Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
537.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1029

Tiểu luận MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI:

MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

NHÓM: UP AND DOWN

LỚP : K48B

GVHD : TS PHẠM HÙNG CƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2011

LỜI MỞ ĐẦU

TỔNG QUAN

Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và

môi trường của tổ chức đó. Khi một nhà quản trị thực hiện các chức năng của

mình đều phải dựa rất nhiều vào những yếu tố này. Điều đó có nghĩa là văn hóa

và môi trường của tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt đến hoạt động quản trị.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố trên ở tầm vi mô cũng như vĩ mô giúp

các nhà quản trị có được cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chính xác cho tổ

chức của mình. Cho nên, đây là đề tài rất thiết thực và tạo được sự hấp dẫn đối

với các nhà nghiên cứu về quản trị học.

Chúng ta có thể tham khảo bài viết Môi trường doanh nghiệp trên trang

Wikipedia có nội dung liên quan đến đề tài này. Bài viết đã đề cập và phân tích

các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường tổ chức và sự tác động của nó

đến hoạt động quản trị. Điểm mới so với chương Văn hóa của tổ chức và môi

trường (Quản trị học – TS. Nguyễn Thị Liên Diệp) là ở chỗ bài viết đã đề cập

đến cơ sở hạ tầng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị. Tuy

nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố bên ngoài môi trường,

chưa phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Đến với bài viết của Ls. Nguyễn Văn Nhân, 5 yếu tố cấu thành văn hóa

doanh nghiệp, đã cho chúng ta thấy được các yếu tố bên trong doanh nghiệp đã

ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Tác giả đã đưa ra, phân

tích các chuẩn mực, quy ước chưa thành văn cấu thành nên văn hóa trong tổ

chức, đồng thời chúng ta cũng thấy được những nhận xét dựa trên kinh nghiệm

về sự tham gia và chất lượng của ban lãnh đạo, nhân viên đến hoạt động quản

trị tổ chức. Ưu điểm của bài viết là ở chỗ dựa trên kinh nghiệm thực tế để phân

tích vấn đề. Tuy nhiên, bài viết lại đứng ở góc độ hẹp để quan sát và đưa ra

nhận xét chủ quan. Chưa khái quát hóa được vấn đề cần bàn như trong cuốn

sách Quản trị học của TS. Nguyễn Thị Liên Diệp.

Đi sâu vào phân tích vi mô hơn, bài viết “ Ảnh hưởng của văn hóa tới

việc ra quyết định”, đã đưa ra một yếu tố bên ngoài cụ thể, đó là yếu tố văn hóa

xã hội, để bàn luận và phân tích. Bài viết đã nêu lên tầm quan trọng lớn của yếu

tố này tới hoạt động quản trị. Theo đó, tác giả cũng đưa ra các giá trị của văn

hóa xã hội mang lại cho một tổ chức. Tác giả đã đem đến cho người đọc những

hiểu biết sâu hơn về tầm ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến một doanh nghiệp

cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp đó. Nhưng bài viết lại dựa trên kinh

nghiệm bản thân nhiều hơn là các dẫn chứng khoa học.

Nhìn chung, những bài viết trên đây đều có những ưu khuyết điểm

riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong

và ngoài môi trường tổ chức đến hoạt động quản trị ở góc độ vi mô cũng như vĩ

mô.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là một nhà quản trị, khi ra quyết định và phương án hành động cho một

kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết là bạn phải đặt ra và

trả lời đựơc những câu hỏi khảo sát. Đơn cử: Xuất khẩu mặt hàng nào? Thị

trường xuất khẩu là đâu? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Đối thủ cạnh

tranh như thế nào?.....

Có thể nói, không có một thước đo nào là chuẩn mực nhất cho những

câu hỏi trên. Và những căn cứ ra quyết định và điều hành của nhà quản trị cũng

vậy.

Nếu xét trên quan điểm quyền hạn tuyệt đối, nhà quản trị chính là người

trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả tất

yếu, nếu điều hành thành công ( lợi nhuận của doanh nghiệp tăng), nhà quản trị

sẽ được đãi ngộ và khen thưởng xứng đáng hoặc sẽ bị cắt chức, sa thải nếu như

thất bại.

Vậy nên, yêu cầu đặt ra là năng lực của nhà quản trị. Thực chất, năng

lực ở đây chính là “tính cách riêng” của doanh nghiệp (sự đổi mới, sự ổn

định…). Đó là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin ảnh hưởng mạnh đến nhận

thức, cách ứng xử và giải quyết vấn đề của nhà quản trị. Để đơn giản, xin đơn

cử hãng Sony, với phương châm luôn luôn phát triển những sản phẩm mới,

hãng tập trung chủ yếu vào việc làm mới sản phẩm, khuyến khích khen thưởng

nhân viên có những ý tưởng đổi mới.

Nhưng giả định có một tình huống bất ngờ xảy ra (kinh tế, chính trị, đối

thủ cạnh tranh…). Chẳng hạn, khi các ngân hàng lớn đồng loạt tăng thêm 1%

lãi suất cho vay đối với các khoản vay thương mại, lúc này doanh nghiệp bạn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!