Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tiểu thuyết của các nhà văn nữ nam bộ đầu thế kỉ xx, nhìn từ phê bình xã hội học
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
386.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1039

tiểu thuyết của các nhà văn nữ nam bộ đầu thế kỉ xx, nhìn từ phê bình xã hội học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Tiểu thuyết của các nhà văn

nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX,

nhìn từ phê bình xã hội học

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

DẪN NHẬP 1

1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 7

4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 8

5. Kết cấu khóa luận:............................................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG............................................................................. 10

1.1 Phê bình Xã hội học- quan niệm và phương pháp..................................................... 10

1.1.1. Phê bình Xã hội học, các quan niệm chính...................................................................... 10

1.1.2. Phê bình Xã hội học, các phương pháp tiếp cận.............................................................. 12

1.1 Đặc điểm xã hội và đặc điểm văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX................................ 14

1.1.1 Đặc điểm xã hội............................................................................................................... 14

1.1.2 Đặc điểm văn học............................................................................................................ 16

1.2 Nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX- Một hiện tượng xã hội đáng chú ý................. 18

1.2.1 Những thức tỉnh buổi giao thời....................................................................................... 18

1.2.2 Những đóa hoa vươn mình.............................................................................................. 19

CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX: TỪ CẤU

TRÚC XÃ HỘI ĐẾN CẤU TRÚC Ý

NGHĨA....................................................................................... 22

2.1 Đời sống Nam Bộ trong sự chuyển động từ truyền thống sang hiện đại.................. 22

2.1.1 Những khuôn khổ truyền thống...................................................................................... 22

2.1.2 Những tín hiệu hiện đại................................................................................................... 26

2.2 Thông điệp về khả năng gắn kết của con người......................................................... 32

2.2.1 Sự thay đổi các giá trị đạo đức xã hội.............................................................................. 32

2.2.2 Nguy cơ “lung lay” các chuẩn mực gia đình................................................................... 37

2.3 Ý thức nữ quyền và cuộc kiếm tìm vị thế người nữ.................................................... 43

2.3.1 Ý thức nữ quyền.............................................................................................................. 43

2.3.2 Cuộc kiếm tìm vị thế người nữ........................................................................................ 46

CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX: NHỮNG

CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TƯƠNG

ỨNG................................................................................... 53

3.1 Cấu trúc cốt truyện........................................................................................................ 53

3.1.1 Cốt truyện đa dạng, phong phú....................................................................................... 53

3.1.2 Cốt truyện mang đậm tính công thức.............................................................................. 57

3.2 Cấu trúc nhân vật.......................................................................................................... 60

3.2.1 Nhân vật đời thường....................................................................................................... 61

3.2.2 Nhân vật có tính khuôn mẫu............................................................................................ 65

3.3 Cấu trúc diễn ngôn........................................................................................................ 70

3.3.1 Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ...................................................................................... 71

3.3.2 Giọng điệu mang đậm dấu ấn của tiểu thuyết buổi giao thời.......................................... 75

KẾT LUẬN................................................................................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 84

1.1 Phê bình Xã hội học- quan niệm và phương pháp

1.1.1 Phê bình Xã hội học, các quan niệm chính

Trong thế kỉ XX, một cách cơ bản nhất, có thể tạm chia lí luận phê bình

phương Tây theo ba khuynh hướng chính: Tâm lí học văn học, Ngôn ngữ học

văn học, Xã hội học văn học. Nếu khuynh hướng tâm lí học văn học và ngôn

ngữ học văn học xuất hiện tương đối gần đây và còn nhiều biến đổi cho đến

hôm nay; thì xã hội học văn học có nguồn gốc xa hơn với dòng chảy lâu đời

và những dịch chuyển khác nhau.

Mối quan hệ giữa xã hội và văn học đã được quan tâm ngay từ buổi đầu của

lí luận phê bình văn học. Tuy nhiên, từ thế kỉ XVIII trở về trước, vấn đề này

chưa được xem xét một cách hệ thống. Đến thế kỉ XIX, thuật ngữ “xã hội”

không chỉ được nhìn nhận trong tương quan với văn học mà đã trở thành một

hướng tiếp cận, một con đường để khám phá nghệ thuật. Trong những bước

phát triển khác nhau vào giai đoạn sau, có thể tạm chia xã hội học văn học

thành hai loại: xã hội học văn học vĩ mô và xã hội học văn học vi mô. Với xã

hội học văn học vĩ mô, văn học hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động xã hội.

Nó được đặt trong bối cảnh hiện thực lịch sử rộng lớn để phân tích, lí giải,

triển khai mối quan hệ cùng các hình thái hoạt động xã hội khác như kinh tế,

chính trị, tôn giáo; đồng thời, xác định vị trí, vai trò đặc thù trong toàn bộ đời

sống nói chung. Với xã hội học văn học vi mô, văn học được nhìn ở góc độ

tập trung hơn, tiếp cận không chỉ qua “từ khóa” xã hội mà còn dùng những

kiến thức và phương pháp xã hội học để nghiên cứu nó.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!