Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận các tổ hợp hương từ tự nhiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TỔ HỢP CÁC HƯƠNG LIỆU TỪ TỰ NHIÊN
I/ Sự tạo thành tổ hợp hương :
1/ Định nghĩa: Tổ hợp hương là một hổn hợp các cấu tử tương tác hài hoà với nhau
qua đó mùi của cấu tử đơn thể bị biến đổi để tạo ra một mùi thơm nhất định gây cho khứu
giác một cảm giác dể chịu.
2/ Cấu tạo: Bao gồm :
- Chất nền thơm : là những cấu tử có vai trò quyết định hương thơm chủ yếu cuả tổ
hợp hương. Nó có thể là một cấu tử thơm đơn thể hoặc là hổn hợp của một số chất
thơm đơn thể hoặc là tổ hợp một vài mùi đơn giản.
- Chất định hương : thường là các nhựa và bazam(nhưạ benzoic, stirac),các tinh dầu
tuyệt đối, các chất hữu cơ kết tinh …. Chúng có tác dụng thay đổi áp suất riêng
phấn cuả hổn hợp và điều chỉnh sự bay hơi của các cấu tử.
- Ngoài ra còn một số chất hàm lựơng nhỏ như: indol, scatol, metylheptyxeton,
phenyletylaxetat,… có tác dụng làm tăng hay giảm hương, làm cho tổ hợp hương
được hòa hợp hoàn toàn, nghĩa là tạo ra sự hài hòa cho tổ hợp hương.
3/ Phân loại : có hai loại
- Các tổ hợp hương có sẳn trong tự nhiên. Đó là các tinh dầu ( từ lá, thân, vỏ, rể,
hạt… của thực vật) hay dịch hương của động vật…
- Các tổ hợp hương nhân tạo. Được tạo thành từ sự pha trộn hài hòa giữa các cấu tử
được trích ly từ tự nhiên hoặc bằng các chất tổng hợp. Mục đích tạo ra một hợp
hương tùy theo mục đích sử dụng như có đặt tính thơm quyến rũ, hương lâu…
4 / Các tương tác tạo ra hình thơm. Bao gồm hai tương tác:
- Tương tác lý học gây ra hiện tựơng tạo cặn và lắng xuống.
- Tương tác hoá học xảy ra giữa các cấu tử thơm với dung môi và giữa các cấu tử
thơm với nhau.
II/ Giới thiệu một số tổ hợp hương từ thực vật: Bao gồm tinh dầu trong
tự nhiên và từ tổng hợp
1/ Tinh dầu hạt xạ (hạt noang vang) (ambrette seed oil)
1.1. Thành phần
Thành phần của tinh dầu :
(E,E)-farnesyl acetate : 59.1%
Ambrettolid : 7.8%
Decylacetate : 5.6%
Dodecylacetata : 4.0%
(Z,E)-farnesyl acetate : 3.8%
(E,E)-farnesol : 3.5%
(Z)-tetradec-5-en-14-olid :1.8%
Tetradecenyl acetate : 1.4%
Acid hexadecanoic : 1.4%
(E,E)-farnesyl propionate : 1.1%
(Z)-octadec-9-en-8-olid :1.0%
1.2. Nguyên liệu và ph ương pháp tách chiết
- Tinh dầu có được từ chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc chiết xuất bằng dung môi
các hạt vong vang Abelmoschus moschatus Medik L. h ọ Bông ( Malvaceae)
H àm lượng tinh dầu trong hạt là 0.2-0.6%
- Cây vong vang A.moschatus có ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông
Nam Á, các n ước ở quần đảo nam Thái Bình Dương, Madagasca, một số n ước ở
Trung và Nam M ỹ. Ở Việt Nam cây vong vang phân bố khắp mọi nơi từ vùng trung
du đến các tỉnh miền núi.
1.3. Tính chất hóa lý
- Tinh dầu hạt xạ là một ch ất lỏng sánh, mùi thơm đặt trưng, giữ được rất l âu.
Tinh dầu Vong vang ở Việt Nam có các chỉ số đặt biệt sau :
- Tỉ trọng ở 300c : 0.9713
- Góc quay cực ở 22oC :+006, đến +0035,
- Chiết suất ở 220C : 1.4650
1.4. Ứng dụng
Tinh dầu vong vang được dùng để sản xuất nước hoa và các hương liệu cao cấp, dùng
trong các hợp hương thuốc lá, cà phê, bánh kẹo, thức uống có cồn và không cồn.
2/ TINH DẦU HÚNG QUẾ (BASIL OIL)
2.1. Thành phần:
Thành phần chình của tinh dầu phục thuộc vào vùng nguyên liệu:
- Tinh dầu Pháp: linalol 40.7% ; methyl chavicol 23.8% ; Eugenol 5.9% ;
citronellol 3.6% ; ?-terpineol 1.9% ; camphor 1.4%.
- Tinh dầu Ai Cập : linalol 45.6% ; methyl chavicol 26.6% ; eugenol 5.9% ; ?-
terpineol 1.1% ; camphor 0.6%
- Tinh dầu Việt Nam: methyl chavicol ( 79.1 – 82.5% ), linalol 0.1%.
Tai Việt Nam loại Ocimum basilicum var. basilicum được trồng rất phổ biến,
hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 1.7% ( tinh trên dược liệu khô tuyệt đối).
2.2. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết:
Tinh dầu được khai thác từ cành và lá của cây húng quế Ocimum basilicum,
họ bác hà(Lamiaceae). Hiệu suất khoảng 0.1 – 0.25% khi dùng nguyên liệu là tất
cả phần trên mất đất và 0.4% khi dùng cành mang hoa, thời gian cất kéo dài từ
1đến 11 giờ.
Tinh dầu được khai thác nhiều ở các nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha,
Algeri, Ai Cập, Trung Quốc.
2.3. Tính chất hóa lý
Tinh dầu của các nước nêu trên có tính chất khá giống nhau là chất lỏng, màu
vàng nhạt, mùi tinh dầu húng quế đặc trưng.
- Tỉ trọng ở 150C : 0.9 đến 0.930
- Góc quay cực : -0.60 đến -220
- Chiết xuất : 1.481 đến 1.495
2.4. Ứng Dụng
Tinh dầu hùng quế được sử dụng trong các hợp hương thực phẩm, công nghệ
pha chế nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh
răng, nước súc miệng…
2.5. Tinh dầu hương chanh tổng hợp