Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu la nguyễn thành với phong trào yêu nước cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
TIỂU LA NGUYỄN THÀNH VỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phúc Mỹ Liên
Chuyên ngành : Lịch sử (Quan hệ Quốc tế)
Lớp : 17CLS
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Phương
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến BGH trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để em được tham gia khóa luận tốt
nghiệp, giúp em có thêm cái nhìn khác về ngành học của mình, có thêm ý
tưởng để tiếp tục với các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Để hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy cô
giáo Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng đã chỉ dạy
em những bài học quý báu, những kiến thức trên con đường học tập, tạo điều
kiện để khóa luận em được hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt, với lòng tri ân sâu sắc,
em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn Minh Phương, là giảng viên
hướng dẫn đãchỉ dẫn em tận tình từ những ngày đầu tìm kiếm tư liệu và nội
dung để em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng , em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng
hành cùng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Mặc dù đã cố gắng,
nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong được Quý Thầy Cô
giáo thông cảm và góp ý sửa chữa để đề tài em được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Phúc Mỹ Liên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................6
4.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................................7
5.1. Nguồn tư liệu.......................................................................................................................7
5.1.1. Tư liệu thành văn ..............................................................................................................7
5.1.2. Tư liệu điền dã ..................................................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................7
6. Kết quả và đóng góp của đề tài................................................................................................7
7. Bố cục của đề tài........................................................................................................................8
NỘI DUNG.........................................................................................................................................9
Chương 1:............................................................................................................................................9
TỔNG QUAN VỀ QUÊ HƯƠNG, GIA THẾ, BỐI CẢNH THỜI ĐẠI ............................................9
1.1. Vài nét về quê hương ...............................................................................................................9
1.1.1. Vùng đất Quảng Nam ......................................................................................................9
1.1.2. Vùng đất Thăng Bình ................................................................................................... 11
1.2. Gia thế................................................................................................................................... 12
1.3. Bối cảnh thời đại ................................................................................................................... 14
1.3.1. Đất nước trước nạn ngoại xâm .................................................................................... 14
1.3.2. Sự chuyển biến trong triều đình Huế........................................................................... 15
1.3.3. Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX.......................................................................... 15
2
Chương 2. THAM GIA PHONG TRÀO NGHĨA HỘI QUẢNG NAM.......................................... 18
2.1. Sự chuẩn bị trước khi tham gia Nghĩa hội ............................................................................ 18
2.2. Buổi đầu tham gia Nghĩa hội ................................................................................................ 19
2.2.1. Vài nét về sự ra đời của Nghĩa hội Quảng Nam.......................................................... 19
2.2.2. Trận đánh phủ Thăng Bình và chiếm Thành tỉnh Quảng Nam................................. 22
2.3. Trở thành dũng tướng xuất sắc của Nghĩa hội ...................................................................... 26
2.3.1. Đóng góp về tài chính ................................................................................................... 27
2.3.2. Nhà hoạch trù mưu lược .............................................................................................. 27
2.3.3. Chiến tướng xông pha trận mạc................................................................................... 31
Chương 3:......................................................................................................................................... 39
THAM GIA DUY TÂN HỘI VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU ...................................................... 39
3.1. Sự chuẩn bị sau khi Cần Vương thất bại............................................................................... 39
3.2. Tham gia Duy Tân hội .......................................................................................................... 41
3.2.1. Kết nối các chí sĩ yêu nước ........................................................................................... 43
3.2.2. Vạch đường hướng hoạt động cứu nước..................................................................... 44
3.2.3. Tham gia sáng lập và là nhân vật trọng yếu................................................................ 46
3.3. Hoạt động trong phong trào Đông Du................................................................................... 47
3.3.1. Khởi xướng phong trào................................................................................................. 47
3.3.2. Điều hành hoạt động trong nước ................................................................................. 50
3.3.3. Phụ trách công tác tài chính......................................................................................... 51
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 57
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 61
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu
cuộc xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp đã từng bước đặt ách thống trị trên toàn
cõi nước ta. Triều đình Huế dần dần đánh mất sứ mệnh đối với lịch sử dân tộc.
Trong nội bộ chia làm hai phe: phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ hòa chủ
trương nghị hòa, hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Phe chủ chiến
chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Suốt trong quá trình từ 1858-1885 với nhiều giai đoạn, nhiều biến cố của lịch
sử nước nhà trong công cuộc chống Pháp và sự chuyển biến của triều đình Huế
trước vận mệnh của dân tộc. Vụ biến kinh thành Huế ngày 5/7/1885 do phe chủ
chiến thực hiện là kết quả tất yếu của hàng loạt sự kiện, diễn biến phức tạp trong nội
bộ triều đình Huế cũng như giữa triều đình Huế và thực dân Pháp. Sau khi thất bại,
phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi xuất bôn, sau đó
ban dụ Cần Vương, dấy lên phong trào yêu nước rộng khắp vào cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX.
Quảng Nam là vùng đất trọng yếu của Tả trực kỳ đã được phe chủ chiến
chuẩn bị từ trước để bước vào cuộc trường chinh của dân tộc. Sau vụ biến kinh
thành Huế, Quảng Nam là địa phương hưởng ứng dụ Cần Vương ngay từ những
ngày đầu, phát triển mạnh mẽ, có tổ chức dưới ngọn cờ lãnh đạo của Nghĩa hội
(được thành lập vào tháng 9/1885). Phong trào Cần vương Quảng Nam đã lập nên
những chiến công hiển hách, gây tổn thất cho quân Pháp, quân Nam triều, mở rộng
liên kết với phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi, Bình Định và chủ trương liên kết
với phong trào Cần Vương Hà Tĩnh nhằm tạo nên “trục Cần Vương” trên toàn quốc.
Tiếp nối phong trào Cần Vương, Quảng Nam là cái nôi của Duy Tân hội và phong
trào Đông Du. Đây là những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc vào đầu thế kỷ
XX.
Phong trào yêu nước ở Quảng Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX gắn
liền với những chính nhân: Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Phan
Bội Châu, Đỗ Đăng Tuyển, Châu Thượng Văn, Đặng Tử Kính… Trong đó, chí sĩ
Tiểu La Nguyễn Thành là nhân vật chính yếu, ông là gạch nối ba thế hệ: Nghĩa hội
Cần Vương – Duy Tân hội – Đông Du. Đến nay, lịch sử dân tộc đã giành những
4
trang tôn nghiêm về vai trò, sự đóng góp của Tiểu La Nguyễn Thành trọng như
Phan Bội Châu từng nhận định Du “chính Tiểu La tiên sinh là ông tổ mở mối, vạch
đường khai sinh ra tất cả”.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ đóng góp của
Tiểu La Nguyễn Thành đối với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX. Vì vậy, việc nghiên cứu này thực sự mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Tiểu La Nguyễn Thành với
phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, đã có một số công trình đã được công bố liên quan đến chí sĩ Tiểu
La Nguyễn Thành:
Quốc sử quán triều Nguyễn với Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát
yếu, Đại Nam nhất thống chí ghi chép về phong trào Cần Vương Quảng Nam là
những tư liệu quý để chúng tôi tiếp cận trong quá trình làm khóa luận.
Phan Bội Châu là người trực tiếp tham gia với Tiểu La nên những tác phẩm
Tự Phán, Truyện cụ Tiểu La, Việt Nam vong quốc sử… là những tư liệu đề cập đến
Tiểu La Nguyễn Thành với độ tin cậy cao.
Huỳnh Thúc Kháng là người sống cùng thời, gắn bó với Tiểu La trong những
năm tháng cuối đời tại Côn Đảo nên các bài viết Ba năm hội Cần Vương Quảng
Nam hay câu đối về Tiểu La là cái nhìn khách quan về vai trò đóng góp của Tiểu
La.
Tùng Lâm với Cuộc đời cách mạng Cường Để nói về cuộc đời và hoạt động
của Cường Để, nhân vật gắn với Duy Tân hội và Đông Du. Qua đó, làm sáng tỏ
thêm Tiểu La Nguyễn Thành với Duy Tân hội và Đông Du.
Trần Viết Ngạc với Nguyễn Duy Hiệu và phong trào Nghĩa hội Quảng Nam
là tác phẩm ra đời khá sớm (năm 1985) và viết rất toàn diện về hoạt động của Nghĩa
hội Quảng Nam thời Hội chủ Nguyễn Duy Hiệu, trong đó đề cập đến vai trò của
Tiểu La
Nguyễn Sinh Duy với Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam là sách duy nhất
đến thời điểm hiện nay viết toàn bộ về phong trào Nghĩa hội Quảng Nam. Chúng tôi
kế thừa được nhiều tư liệu về phong trào Nghĩa hội Quảng Nam.
5
Năm 2002, tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Thanh Dân là cháu nội đích tôn của
Tiểu La Nguyễn Thành đã công bố tập sách Tiểu La Nguyễn thành nhà ái quốc và
cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đây là tập sách được viết như
một gia phả, hồi ký, trong đó sử dụng nhiều tư liệu liên quan đã được công bố.
Chúng tôi đã tiếp cận được nhiều tư liệu, song song với việc đối chiếu, kiểm tra các
thông tin liên quan.
Năm 2004, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam xuất bản kỷ yếu hội thảo 100
năm thành lập Duy Tân hội – Thân thế và sự nghiệp Tiểu La Nguyễn Thành, tập
hợp các bài viết của của chuyên gia, nhà nghiên cứu trình bày tại hội thảo. Đây là
hội thảo lần đầu tổ chức làm rõ vai trò của Tiểu La Nguyễn Thành, là nguồn tư liệu
rất giá trị để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Nguyễn Q. Thắng với Tiểu La Nguyễn Thành thủ lĩnh Duy Tân hội – Đông
Du đi vào nghiên cứu làm rõ vai trò của Tiểu La Nguyễn Thành với tư cách là thủ
lĩnh Duy Tân hội – Đông Du.
Nguyễn Q. Thắng với Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội nói về phong
trào Nghĩa hội Quảng Nam thời Hội chủ Trần văn Dư, trong đó có đề cập đến sự
tham gia của Tiểu La Nguyễn Thành.
Năm 2012, Châu Yến Loan với đề tài Tiểu La Nguyễn Thành – Những năm
tháng lưu đày tại Côn Đảo, với một số tư liệu về Tiểu La Nguyễn Thành nhất là
những năm tháng cuối đời tại Côn Đảo.
Ngô Văn Minh với “Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887)” in
trong Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896) nghiên cứu về
phong trào Nghĩa hội Quảng Nam trong đó có vai trò của Tiểu La Nguyễn Thành.
Trương Công Huỳnh Kỳ với “Phong trào Cần Vương Nam Trung Kỳ” in
trong Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896) nói về sự liên kết
phong trào Cần Vương các tỉnh Nam Trung Kỳ, trong đó đề cập đến Tiểu La
Nguyễn Thành tại mặt trận Quảng Ngãi, Bình Định.
Chương Thâu với Vụ án Phan Bội Châu năm 1925 hồ sơ thẩm vấn tập hợp
văn bản tiếng Pháp ghi lại toàn bộ nội dung thẩm vấn Phan Bội Châu năm 1925.
Đây là tư liệu vô cùng quý được lưu trữ của chính quyền thuộc địa trước đây. Lời
khai của Phan Bội Châu trong đó có quá trình hoạt động trong Duy Tân hội và