Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
MIỄN PHÍ
Số trang
32
Kích thước
302.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1787

Tiểu luận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

------

Tiểu luận

Phát triển nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn

MỤC LỤC

Nh ng v n t ra phát tri n ngu n nhân l c ữ ấ đề đặ để ể ồ ự .......................................25

Đề tài nghiên cứu

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát

triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người …

Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất

quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến

nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật

hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác

các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong

muốn.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công

cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con

người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá,

giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan

trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?

1. Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực.

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp

Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng

lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân

và của đất nước”.

Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao

gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây

nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất

khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.

Theo tổ chức lao động quốc tế thì: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn

bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động .

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực

là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người

cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển

bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là

nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi

lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá

nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí

lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong

độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện

trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm

việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ

họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ

lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ

tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc

làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như

vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không

phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích

cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những

người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể

hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng

lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm

lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của

cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một

nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển

Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển

các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất

cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư

có tinh chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều

cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của

Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng

tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất

lượng cuộc sống. nguồn nhân lực.

Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho

con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng

nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và

phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng

của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực

của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!