Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận Các bước chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương bài mới nhất 2011.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
194.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1639

Tiểu luận Các bước chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương bài mới nhất 2011.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế thế giới đã và đang có những tác động sâu,

rộng đến hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Sự xích lại, gắn bó và mật thiết trong quan

hệ giữa cá quốc gia đã dần xóa nhòa đi những biên giới về địa lí.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật trong những thập niên cuối của thế kỉ

trước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử, với sự phát triển như vũ bão của Internet

ngày nay, thế giới đang tiến đến một “cộng đồng chung” không sự phân cách.

Và như một sự tự nhiên tất yếu, bên cạnh sự xích lại, hợp tác về các mặt quân sự,

ngoại giao, quốc phòng, giáo dục.…giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới với nhau

thì trong lĩnh vực kinh tế, việc các nước đặt quan hệ, cùng nhau bắt tay, “chào đón” nhau

là điều không thể tránh khỏi

Khi mà nền kinh tế của một quốc gia mở cửa, điều đó đồng nghĩa với việc sẻ có rất

nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các Doanh nghiệp trong nước. Mở ra trước “mắt”

các Doanh nghiệp đó là cả một thị trường hoàn toàn mới, với những đối tác mới, những

con người mang đến cho họ những hợp đồng “béo bở” nhưng cũng đầy “cạm bẫy”.

Vạn sự khởi đầu nan – cái mới bắt đầu khi nào cũng khó khăn. Việc làm sao để cho

các Doanh nghiệp trong nước “chân ướt chân ráo” có thể tìm được những hợp đồng

ngoại thương, tiến hành đàm phán, kí kết mà không phải thiệt thòi thực sự rất quan trọng.

Với đề tài: “Các bước chuẩn bị đàm phán hợp đồng ngoại thương”. Cuốn tiểu luận

này của chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích trên. Thông qua cuốn tiểu luận chúng

tôi muốn truyền tải tới quý bạn đọc những bước và kỷ năng cơ bản nhất giúp bạn đọc có

thể có được những bước chuẩn bị tốt nhất cho cuộc gặp gỡ, đàm phán với một đối tác

nước ngoài về một hợp đồng ngoại thương.

Cổ nhân xưa có dạy “biết mình biết ta, bách chiến bách thắng”. Khi gặp một đối tác

mới, việc làm sao hiểu người hiểu mình hiểu người, cùng với sự chuẩn bị chu đáo ban

đầu, đây chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho những người tiên phong

nhưng sáng suốt.

GV: Th.s TRẦN HOÀNG GIANG THỰC HIỆN_NHÓM 2. 1

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

PHẦN NỘI DUNG

1. Khái quát chung

1.1.Khái niệm đàm phán

Trên thương trường, ngoài bản lĩnh, tài năng, sự nhạy cảm và đôi chút may mắn,

thì yếu tố quan trọng không thể thiếu để đạt đến thành công chính là kỹ năng đàm phán.

Đàm phán là một phương cách gắn kết nhằm thỏa mãn vấn đề đặt ra trong mối quan hệ

hơn là sự mặc cả, bởi nó cần sự thấu hiểu và hợp tác, thỏa thuận giữa hai bên.

Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà chúng ta mong muốn từ người

khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa

chúng ta và phía đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối

kháng.

Chúng ta có khái niệm đàm phán: “Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó

hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và

những quan điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất”.

Do đó, ta có khái niệm Đàm phán hợp đồng ngoại thương: “Đàm phán, ký kết hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại đàm phán trong đó có ít nhất hai bên chủ

thể có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau tham gia đàm phán để xác lập hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản là đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài

đối với các bên hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giao dịch

ở nước ngoài đối với các bên”.

1.2. Những nguyên tắc cơ bản:

 Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.

 Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.

 Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.

 Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.

 Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.

 Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả

đàm phán.

 Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn.

GV: Th.s TRẦN HOÀNG GIANG THỰC HIỆN_NHÓM 2. 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!