Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tiểu luận về văn hóa kinh doanh.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần I: Lời mở đầu
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng ta luôn luôn coi trọng
yếu tố văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là sự kết tinh những giá trị tốt
đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên.
Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu của
chúng ta. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền
kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Văn hoá ngày càng đóng
góp vai trò điều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác những
nhân tố tích cực hạn chế nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ
trong xã hội, văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường phát
triển phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới.
Gần đây các học giả quốc tế nói nhiều, nghiên cứu nhiều về các yếu tố thành
công của các nước có nền công nghiệp mới (Wics) trong phát triển trong khu
vực Đông á - Đông Nam á (là những con rồng – con hổ trong phát triển kinh
tế). Sự thành công và năng động đó được xác nhận là sự bắt nguồn từ các yếu
tố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng, tính ý thức dân tộc thể hiện
rất cao trong quan hệ kinh doanh: sự ham học hỏi, sáng tạo, tính nghiêm túc,
kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh và được coi là những nhân tố
thúc đẩy quá trình tăng kinh tế bền vững, cân đối của các nước này. Và đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với rất nhiều
các quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều
mặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức – phi văn
hoá, chayjt heo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các giá trị
kinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó bị đảo
lộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của sự
xuống cấp thang giá trị đó. Ngoài mục đích đưa ra những nhận thức chung về
văn hoá kinh doanh. Còn lý do thứ hai là em muốn nhấn mạnh hơn xây dựng
1
văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là lý do vì sao
em lựa chọn đề tài:
Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là những phạm trù rộng lớn có nhiều mối
quan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải được tiếp
tục đi sâu nghiên cứu, thảo luận trong thời gian tới. Cho nên đề án có thể có
nhiều hạn chế nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây
dựng quý báu của các bạn, cùng các thầy cô có quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Văn Diễn
2
Phần II: Nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận của văn hoá trong kinh doanh
I. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh
Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh, làm thế nào để sử dụng mối
quan hệ đó, đưa văn hoá vào kinh doanh, sử dụng những đặc trưng của nền
văn hoá vào kinh doanh để đạt tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả là những
vấn đề đang đặt ra nóng hổi. Những vấn đề đó đã thoát ra khỏi lĩnh vực xã hội
đơn thuần mà còn trở thành mối quan tâm của chính khách, các nhà quản lý
và các nhà kinh doanh.
1. Khái niệm văn hoá.
Cho tới nay, đã có khoảng 400 – 500 định nghĩa về văn hoá. Một con số
rất lớn và không xác định như vậy nói lên sự phong phú của khái niệm văn
hoá.
Từ thế kỷ XIX (năm 1871) Edward Burrwett Tylor đã đưa ra một định
nghĩa cổ điển, theo đó văn hoá bao gồm mọi năng lực và thói quen, tập quán
của con người với tư cách là thành viên của xã hội. Với định nghĩa đó, văn
hoá bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghi thức,
qui tắc, thể chế, chuẩn mực, công cụ, kỹ thuật, công trình nghệ thuật (hội hoạ,
điêu khắc, kiến trúc) và những yếu tố khác có liên quan đến con người.
Theo triết học Mác – Lênin: văn hoá là tổng hoà những giá trị vật chất và
tinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị
đó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Hình thức khởi đầu và nguồn gốc đầu tiên làm hình thành
và phát triển văn hoá là lao động của con người, phương thức hiện lao động
và kết quả của lao động và kết quả lao động.
Còn theo giáo trình quản lý xã hội khái niệm văn hoá: là một thiết chế xã
hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức, tình cảm...khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm
làng, vùng miền quốc gia, xã hội....văn hoá có thể là hữu thể, có thể là vô hình.
3