tiếng Việt” (2016) cũng đã đề cập đến vấn đề nghĩa
tình thái đã khái quát hóa các nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các trạng ngữ
4
. Phạm Quỳnh Hồng Diễm trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghĩa tình thái
của câu ghép chính phụ tiếng Việt” (2016) đã phân tích và khái quát hóa nghĩa tình
thái của từng kiểu câu ghép chính phụ tiếng Việt.
Về quán ngữ tình thái:
Nguyễn Văn Hiệp, với Cú pháp tiếng Việt đã phân loại quán ngữ biểu thị
những nội dung thuộc tình thái nhận thức. (Cú pháp tiếng Việt, xuất bản năm 2009,
NXB Giáo dục Việt Nam).
Với đề tài “Khảo sát ý nghĩa và cách dùng các quán ngữ biểu thị tình thái trong
tiếng Việt” (2000) luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Thu Hà, lần đầu tiên đi sâu nghiên
cứu chức năng ngữ nghĩa của các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt. Với
sự miêu tả hệ thống quán ngữ.
Theo khảo sát các ý kiến và bài viết của những tác giả trên, chúng tôi nhận thấy
cần tổng hợp một cách có hệ thống các lí luận liên quan đến tình thái, quán ngữ tình
thái. Hơn hết, đƣa vấn đề quán ngữ tình thái gắn liền với tình huống và ngữ cảnh
hiện thực, với mục đích, ý đồ của ngƣời sử dụng và tác động liên chủ thể giữa ngƣời
tham gia giao tiếp. Trên cơ sở, tiếp thu lý thuyết của Đoàn Thị Thu Hà kết hợp với
các tác giả khác. Đề tài này, chúng tôi tìm thấy hƣớng đi mới đó là không chỉ đi tìm
hiểu về quán ngữ biểu thị tình thái thuần túy mà quan tâm đến tất cả các quán ngữ
nói chung và tìm hiểu nghĩa tình thái của các quán ngữ. Đồng thời, chúng tôi nghiên
cứu quán ngữ biểu thị tình thái trong phạm vi một đối tƣợng cụ thể là tác giả Nam
Cao, gắn với một không gian văn hóa, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, và đối tƣợng giao
tiếp cụ thể.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Quán ngữ tình thái trong câu văn của Nam
Cao, trong tiểu thuyết Sống mòn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là văn bản nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu, hƣớng đến mục đích sau: