Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận tư tưởng hcm so sánh xu hướng bảo hộ mậu dịch và xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề bài: So sánh xu hướng bảo hộ mậu dịch và xu hướng tự do hóa
thương mại. Hiện nay Việt Nam theo xu hướng nào? Nêu ví dụ?
Chính sách thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế được hiểu là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ
qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn thương mại quốc
tế bao gồm sự trao đổi hàng hóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất( lao động
và vốn) qua biên giới giữa các quốc gia.
- Thương mại hàng hóa
- Thương mại dịch vụ
- Thương mại quyền sở hữu trí tuệ
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc của nhà nước mà nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp
thích hợp để điều chỉnh các hoạt đông TMQT trong một thời kì nhất
định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Chính sách thương mại quốc tế ở mỗi quốc gia là rất khác nhau qua
mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của họ, do các điều kiện kinh tế- xã hộichính trị- tự nhiên trong thời kì lịch sử ấy quy định. Nhưng chúng vẫn
vận động theo quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ
bản: xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ thương mại.
Hai xu hướng này mang tính khách quan và tạo nên cơ sở cho việc hình
thành chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng giai
đoạn.
1) Xu hướng tự do hóa thương mại
Khái niệm : là sự “nới lỏng”, “mềm hóa”, “giảm thiểu” sự can thiệp của nhà
nước hay chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động đó diễn ra một cách có hiệu quả.
Cơ sở khách quan: bắt nguồn từ quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, sự phát
triển không đồng đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia,