Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu thuyết nguyễn bình phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học (khảo sát qua vào cõi và thoạt kỳ thuỷ)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
-------------------------
LƯU ĐỨC DUY
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC
(KHẢO SÁT QUA VÀO CÕI VÀ THOẠT KỲ THUỶ)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, tháng 4/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
-------------------------
LƯU ĐỨC DUY
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌCVĂN HỌC
(KHẢO SÁT QUA VÀO CÕI VÀ THOẠT KỲ THUỶ)
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Trường
Đà Nẵng, tháng 4/2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề...........................................................................................................2
2.1. Những công trình dịch, giới thiệu về lí thuyết kí hiệu học. ..................................2
2.2. Những công trình vận dụng lý thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học.......4
2.3. Những công trình, bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương với
lí thuyết kí hiệu học văn học. .......................................................................................7
3.Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................11
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................11
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................11
5.Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................12
6.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................12
7.Bố cục của khóa luận............................................................................................13
NỘI DUNG...............................................................................................................14
Chương 1....................................................................................................................14
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG.....................................................................14
1.1. Một số thuật ngữ khái niệm cơ bản. ............................................................14
1.1.1. Kí hiệu học và kí hiệu học văn học. .........................................................14
1.1.2. Kí hiệu và mã thẩm mĩ..............................................................................19
1.1.3. Kí hiệu và biểu tượng nghệ thuật..............................................................22
1.2. Mã thể loại tiểu thuyết và cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương............................................................................................26
1.2.1. Mã thể loại ....................................................................................................26
1.2.2. Mã thể loại tiểu thuyết. .................................................................................28
1.2.3. Cơ chế tái cấu trúc kí hiệu hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương......32
Tiểu kết.....................................................................................................................36
Chương 2...................................................................................................................37
TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY, VÀO CÕI CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG NHÌN TỪ MÃ NHÂN VẬT VÀ MÃ KHÔNG GIAN , THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT.........................................................................................................37
2.1. Mã nhân vật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi ...........................37
2.1.1. Nhân vật “biến dạng”. ...............................................................................37
2.1.2. Nhân vật chấn thương. ..............................................................................41
2.1.3. Nhân vật truy tìm bản thể ..........................................................................45
2.2. Mã không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và
Vào cõi....................................................................................................................49
2.2.1. Không gian của cõi vô thức, tâm linh. ......................................................50
2.2.2. Thời gian của giấc mơ...............................................................................53
2.2.3. Không - thời gian đồng hiện......................................................................58
Tiểu kết.....................................................................................................................61
Chương 3...................................................................................................................62
TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY, VÀO CÕI CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG NHÌN TỪ MÃ KẾT CẤU, MÃ NGÔN NGỮ VÀ MÃ BIỂU TƯỢNG
62
3.1. Mã kết cấu trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi..............................62
3.1.1. Kết cấu liên văn bản ..................................................................................62
3.1.2. Kết cấu phân mảnh....................................................................................66
3.1.3. Kết cấu đồng hiện......................................................................................69
3.2. Mã ngôn ngữ, mã biểu tượng trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy và Vào cõi72
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện. ......................................................................73
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật. ...................................................................................77
3.2.3. Biểu tượng kì ảo và biểu tượng giấc mơ. ..................................................82
Tiểu kết.....................................................................................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................93
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, khoá luận với đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
dưới góc nhìn kí hiệu học văn học (Khảo sát qua Thoạt kỳ thuỷ và Vào cõi)” do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Trường.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.
Tác giả
Lưu Đức Duy
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Thuật ngữ kí hiệu (Sign) hay kí hiệu học (Semiotics) xuất hiện trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học ngày nay như một công cụ giải quyết triệt để mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức thông qua cơ chế biểu đạt của ngôn ngữ. Thuật ngữ này được
F. de Saussure lí giải trên tinh thần của John Locke về khái niệm Semiotics. Sau đó kí hiệu
học đón nhận nhiều thành tựu với những cái tên như Charles Sanders Pieirce, L. Hjelmslev,
R. Barthes, Umberto Eco, R. Jakobson, Tz. Todorov, … Lí thuyết kí hiệu học văn học hỗ
trợ khai thác tiềm năng của văn học như một hệ thống kí hiệu hay siêu kí hiệu đặc thù.
Bằng khả năng và giới hạn trong việc định hình các thuộc tính bản thể của văn học; hệ
thống các qui ước, đặc trưng thể loại, trào lưu/chủ nghĩa văn học hay phong cách sáng tác
là hướng đi quan trọng trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là giải mã những kí thác mang
tính biểu tượng của nhà văn dưới dạng thức ngôn từ nghệ thuật.
GS. Trần Đình Sử cho rằng con đường tiếp cận văn học từ cơ sở hình tượng nghệ
thuật của lí luận Xô viết xuất hiện nhiều hạn chế và không thể giải quyết rốt ráo các vấn đề
cốt lõi của văn học. Từ những trao đổi mang tính bước ngoặt như thế, ông đề xuất cần đưa
kí hiệu học vào quá trình đọc hiểu văn bản văn học. Thực chất; phê bình, phân tích văn học
là mổ xẻ văn bản trên cơ sở giải mã toàn bộ hệ thống kí hiệu, biểu tượng được nhà văn mã
hoá. Chính vì thế, tiếp cận văn học từ góc nhìn kí hiệu học là hướng đi cần thiết và quan
trọng trong việc xây dựng lại hệ thống công cụ - phương pháp cơ bản của nghiên cứu – phê
bình văn học.
1.2. Văn học Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là sau Đổi mới (1986) đã có những bước
phát triển mang tính căn cơ, từ việc mở rộng đội ngũ sáng tác, đa dạng hoá các thể loại,
tiếp cận với khuynh hướng văn học hậu hiện đại đến việc khai thác những mảng đề tài còn
bỏ ngỏ ở giai đoạn trước. Bên cạnh các vấn đề của đời tư như quá trình nhận diện bản năng,
hành trình tìm lại cội nguồn bản thể, đời sống tính dục thì đề tài hậu chiến với tâm chấn là
gương mặt người lính cũng được khai thác triệt để với những cái tên như Bảo Ninh, Dương
Hướng, Chu Lai, Nguyễn Bình Phương. Dấu ấn của các tác phẩm viết về người lính hậu
chiến góp phần nhìn nhận lại một thời đã qua của dân tộc; là cơ hội để con người phản tư,
2
đối thoại với bản thân và xã hội. Có thể nói tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã góp được
tiếng nói quan trọng vào diễn trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại cả về yếu tố
nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
1.3. Nguyễn Bình Phương là cây bút văn xuôi hoạt động tích cực, đa năng khi vừa sáng
tác truyện ngắn, thơ, tiểu luận và đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương nằm trong dòng chảy đổi mới tư duy, hình thức biểu hiện của văn
học sau 1986. Hầu hết các sáng tác của ông mang cái nhìn mới mẻ về con người, về cá
nhân bước ra từ ánh hào quang của Cách mạng và đối diện với cuộc sống mới; về hình ảnh
con người đứng ở những làn ranh: giữa cõi hư vô và thực tại; giữa giấc mơ và hành trình
nhận diện bản thể thông qua các xung năng. Quá trình giải mã hệ thống kí hiệu này không
chỉ cần thiết trong việc xác định các đặc trưng sáng tác của Nguyễn Bình Phương trên bình
diện hình thức ngôn ngữ mà xa hơn là khẳng định quyền lực diễn ngôn của tiểu thuyết Việt
Nam xung quanh các vấn đề đời tư và xã hội. Không những thế, khai thác tiểu thuyết từ
góc nhìn kí hiệu học còn làm sáng tỏ các vấn đề mang tính thể loại; giải quyết bộ mã mang
tính đặc thù của văn chương như kết cấu trần thuật; không gian nghệ thuật; thời gian nghệ
thuật; hình tượng nhân vật; hệ thống hình ảnh biểu tượng; hệ thống ngôn từ; …
Lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học”
(khảo sát qua hai tiểu thuyết Vào cõi và Thoạt kỳ thuỷ), chúng tôi tập trung nhận diện các
bộ mã kí hiệu được tái tổ chức trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đặc biệt ở thể loại
tiểu thuyết. Cụ thể hơn chúng tôi lựa chọn những cấu trúc mã quen thuộc của văn xuôi như
mã kết cấu, mã không gian, mã thời gian, mã nhân vật, mã ngôn ngữ và mã biểu tượng để
soi xét dưới khung lí thuyết của kí hiệu học văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình dịch, giới thiệu về lí thuyết kí hiệu học.
Ở Việt Nam, kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn hóa nói riêng đã nhận được
sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây, bao gồm các hoạt động dịch
thuật các công trình có tính chất lập thuyết của kí hiệu học. Các nhà nghiên cứu chủ yếu
quan tâm đến vấn đề phạm vi và các thuật ngữ cơ bản của kí hiệu học, đặc tính của kí hiệu
như tính không đồng đều, tính đa nghĩa và trừu tượng, cơ sở kí hiệu học, kí hiệu học như
3
một lí thuyết về cách đọc. Đầu tiên có thể kể đến công trình Các khái niệm và thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX của Ilin và
Tzuganova được Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch vào năm 2003. Việc
dịch thuật lại cuốn sách này đã bổ sung, giới thuyết những thuật ngữ văn học trên thế giới
làm tiền đề cho quá trình tra cứu – nghiên cứu văn học ở nước ta.
Kí hiệu học văn hóa của IU.M. Lotman (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử
dịch) là tuyển tập các công trình của Lotman về lịch sử và vấn đề lí thuyết của kí hiệu học
văn hoá, bao gồm 29 bài tuyển dịch. Đặc biệt, thuật ngữ “kí hiệu quyển” cũng được Lotman
đề cập và làm nền tảng cho toàn bộ tiến trình phát triển của kí hiệu học. Ngoài công trình
Kí hiệu học văn hoá, một số bài viết của Lotman về trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva
cũng được Lã Nguyên tuyển dịch như Đằng sau văn bản: Mấy ghi chú về phông triết học
của ký hiệu học Tartu (2012); Kí hiệu học văn hoá ở trường phái kí hiệu học Tartu-Moskva
(2013), Một số vấn đề về kí hiệu học văn hóa, …
Thuỵ Khuê trong công trình Phê bình văn học thế kỉ XX, xuất bản năm 2018 đã phân
tích phê bình kí hiệu học của U. Eco ở chương 16 nhằm giới thuyết một cách có hệ thống
về khái niệm, đặc điểm và phương pháp kí hiệu học dưới góc nhìn của Eco mà theo bà thì
cùng với R. Barthes, Eco là người đưa ngành khoa học kí hiệu học phát triển mạnh mẽ và
tác động sâu sắc đến đời sống văn chương thế giới. Thuỵ Khuê cho rằng kí hiệu học không
chỉ mở rộng biên độ phạm vi khảo sát, đối tượng nghiên cứu mà còn đào sâu đến các vấn
đề cốt lõi của văn học.
Bên cạnh quan điểm của Lotman thì quan điểm của Jacobson cũng được giới thiệu
thông qua công trình Thi học và ngữ nghĩa – Lí luận văn học phương Tây hiện đại. Công
trình dịch thuật của Trần Duy Châu cung cấp cho người đọc những công cụ tri nhận văn
chương mới của phương Tây bên cạnh lí luận Marxist cổ điển.
Ngoài những công trình kể trên, kí hiệu học những năm gần đây cũng được quan tâm
dịch thuật nhiều hơn. Đa số kí hiệu học được nhắc đến như một phương pháp trong hệ
thống các lí thuyết văn học. Không chỉ được dịch thành sách, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin thì nhiều bài báo nhỏ lẻ hay đoạn dịch ngắn liên quan đến kí
hiệu học cũng được đưa đến tay bạn đọc trên nền tảng kĩ thuật số dưới các hình thức báo
4
mạng, blog văn học, … Hoạt động sôi nổi ở nền tảng blog là GS. Trần Đình Sử khi trên
trang văn học của ông đăng tải hàng trăm bài viết về phê bình – lí luận khác nhau, trong đó
có cả những bài dịch về kí hiệu học và kí hiệu học văn học của Todorrov. Chúng tôi nhận
thấy một số bài viết, công trình dịch thuật và giới thiệu lí thuyết gần đây có đề cập đến lí
thuyết kí hiệu học như Kí hiệu học (Triệu Nghị Hành, Đỗ Văn Hiểu dịch); Số phận lịch sử
của các lí thuyết văn học (Lã Nguyên); Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX
(Lê Nguyên Cẩn); Nhập môn lí thuyết văn học (Jonathan Culler, Phạm Phương Chi dịch);
Kí hiệu (V.A. Milovidov, Lã Nguyên dịch); Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ (V. N.
Voloshinov, Ngô Tự Lập dịch).
2.2. Những công trình vận dụng lý thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học.
Người tiên phong cho quá trình vận dụng lí thuyết kí hiệu học ở Việt Nam là Hoàng
Trinh với Chủ nghĩa cấu trúc, một biến dạng của triết học duy tâm hiện đại (tạp chí Học
tập, 1972); sau đó là Phê bình và Phê bình mới (tạp chí Học tập, 1973) và Vấn đề kí hiệu
và thông tin trong văn học nghệ thuật (tạp chí Tác phẩm mới, 1974). Ông khẳng định vị
thế của kí hiệu học trong nghiên cứu văn học nghệ thuật. Ông đồng tình với quan điểm
ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu nhưng lại không cho rằng thế giới khách quan là một thế
giới kí hiệu. Ngoài ra, trong công trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Hoàng Trinh cho
rằng kí hiệu học và thi pháp học rất gần nhau khi mà kí hiệu học giải quyết được đa phần
các vấn đề ngôn ngữ và thi pháp học chứa đựng lí thuyết về cách thức tổ chức cái biểu đạt
nhằm làm nổi bật cái được biểu đạt. Ở đây mặc dù tác giả chỉ giới hạn trong việc phân tích
sáng tác thơ nhưng nhìn chung nó phù hợp cho các thể loại khác khi cốt lõi của văn chương
nghệ thuật là sử dụng và tổ chức ngôn từ như một hình thức biểu hiện tư duy, tư tưởng.
Cùng với Hoàng Trinh, cũng có rất nhiều những nhà nghiên cứu khác quan tâm đến kí hiệu
học và vận dụng lí thuyết này trong việc giải mã văn học.
Ngu Yên trong bài “Ý thức về kí hiệu học” (Xa Lộ 21: Tư Tưởng Văn Học Dẫn Vào
Thế Kỷ) nghiên cứu kí hiệu học trong mối quan hệ với giải tích học và cho rằng tính khu
biệt dựa trên sự khác nhau trong quan điểm của Saussure và Pierce. Bài tiểu luận được chia
làm 10 phần nhỏ, đi từ lí thuyết kí hiệu học (cốt lõi là quan điểm của C.S. Pierce) đến kí
hiệu học giải tích. Tuy mỗi người có quan niệm và cách tiếp cận với kí hiệu khác nhau
5
nhưng nhìn chung đều tạo ra những hướng đi bước đầu cho khuynh hướng nghiên cứu văn
học dưới góc độ kí hiệu học ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn vẫn là dịch thuật các bài
nghiên cứu kí hiệu học trên thế giới sau đó bàn giải dưới góc độ cá nhân.
Trong những năm gần đây, người hoạt động năng nổ nhất trong việc nghiên cứu văn
chương dưới góc độ kí hiệu phải kể đến GS. Lê Huy Bắc. Ngoài hai công trình đã được
tổng hợp và in thành sách là Kí hiệu học văn học (2018) và Kí hiệu và liên kí hiệu (2019)
thì ông còn có các bài viết riêng như “Văn chương như kí hiệu đa văn hóa” (2016), “Cổ
mẫu như kí hiệu văn chương” (2015), “Mặc định học kí hiệu” (2015). Có thể nói các công
trình của Lê Huy Bắc xuất hiện đã giải quyết những vấn đề còn dang dở của kí hiệu học
trong nghiên cứu và phê bình ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hệ thống các tác phẩm trong
chương trình phổ thông. Bên cạnh tổng hợp cũng như đề xuất một số cách hiểu về những
vấn đề cốt lõi của kí hiệu học văn học thì tác giả còn ứng dụng một số đặc điểm của kí hiệu
văn học vào phân tích các tác phẩm có trong sách giáo khoa.
Trong công trình Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên), các tác giả đã
hệ thống các vấn đề cơ bản của kí hiệu học như khái niệm kí hiệu, biểu tượng nghệ thuật
và dành sự quan tâm nhiều hơn cho biểu tượng. Các tác giả cho rằng biểu tượng văn học
cần được xem như một mã thẩm mĩ quan. Bên cạnh đó, công trình đã bước đầu vận dụng
kí hiệu học vào việc giải mã một số tác phẩm văn học đương đại. Ngoài ra, Trịnh Bá Đĩnh
còn công bố công trình Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học (2010) và Biểu tượng nhìn từ
góc nhìn kí hiệu học văn hóa (2016) góp phần làm dày thêm con đường lí thuyết còn non
trẻ này ở nước ta.
Phê bình kí hiệu học – đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ (2018) của Lã
Nguyên được xem là bước đi táo bạo khi tác giả vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào nghiên
cứu, phê bình các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. GS. Trần Đình Sử cũng đánh giá
rất cao sự công phu, tâm huyết và gợi mở mà công trình này mang lại khi cho rằng: “Bằng
những bài nghiên cứu táo bạo, công phu, Lã Nguyên đã trình làng một hướng phê bình
mới, phê bình kí hiệu học” [32]. Bên cạnh đó, Trần Đình Sử cũng tin tưởng đây sẽ là hướng
đi đầy tiềm năng cho phê bình văn học Việt Nam những năm sắp tới.