Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu thuyết nguyễn đình chính từ góc nhìn liên văn bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
___________________
VÕ THỊ NI NA
TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Ngườ
i hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Trường
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại học
Sư phạm vào ngày 06 tháng 01 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự bùng nổ của các lý thuyết văn học ở thế kỉ XX tạo nên một bức
tranh văn học phong phú, sôi động. Có thể kể đến sự ra đời hàng loạt các
lý thuyết như phê bình phân tâm học, lý luận hiện tượng học, chủ nghĩa
hiện sinh, lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chủ nghĩa
cấu trúc… Khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) xuất hiện trong
bối cảnh ấy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống nghiên cứu và phê
bình văn học. Theo lý thuyết này, mỗi văn bản là “bức khảm các trích
dẫn”, “là sự hấp thụ và chuyển hóa các văn bản khác”, là “không gian
tiếng vọng”, là “bội số văn bản” không thể tính đếm (R.Barthes). Mỗi
văn bản khi được viết ra không còn được nhìn nhận như một thực thể
“đóng kín”, một khối tự trị mà đó là giao điểm của vô vàn văn bản. Có
thể nói, sự ra đời của lý thuyết liên văn bản đã làm thay đổi diện mạo của
đời sống văn học, phá vỡ những quan niệm văn học tồn tại trước đó.
Ở Việt Nam, từ sau thời kì Đổi mới, một số cây bút tiêu biểu như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… đã có những nỗ
lực, tìm tòi trong sáng tác, khiến cho tác phẩm không chỉ là một văn bản
riêng biệt mà tồn tại như một liên văn bản. Tiếp cận văn học từ lý thuyết
liên văn bản đã giúp nhà văn thay đổi tư duy sáng tác, mạnh dạn thể
nghiệm những phương thức nghệ thuật mới mẻ để khơi sâu vào những
vấn đề đời tư, thế sự, chạm đến những góc khuất trong đời sống của con
người và xã hội, đem đến cơ hội để nhà văn đối thoại trực diện và thẳng
thắn với tinh thần cởi mở. Không những vậy, lăng kính liên văn bản đã
mở ra hướng nghiên cứu mới, làm phong phú hơn cách tiếp cận các hiện
tượng văn học và sâu hơn nữa là về lịch sử, thời đại, xã hội, vùng miền
nơi tác giả thuộc về; giúp người đọc khám phá những quan điểm nhân
sinh, chiều sâu văn hóa chứa đựng trong tác phẩm.
Nguyễn Đình Chính đã xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng
độc đáo, một “cơn gió lạ” luôn khao khát tìm kiếm sự cách tân với
những tác phẩm mang dấu ấn riêng, gây xôn xao dư luận. Ông là cây bút
có khát vọng cống hiến, giàu sức sáng tạo và không ngừng tự đổi mới
bản thân trên hành trình sáng tác. Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn
Đình Chính không chỉ mô tả hiện thực mà còn hàm chứa nhiều suy ngẫm
sâu xa về thân phận con người. Bằng niềm đam mê và khát vọng dấn
thân, bằng tài năng nghệ thuật cùng nỗi khắc khoải về những vấn đề lịch
sử, văn hóa, nhân sinh, Nguyễn Đình Chính đã tạo nên một thế giới nghệ
thuật có sự đan bện, xuyên dệt chằng chịt, chồng chéo những sự thật, hư
cấu, tưởng tượng, đan cài nhiều thể loại, nhiều tư tưởng tôn giáo, tín
2
ngưỡng... Người đọc muốn thưởng thức chúng cần có những cách đọc
hợp lí, và một trong số đó là áp dụng cách tiếp cận liên văn bản.
Chọn nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính từ góc
nhìn liên văn bản, chúng tôi nhằm khám phá những đổi mới trong tư duy
nghệ thuật của nhà văn, tìm hiểu những thủ pháp làm nên giá trị nghệ
thuật cho tác phẩm; giải mã ý nghĩa của các vỉa tầng văn hóa, lịch sử…
được hòa quyện nhuần nhuyễn trong tác phẩm; từ đó, phát hiện những
điểm mới mẻ, độc đáo, những thành công của tiểu thuyết Nguyễn Đình
Chính cũng như khẳng định tài năng, vai trò và vị trí Nguyễn Đình
Chính đối với văn xuôi đương đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung.
2. Lich s ̣ ử vấn đềnghiên cứu
Nguyễn Đình Chính là một hiện tượng văn học đặc biệt, thu hút sự
quan tâm tìm hiểu của khá nhiều nhà nghiên cứu. Tìm hiểu tính liên văn
bản trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, đã có những bài viết của các
tác giả Thanh Thảo, Thi Anh, Hoàng Hữu Các, Phùng Đệ, Nguyễn Thị
Hải Phương, Hòa Vang, Nguyễn Thị Linh Ka, Văn Cầm Hải, Đặng Tiến,
H.Q.T, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Thị Phương Uyên, Mai Văn Vinh…
với nhiều nhận định mang tính gợi dẫn để tác giả luận văn có thể tìm
thấy những hướng tiếp cận, mới mẻ từ tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính.
Khảo sát các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các
công trình đó chỉ mới khai thác một số khía cạnh, vấn đề trong tiểu
thuyết như sử dụng biểu tượng, xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu, sử
dụng thể loại… hoặc đặt ở góc nhìn phân tâm học, thi pháp học... Vấn đề
liên văn bản trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính hầu như chưa
được các nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét một cách hệ thống.
Vì thế, việc đặt tiểu thuyết của ông trong cái nhìn tổng quan từ lịch
sử, văn hóa đến chiều sâu tâm linh…; từ sự đối thoại trong tư duy nghệ
thuật đến sự tương tác các mã hình thức nghệ thuật là một hướng nghiên
cứu hứa hẹn nhiều khám phá thú vị. Theo chúng tôi, xem xét Tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính từ góc nhìn liên văn bản là một việc làm cần thiết,
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu khoa học. Nếu thành công, người
nghiên cứu có thể phát hiện thêm những giá trị độc đáo, mới mẻ trong
tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, khẳng định thêm tài năng, sự đóng góp
của Nguyễn Đình Chính đối với văn học Việt Nam.
3. Đối tương, ph ̣ am vi nghiên c ̣ ứu
3.1. Đối tương nghiên c ̣ ứu
Những biểu hiện của liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính
như: tính đối thoại trong tư duy nghệ thuật, sự tương tác giữa những biểu
hiện của hình thức nghệ thuật.
3
3.2. Pham vi nghiên c ̣ ứu
Các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính gồm: Đêm thánh nhân
(2008), Nxb Văn học, Hà Nội; Online…balô (2008), Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội; Phù du cánh mỏng (2009), Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
4.2. Phương pháp loại hình
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hơp̣
4.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành
4.5. Phương pháp so sánh – đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
Bằng việc soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính từ góc độ liên
văn bản, chúng tôi hi vọng có thể bóc tách tác phẩm, tìm ra giao điểm
nơi chồng xếp, đan cài các văn bản lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,… để
thấy được một thế giới nghệ thuật đa tầng, quy tụ, xuyên bện nhiều yếu
tố tiền văn bản. Cũng từ góc nhìn liên văn bản mà đánh giá tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính ở cấp độ tư duy nghệ thuật cũng như hình thức thể
hiện qua đó, khẳng định sự mới mẻ, sáng tạo và những đóng góp đáng
trân trọng của nhà văn trong việc vận dụng các kỹ thuật hiện đại kết hợp
với lối biểu đạt truyền thống nhằm tạo dựng tiếng nói riêng trong cách
tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
6. Bố cục của luận văn
Ngoà
i Mở đầu, Kết luâṇ và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
đươc tri ̣ ển khai thành 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính trong sự vận động của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2. Tính đối thoại trong tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính
Chương 3. Một số phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính từ góc nhìn liên văn bản
CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH TRONG SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Một số điểm nổi bật trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
1.1.1. Có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn
Hiện thực không còn “dâng sẵn, đón chờ”, cũng không thi vị hóa
đời sống như trước mà ẩn chứa bao phức tạp, bí ẩn, đa tầng, đa tuyến và
4
đa nghĩa, hỗn độn, rộng lớn. Sự đổi mới này khiến hiện thực được mở
rộng và được khám phá trong tính toàn diện.
Sự đổi thay trong quan niệm về hiện thực trước tiên nằm ở việc
nhận thức lại những mảng hiện thực quen thuộc như đề tài chiến tranh,
đời sống nông thôn,… Từ đó, nhà văn có điều kiện khám phá, phơi bày
những mặt khuất tối còn bị che khuất, lên án những tư tưởng, thói quen
đã trở nên lỗi thời, trở thành trở ngại cho công cuộc phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, văn học Việt Nam đương đại quan tâm hơn vào
những mảng hiện thực trước đây hầu như bị bỏ quên, khai phá những
mảng đề tài vốn được coi là “nhạy cảm” như lịch sử, tình dục, đồng tính,
tệ quan liêu, tham nhũng… Sự mở rộng trường miêu tả của văn học giúp
nhà văn tái hiện đời sống cả mặt dương bản lẫn âm bản, tiến sâu vào
khám phá bản thể người, vẫy gọi sự tò mò, quan tâm của độc giả.
Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, các nhà văn Việt Nam
quan tâm đến “con người ở tư cách cá nhân như một “nhân vị” độc lập
đầy bí ẩn, phức tạp”. Con người đã được tiếp cận từ nhiều điểm nhìn,
nhiều tọa độ với những góc khuất và chiều sâu tâm lí đầy phức tạp. Đặc
biệt, với cảm quan hậu hiện đại gắn liền với quan niệm “bất tín nhận
thức”, những vấn đề cấm kị của con người trước đây đã được phơi bày
không che đậy trên trang giấy. Vấn đề tính dục vốn bị xem là ngoại biên
giờ đây được chú trọng khám phá, là phương tiện đặc lực để các nhà văn
biểu hiện đời sống và con người.
Với sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, tiểu thuyết Việt Nam
giai đoạn này đã tạo ra những bước chuyển tư duy nghệ thuật: từ tư duy
sử thi trở về với tư duy tiểu thuyết; đồng thời với sự chuyển đổi trong
cảm hứng sáng tác: từ cảm hứng lịch sử - dân tộc sang cảm hứng thế sự -
đời tư. Các sáng tác, vì thế, không còn nhằm phát biểu chân lý đã hoàn
tất, đề cao những tư tưởng được mặc nhiên thừa nhận, khai thác con
người nguyên phiến mà hướng tới khắc họa một hiện thực bề bộn, chưa
hoàn chỉnh, ở đó tốt xấu, trắng đen đan xen, lẫn lộn. Quan niệm này đã
trả lại cho văn học diện mạo chân xác của đời sống, giúp nhà văn khám
phá hiện thực dưới nhiều góc nhìn mới mẻ, đưa số phận con người trở
thành trung tâm luận bàn của tiểu thuyết.
1.1.2. Cách tân về kỹ thuật viết tiểu thuyết
Tiểu thuyết đương đại là lãnh địa nơi vang vọng “tiếng gọi của trò
chơi” (M.Kundera), trở thành mảnh đất rộng lớn nơi “nhà văn tự do sử
dụng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau, tiến hành các thử nghiệm khác
nhau”.
Phần lớn các nhà văn xây dựng kiểu cốt truyện đa tuyến với nhiều
mạch truyện phân nhánh thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn với số phận
5
của nhiều nhân vật. Hơn nữa, cốt truyện còn được tổ chức khá lỏng lẻo,
nhiều khi không có mở đầu và bỏ ngỏ kết thúc, nhiều mạch truyện đồng
thời được kể khiến cốt truyện bị phân rã. Thậm chí có tiểu thuyết dường
như không có cốt truyện, rơi vào tình trạng phân mảnh, rời rạc, phi logic.
Kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại rất đa dạng và được tổ
chức đầy ngẫu hứng. Trong đó, kết cấu liên văn bản trở nên phổ biến,
phù hợp với yêu cầu dung chứa nhiều ngóc ngách của đời sống, đào sâu
vào những bí ẩn trong tâm hồn con người.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có sự cách tân trong cách kể
chuyện khi tạo lập điểm nhìn trần thuật đa dạng. Mỗi nhà văn cũng làm
mới giọng điệu, hướng tới phá vỡ vai trò độc tôn của “giọng chủ âm”,
thiết lập giọng đa âm, tạo nên bản hòa tấu giọng điệu, kết hợp nhiều âm
sắc.
Ngôn ngữ tiểu thuyết có sự kết hợp nhiều lớp từ vựng (tôn giáo,
điển tích, tiếng nước ngoài, ngôn ngữ thông tục…), nhiều phong cách
ngôn ngữ khác nhau (báo chí, khoa học…) để hướng tới sự tương tác,
đối thoại, chất vất, phê phán hay đồng tình giữa các quan điểm. Điều này
khiến cho câu văn trở nên linh hoạt, phá vỡ sự hạn hẹp của cấu trúc chủ -
vị thông thường, biến ngôn ngữ trở thành một trò chơi đầy sáng tạo.
Tiểu thuyết đương đại hướng tới khám phá con người cá nhân, con
người của cuộc sống đời thường và đi sâu vào thế giới nội tâm phong
phú, phức tạp, đầy bí ẩn. Chân dung nhân vật lại bị phân tán thành những
mảnh vỡ rải rác trong tác phẩm, thậm chí, trong nhiều tiểu thuyết, nhân
vật bị tẩy trắng. Kỹ thuật phân tích nội tâm không dừng lại ở những đoạn
đối thoại, miêu tả tâm lí mà nhà văn còn tiếp thu hai thủ pháp đắc lực là
độc thoại nội tâm và kỹ thuật dòng ý thức.
Bên cạnh đó, các nhà văn Việt Nam đương đại ý thức đưa vào tiểu
thuyết hàng loạt các yếu tố ảo, từ không gian, thời gian đến nhân vật.
Yếu tố ảo này một phần để hạn chế sự thật đến trần trụi của cái thực, một
mặt góp phần lột tả cái thực một cách thực hơn.
1.2. Nguyễn Đình Chính và hành trình sáng tạo nghệ thuật
1.2.1. Nguyễn Đình Chính - một tâm hồn nghệ sĩ “đa đoan”
Là kỹ sư cầu đường với tương lai sáng lạn trước mắt, nhưng máu
nghệ sĩ đã “bẻ ghi” hướng Nguyễn Đình Chính sang con đường viết văn.
Trải qua gần nửa thế kỷ cầm bút, thấm thía mọi vui buồn của nghề văn,
Nguyễn Đình Chính vẫn kiên trì đến cùng với nghiệp viết.
Chính những năm tháng gian khó của cuộc đời, sự tôi rèn trong
kháng chiến đã tạo cho Nguyễn Đình Chính một vốn sống phong phú, sự
am hiểu tường tận cuộc sống của con người. Bằng tài năng cùng với nỗi
khao khát “nhăm nhăm ba lô bụi lên đường” để làm giàu thêm kinh
6
nghiệm sống, Nguyễn Đình Chính đã sáng tạo ra những tác phẩm ứ đầy
hiện thực đời sống. Là nhà văn đi qua cả hai trận chiến sinh tử lớn lao
của dân tộc, Nguyễn Đình Chính thấm thía nỗi đau xương máu từ những
mất mát chiến tranh.
Với phẩm cách “đa đoan”, nhà văn luôn rộng mở tâm hồn mình để
đón nhận những biến động của cuộc đời, sẵn sàng “ép mình vào cuộc
chạy ma-ra-tông” để tạo sinh trang viết với nhu cầu được bày tỏ, cất
tiếng về cuộc đời và phận người. Ngoài sự quan tâm về chiến tranh, các
các sáng tác của ông luôn hướng về những con người bình thường, bị
đẩy ra bên lề xã hội, đặc biệt là người phụ nữ để từ đó cất tiếng lên tiếng
nói cảm thông, sẻ chia với những số phận bất hạnh, những ước mơ, lý
tưởng dang dở của con người.
1.2.2. Nguyễn Đình Chính - từ lối văn “chải chuốt” đến lối viết
“văng mạng”
Điểm chung trong những tác phẩm trước năm 1986 của Nguyễn
Đình Chính là lối văn suy tưởng nhẹ nhàng, một lối “văn rất đẹp” theo
kiểu “chải chuốt câu chữ”. Hòa vào dòng chảy văn học đổi mới sau năm
1986, Nguyễn Đình Chính đã tạo ra được những tác phẩm không còn
mang lối “văn chương chỉn chu, đúng ngữ pháp kiểu văn Tây”, thứ “văn
hay, nhưng không phải văn của cuộc đời” mà đậm lối suồng sã đời
thường. Lối văn “bụi bặm”, thậm chí “bặm trợn”, “tươi sống và thô ráp”
như chính cuộc đời trong Đêm thánh nhân đã khiến nhiều người quen
thưởng thức những kiểu văn xuôi “đèm đẹp” phải ngỡ ngàng khi đọc.
Đến năm 2008, Nguyễn Đình Chính tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu
thuyết Online…ba lô. Viết theo “trường phái văng mạng”, “phong cách
văng mạng” với Nguyễn Đình Chính có nghĩa là “mình nghĩ tới đâu,
nghĩ như thế nào thì cứ viết đúng như thế” với “giọng điệu tưng tửng,
đôi khi nhấm nhẳng bất cẩn, lúc “trơ” lì nhưng khó giấu nổi sự yếu đuối
và khao khát sống của một lớp người”. Bằng tác phẩm này, Nguyễn
Đình Chính đã đi sâu vào những ngõ ngách, tiến vào tận những góc
khuất trong tâm hồn để trang trải lên trang văn của mình số phận của
những con người bình thường trong xã hội.
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính
1.3.1. “Nghệ thuật là sự thăng hoa của vô thức sáng tạo”
Nguyễn Đình Chính đã nhận thức được tầm quan trọng của phân
tâm học, trong đó có vô thức trong sáng tạo nghệ thuật. Viết văn không
chỉ là nơi ý thức chi phối ngòi bút mà vai trò của tiềm thức, vô thức cũng
không kém phần quan trọng.
Với Nguyễn Đình Chính, “viết không phải nghĩ nhiều, hoàn toàn
từ vô thức, để cho nhân vật dắt mình”. Tất cả những ẩn ức cá nhân,
7
huyễn tưởng, tưởng tượng được ông chuyển tải vào văn chương và khi
chìm sâu vào thế giới tưởng tượng ấy, nhà văn rời xa thực tại, để vô thức
dẫn dắt ngòi bút.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chính còn đưa ra quan điểm về sáng
tác tác phẩm văn học và sự tiếp nhận của người đọc dưới ảnh hưởng của
vô thức sáng tạo. Người viết tìm đến vô thức để sáng tạo, người đọc
cũng trốn mình trong thế giới hư ảo ấy. Cả hai đều gặp gỡ, tri âm ở cõi
miền vô thức. Có thể thấy, Nguyễn Đình Chính đã có những quan niệm
sâu sắc, toàn diện về nghệ thuật dưới ánh sáng của vô thức sáng tạo.
Những ảnh hưởng to lớn của thực tại, nhân sinh phồn tạp, nhiễu
nhương khiến Nguyễn Đình Chính ám ảnh. Những ám ảnh đó không thể
tiêu biến mà tìm cơ hội trỗi dậy trong tiềm thức và biểu hiện bằng những
trang viết đầy khao khát về một lối văn “truyền đạt được cảm xúc”, thấm
đẫm dư vị của cuộc đời ra đời từ giây phút thôi miên: “Viết thoải mái,
viết bằng vô thức”. Văn chương của Nguyễn Đình Chính nằm chênh
vênh giữa ý thức và vô thức. Phần vô thức khơi dậy cảm hứng sáng tạo,
sự đam mê trong người nghệ sĩ ấy để rồi những lần ngòi bút trượt mình
khỏi ý thức là lúc vô thức sáng tạo lên tiếng.
1.3.2. Nghệ thuật “giúp con người ta thức tỉnh”
Với Nguyễn Đình Chính, đích đến của sáng tạo văn chương đích
thực là khi “giúp con người ta thức tỉnh”. Thức tỉnh là để nhìn nhận bản
thân, để sám hối sai lầm của quá khứ, để biết phẫn nộ trước cái xấu, cái
ác, trân trọng những giá trị tốt đẹp dần bị quên lãng, để thấu thị về thực
tại.
Nguyễn Đình Chính tỏ rỏ sự bản lĩnh khi sẵn sàng khước từ lối
văn giáo huấn một thời. Văn chương không dạy bảo đạo lí sẵn có, nhà
văn không rao giảng chân lí trong cưỡng ép. Văn chương dành cho mọi
người tiếp nhận, không phân chia thứ bậc, chức vị tìm đến trong tâm thế
thoải mái. Tiếp nhận nhiều luồng tư tưởng là cơ sở giúp người đọc có
được cái nhìn đa chiều, đa diện về hiện thực cuộc sống.
Để tác phẩm đủ khả năng “thức tỉnh” con người, Nguyễn Đình
Chính đã nỗ lực đưa văn chương về gần với cuộc đời, hòa chung nhịp
đập với trái tim con người. Hơn nữa, sứ mệnh của nhà văn là phải “bám
rễ” trong đời sống, ở giữa đời sống phồn tạp, đa tầng này để có thể khám
phá mọi ngóc ngách của cuộc đời, con người dù hiện thực ấy đôi lúc mâu
thuẫn, trái ngang.
1.3.3. “Văn học nghệ thuật chối bỏ mọi phiên bản”
Nguyễn Đình Chính xem “Văn chương phong phú hơn cả tự nhiên,
phong phú hơn nhiều, ở chỗ nó liên tục sinh sôi nảy nở những loài, giống
mới”. Văn chương không bao giờ chấp nhận sự lặp lại, đi theo khuôn
8
mẫu và người đọc cũng không thể tiếp nhận những điều đã quen nhàm,
cũ kĩ.
Tìm kiếm lối nhận thức mới, thoát khỏi tư duy nhị nguyên nhìn
con người và hiện thực một cách đơn chiều, phiến diện, từ đó, Nguyễn
Đình Chính đòi hỏi nhà văn phải có sự đổi mới trong tư duy, từ chối bị
áp đặt nhận thức, luôn cố gắng khám phá những khía cạnh riêng, tìm tòi
những phát hiện mới.
Nguyễn Đình Chính thẳng thắn tâm niệm: “Nghệ thuật không dành
cho đám đông. Không nên kỳ vọng vào sự ồn ào của đám đông”. Lặng lẽ
tìm con đường khẳng định tài năng qua các sáng tác, tưới tắm trang văn
mình bằng chất liệu “thấm đẫm chất đời sống, “tươi sống” và thô ráp
như chính cuộc sống hằng ngày chúng ta đang sống, đồng thời lại mang
được những nét kỳ quái, huyễn hoặc” là con đường riêng mà Nguyễn
Đình Chính chọn để “mang đến một cái “tôi” “hoàn toàn khác hẳn, riêng
biệt một khoảng trời riêng”.
Chương 2
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT
CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
2.1. “Mã nguồn mở” về lịch sử, con người trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Chính
2.1.1. Những “góc nhìn khác” về lịch sử
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh.
Với Nguyễn Đình Chính, chiến tranh là một đề tài lớn, hấp dụ sức sáng
tạo, khơi gợi những đối thoại, tra vấn đa chiều.
Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, chiến tranh không chỉ là
cuộc chiến ta thắng – địch thua mà nó còn đồng nghĩa với bạo lực, chết
chóc, đau thương, là những ám ảnh về sự mong manh của kiếp người
trong vòng xoáy lịch sử. Lấy con người làm hệ quy chiếu, Nguyễn Đình
Chính khước từ cái nhìn mỹ hóa bạo động và sự hi sinh bằng sự tranh
biện với cách nhìn nhận một chiều về lịch sử để thẳng thắn bày tỏ quan
điểm riêng. Nỗi đau chiến tranh là nỗi đau chung của thân phận con
người. Từ chối cái nhìn hiện thực lý tưởng, một chiều, Nguyễn Đình
Chính đã phản ánh thực tế đầy phức tạp của đời lính, thể hiện cái nhìn,
sự đánh giá công bằng, khách quan, chân thực về cuộc chiến đã qua.
Nguyễn Đình Chính đã phá bỏ không khí sử thi, cảm hứng lãng
mạn của văn học giai đoạn trước, đưa người lính từ vị thế những “vị
thánh sống” trở về với tư cách con người bình thường với bao nhiêu vui
buồn, khao khát. Sự giải phóng những nhu cầu vật chất, khát khao sinh
9
lý, những ẩn ức tính dục khỏi những quy phạm đạo đức ngầm định trong
chiến tranh đem đến giá trị nhân bản cho những tiểu thuyết. Có thể thấy,
từ hiện thực tàn khốc, từ những chân dung dị dạng, méo mó bởi thương
tổn chiến tranh và bức tranh nhân cách con người giữa cõi sinh tử,
Nguyễn Đình Chính muốn giải thiêng hình tượng người lính đông cứng
trong tâm thức cộng đồng để gieo mầm đức tin mới: không có anh hùng
chiến tranh vì xã hội không chấp nhận chiến tranh. Trong chiến tranh, tất
cả đều là nạn nhân.
Nguyễn Đình Chính còn đặt ra vấn đề hòa giải dân tộc. Không đề
xuất cách giải quyết, hóa giải hận thù bằng sự khoan dung, tha thứ của ta
dành cho kẻ thù, Nguyễn Đình Chính đặt ra vấn đề hòa giải dân tộc từ
góc nhìn phi chiến tuyến. Nhà văn hướng đến cái nhìn công bằng, bao
dung hơn về những con người từng là kẻ thù không đội trời chung. Tuy
nhiên, cần phải thấy rằng, Nguyễn Đình Chính còn hạn chế khi vẫn đứng
trong tư thế của người thắng cuộc để phán xét.
Với tư cách một nhà văn khoác áo lính, trở về từ chiến trường đầy
chết chóc, Nguyễn Đình Chính không thể làm ngơ trước nỗi đau nhức
nhối mà dân tộc đã nếm trải. Hơn nữa, sự đổi mới của đất nước trong bối
cảnh hội nhập với thế giới đã dần phá bỏ thế độc tôn của các quan điểm
truyền thống, tạo cơ hội cho sự xuất hiện những luồng tư tưởng mới.
Bằng sự am hiểu lịch sử, sự nhạy bén cùng bản lĩnh chính trị vững vàng,
nhà văn đã hướng tới đối thoại với những quan điểm phiến diện, đối
nghịch về cuộc chiến một thời từ những “góc nhìn khác”, thậm chí là
ngược chiều. Với việc khơi sâu thân phận con người, bi hóa cảm hứng
anh hùng nguyên khối, sẵn sàng đi vào những góc khuất mà nhiều nhà
văn còn né tránh để đặt ra vấn đề nhân quyền, tiểu thuyết của Nguyễn
Đình Chính đã thể hiện được những giá trị nhân văn sâu sắc.
2.1.2. Những “góc nhìn khác” về đời sống con người
Chiến tranh đã đi qua nhưng trong tâm hồn và trên thể con người,
nỗi đau vẫn còn âm ỉ. Viết về nỗi đau của những người phụ nữ đang chịu
di chứng chiến tranh, Nguyễn Đình Chính không rơi vào bế tắc mà phát
hiện ra ở những phụ nữ kiên cường, nghị lực ấy khát vọng sống, khát
vọng làm mẹ không thể nào dập tắt nổi.
Câu chuyện thời hậu chiến còn là chuyến hành trình đi tìm kiếm
những thân nhân đã bỏ mạng không rõ nơi đâu. Những trang viết sống
động đã cho thấy việc băng bó vết thương chiến tranh, thoát khỏi nỗi ám
ảnh quá khứ, tẩy trừ di họa là điều không hề đơn giản.
Bước ra khỏi chiến tranh, người lính phải đối mặt với bao nhiêu
nhọc nhằn, thiếu thốn của đời sống vật chất. Sự xung đột giữa việc đảm
bảo đời sống vật chất và giữ vững giá trị tinh thần khiến người lính dễ
10
dàng bị tha hóa và rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, nhà văn không đẩy người
lính rơi vào tình trạng mất nhân tính hoàn toàn mà luôn tìm cho họ cơ
hội khắc phục hoàn cảnh bằng sự neo đậu ở bến bờ tình người.
Nguyễn Đình Chính phơi bày lối sống nhiễu nhương, những thủ
đoạn làm giàu phi nhân tính bởi lòng tham quyền lực và những giá trị
đạo đức tốt đẹp bị hủy hoại trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền.
Khác với các nhà văn tiền bối, Nguyễn Đình Chính không chú trọng
khơi sâu vào bi kịch nội tâm, dằn xé trong tâm hồn khi rơi vào bi kịch
tha hóamà tìm kiếm cách lý giải nguyên nhân trong mối quan hệ biện
chứng với môi trường sống.
Trong xã hội tiêu dùng bộn bề, bát nháo, các nhân vật rơi vào tâm
trạng hoài nghi, cô đơn, âu lo trước thực tại đổ vỡ, trong đó có những
con người trẻ tuổi bất lực trong hành trình tìm kiếm lí tưởng sống.
Nguyễn Đình Chính đã lý giải phần nào nguồn gốc của căn bệnh thời đại
này. Nhà văn để các nhân vật tìm đến với tôn giáo như một cứu cánh để
trấn an tinh thần. Thế nhưng, từ sự hoài nghi, các nhân vật trong tiểu
thuyết không còn tin vào các giáo lí tôn giáo từng được đề cao, tôn sùng.
Đến cuối cùng, nhà văn vẫn không thôi đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, để họ
dấn thân kiếm tìm đích đến của cuộc đời, vươn lên thay đổi số phận để
được sống là chính mình, sống vì cộng đồng.
Nguyễn Đình Chính đặc biệt quan tâm đến phần vô thức, tiềm thức
khi lý giải hiện tượng các nhân vật tìm đến dục tính để khỏa lấp những
mất mát trong tâm hồn. Khác với cái nhìn né tránh, thiên kiến tính dục,
Nguyễn Đình Chính coi nó là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, tính dục
phải xuất phát từ tình yêu. Nhà văn còn xây dựng những người thiếu nữ,
phụ nữ chủ động, mạnh mẽ trong tình yêu và tình dục. Qua đó, nhà văn
bày tỏ sự không đồng tình về quan niệm đề cao trinh tiết, kiềm chế bản
năng tính dục của phương Đông, hướng tới đối thoại với kiểu tình yêu
tinh khiết của văn học giai đoạn trước. So với các nhà văn đương đại,
Nguyễn Đình Chính đào sâu khai thác bản năng tính dục thầm kín nhưng
mãnh liệt ở những con người khiếm khuyết để cất lên tiếng nói cảm
thương cho những số phận cay cực. Với Nguyễn Đình Chính, không phải
khát khao tính dục nào cũng đáng ca ngợi, thậm chí còn đáng lên án vì
chứa đựng những biểu hiện lệch lạc. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chính vẫn
để các nhân vật có cơ hội sám hối, sửa sai với niềm tin vào khả năng
hướng thiện của con người.
Tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính phơi bày những nghịch cảnh do
hoàn cảnh đẩy đưa và cũng chính bản thân con người gây ra đang hiển
hiện, tồn tại đầy rẫy trong cõi nhân sinh. Cuộc sống và con người đương
đại đang quay cuồng trong vòng quay bất tận của đồng tiền, sự giả dối,
11
cô đơn, tha hóa. Trong đời sống hiện đại, những vấn đề đạo đức, nhân
sinh tưởng như đã đông cứng vẫn chưa hoàn kết, vẫn để ngỏ những góc
khuất cần được nhìn lại, suy xét. Thông qua đối thoại, hàng loạt các giá
trị trong cuộc sống và con người được Nguyễn Đình Chính “đọc lại” để
giúp con người tự nhìn nhận lại bản thân, hướng đến điều tốt đẹp cần
được lưu giữ.
2.2. Những ký mã văn hóa độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Chính
2.2.1. Sự đan bện các mã văn hóa
Văn hóa gốc nông nghiệp khiến người dân Việt Nam quen sống
định cư và phụ thuộc vào tự nhiên, góp phần níu giữ căn tính thiện. Vì
thế, lối sống công nghiệp, đô thị, văn hóa ngoại quốc đã xâm lấn, khiến
nếp sống xưa cũ nghìn đời bị xáo trộn dữ dội, dự báo sự mất mát nhân
tính. Việc bảo lưu, giữ gìn bản sắc tộc người qua nhiều thế hệ trở thành
một nhu cầu bức thiết. Thay vì buông xuôi trước hiện thức xô bồ, nhà
văn để các nhân vật vươn lên, quy hướng về với thôn cùng xóm vắng để
tìm một góc trú ngụ cho tâm hồn, để giữ vững phẩm tính.
Nguyễn Đình Chính sử dụng mã văn hóa phương Tây để lý giải sự
thay đổi trong lối suy nghĩ, trong nếp sống và cách hành xử của tầng lớp
thị dân, nông dân sau chiến tranh. Cùng với sự mất mát các giá trị văn
hóa truyền thống là sự tàn phá nhân cách. Nguyễn Đình Chính đã nhìn
nhận hiện thực bằng cảm quan hậu hiện đại, bộc lộ cái nhìn giễu nhại,
châm biếm trước sự xâm thực của văn hóa phương Tây khiến tiểu thuyết
mang tính tranh biện, đối thoại với những giá trị đang định hình. Bên
cạnh đó, hội nhập phải gắn liền với tiếp thu có chọn lọc, biết “gạn đục
khơi trong” điều tiến bộ và loại bỏ những giá trị không còn hợp thời.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và người đã khuất, với Nguyễn Đình
Chính, là cách khỏa lấp nỗi cô đơn, giải thoát, thanh tẩy tâm hồn con
người khỏi nỗi hận thù vây kín và là cách hé lộ phần nào bi kịch đời
người trong và sau chiến tranh. Mượn tín ngưỡng này, nhà văn cho thấy
đạo lí “nghĩa tử là nghĩa tận” đã nhường chỗ cho sự tha hóa nhân cách
đáng sợ trong xã hội hiện đại.
Đạo Mẫu là điểm tựa tinh thần, nơi truy cầu sự cứu giúp mà các
nhân vật tìm đến trước giông bão cuộc đời. Đạo Mẫu nằm ở việc chú
trọng xây dựng ở người phụ nữ tính cách vừa quyết liệt, táo bạo vừa dịu
dàng, đằm thắm trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Khác với Nguyễn
Xuân Khánh trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Đình Chính chú trọng tạo
dựng không khí vừa linh thiêng vừa trần tục, đưa đạo Mẫu trở về gần gũi
với đời thường.