Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu thuyết của thuận và đoàn minh phượng từ góc nhìn phân tâm học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
HOÀNG THỊ THANH PHƢƠNG
TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ
ĐOÀN MINH PHƢỢNG TỪ GÓC NHÌN
PHÂN TÂM HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ
ĐOÀN MINH PHƢỢNG TỪ GÓC NHÌN
PHÂN TÂM HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. NGUYỄN THANH TRƢỜNG
Người thực hiện:
HOÀNG THỊ THANH PHƢƠNG
(Khóa 2014-2018)
ĐÀ NẴNG, NĂM 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ chu đáo của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy
NguyễnThanh Trường. Cảm ơn thầy đã vô cùng tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình
nghiên cứu, từ khâu tìm tài liệu đến việc chỉnh sửa từng con chữ, từng nét nghĩa, từ
khâu bố cục đến từng chi tiết nội dụng cụ thể. Xin cảm ơn thời giờ, công sức và những
vất vả nhọc tâm của thầy. Nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn thành khóa luận này.
Vì trình độ có hạn và thời gian không cho phép nên mặc dù có nhiều cố gắng
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời thực hiện
Hoàng Thị Thanh Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Hoàng Thị Thanh Phương, sinh viên lớp 14SNV - Khoa Ngữ Văn, trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh
Phượng từ góc nhìn phân tâm học là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thanh Trường.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách cụ
thể, chi tiết và đảm bảo độ tin cậy.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong công
trình này.
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện
Hoàng Thị Thanh Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
5. Bố cục khóa luận...................................................................................................4
NỘI DUNG................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG..............................................5
1.1. Khái quát về lí thuyết phê bình phân tâm học..................................................5
1.1.1. Phê bình phân tâm học - hệ thống lí thuyết “mở” phân tích chiều sâu tâm
lí.................................................................................................................................6
1.1.2. Tiếp nhận lí thuyết phê bình phân tâm học trong Văn học Việt Nam.......... 10
1.2. Ảnh hƣởng của phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986 ....... 12
1.2.1. Bức tranh tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986..............................................13
1.2.2. Vận dụng phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986..............17
1.2.3. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng – những
tiếng vọng trong chiều sâu hữu thể.......................................................................21
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ ĐOÀN
MINH PHƢỢNG THAM CHIẾU TỪ BẢN LƢỢC ĐỒ PHÂN TÂM HỌC....... 27
2.1. Con ngƣời vô thức............................................................................................ 27
2.1.1. Đời sống phức cảm - mất mát và cô đơn .....................................................27
2.1.2. Những tra vấn về cội nguồn bản thể ...........................................................30
2.2. Con ngƣời bản năng......................................................................................... 33
2.2.1. Bản năng sống và bản năng chết ................................................................33
2.2.2. Dục vọng và nổi loạn...................................................................................36
2.3. Con ngƣời chấn thƣơng ................................................................................... 39
2.3.1. Những vá ghép của dư chấn hậu chiến ......................................................40
2.3.2. Hành trình tìm lại “tôi” và những ngã rẽ tâm thức ....................................43
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 46
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT THUẬN VÀ
ĐOÀN MINH PHƢỢNG NHÌN TỪ LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC................ 47
3.1. Tổ chức điểm nhìn ........................................................................................... 47
3.1.1. Điểm nhìn “tẩy trắng” - bản tự thuật nữ quyền..........................................47
3.1.2. Điểm nhìn trao vai – sự truy tìm trong tinh thần nhân thể.........................49
3.2. Xây dựng kết cấu ............................................................................................. 51
3.2.1. Kết cấu tâm trạng ........................................................................................52
3.2.2. Kết cấu lắp ghép, đồng hiện ........................................................................55
3.3. Không - Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 57
3.3.1. Không gian nghệ thuật................................................................................57
3.3.2. Thời gian nghệ thuật...................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phê bình văn học vừa là một ngành khoa học, vừa là một hoạt động nghệ thuật. Ở
phương Tây, loại hình này đã có một bề dày lịch sử phát triển với nhiều xu hướng tiếp
nhận và vận dụng. Trong đó, có lí thuyết phân tâm học. Phân tâm học manh nha ở
phương Tây đã hơn một thế kỉ qua và có nhiều biến thiên theo từng giai đoạn khác
nhau. Ở Việt Nam, trong vài thập niên trở lại đây, phân tâm học mới được nghiên cứu
ứng dụng và đem lại nhiều đột phá mới cho lí luận. Dựa trên cạnh khía đó, đề tài này
dưới góc nhìn phân tâm học như một đường tiệm cận mới, giải quyết những siêu thể
văn học trong một giai thời cụ thể.
Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã có nhiều đổi mới rõ rệt. Sự lột xác ấy khởi
nguồn và phát triển theo một quá trình huyết mạch và không ngắt quãng. Những đổi
thay của bối cảnh xã hội và tư tưởng đã hình thành nên nhiều hệ ý thức khác nhau.
Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi viết của các nhà văn/ tác giả sau này. Một nét
đậm ở bức tranh đó là sức sống mạnh mẽ của dòng văn Hải ngoại, trong đó có Đoàn
Ánh Thuận (Thuận) và Đoàn Minh Phượng .
Thuận và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút trẻ nhưng đạt rất nhiều thành công
trên văn đàn và nghệ thuật. Hai nữ nhà văn hiện đang sinh sống và làm việc ở nước
ngoài, nhưng các tác phẩm luôn mang những tâm thức hướng về quê hương và cội
nguồn. Qua đó, tín hiệu của những dấu chỉ về thế giới nội tâm của con người với phức
cảm nghệ thuật được phát sáng. Không chỉ tác động trên tư tưởng, những chuyển di về
hình thức đến nội dung cũng có những dấu mốc mới lạ. Dựa trên quan hệ của lịch sử
và xã hội, cùng sự vận động của con người trong đó, đặc biệt là cách “mượn” ngôn từ
để phản ánh thực tại của nhà văn nữ, chúng tôi vận dụng lí luận để giải mã những lối
dẫn xúc cảm, khai phá thế giới nội tâm với đường ranh của nghệ thuật viết. Đó chính
là lí do tôi lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng từ góc
nhìn phân tâm học” để giải quyết những chấn thương, những thiên tính nữ của văn
học và đời sống của giai đoạn này qua một số tác phẩm tiểu thuyết của hai nữ sĩ này.
2. Lịch sử vấn đề
Thuận và Đoàn Minh Phượng là hai nhà văn không quá nổi bật trên văn đàn nước
nhà, tuy nhiên những tác phẩm của hai tác giả này như được thổi những luồng sinh khí