Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 - 1884)
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều nguyễn (1802 - 1884)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

========***========

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

TIÊU CỰC VÀ CHỐNG TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY

QUAN LẠI DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1884)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trường Thi

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 17SLS

Người hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2021.

2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô khoa

Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy, gợi mở

cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Cô giáo - TS. Lê Thị

Thu Hiền người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp

đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp

này.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn

bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính

mong quý Thầy Cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020.

Tác giả

3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. 1

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................ 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9

3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 9

3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 9

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9

4.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 9

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 10

5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 10

5.1. Nguồn tư liệu.................................................................................................... 10

5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 10

6. Đóng góp của đề tài................................................................................................ 11

7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ TIÊU CỰC TRONG BỘ

MÁY QUAN LẠI TRƯỚC THỜI NGUYỄN............................................................ 13

1.1. Tổng quan về triều Nguyễn ................................................................................. 13

1.1.1. Tình hình chính trị ........................................................................................ 13

1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................................. 15

1.1.3. Tình hình văn hóa - tư tưởng ........................................................................ 20

1.2. Tiêu cực trong bộ máy quan lại trước triều Nguyễn ........................................... 24

1.2.1. Thời Lý - Trần - Hồ - Lê sơ - Mạc............................................................... 24

1.2.2. Thời Lê trung hưng ....................................................................................... 28

CHƯƠNG 2: TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY QUAN LẠI DƯỚI TRIỀU

NGUYỄN ...................................................................................................................... 36

2.1. Các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn .................... 36

2.1.1.Về chính trị..................................................................................................... 36

2.1.1.1. Trong quản lý quân đội.............................................................................. 36

2.1.1.2. Trong điều tra, xét xử hình án.................................................................... 37

2.1.1.3. Trong bổ dụng quan lại.............................................................................. 41

2.1.1.4. Mưu đồ làm phản .............................................................................................. 42

4

2.1.2. Kinh tế........................................................................................................... 44

2.1.2.1. Trong quản lý, thu, chi tài sản công .......................................................... 44

2.1.2.2. Trong quản lý khai thác vật liệu, xây dựng công trình của nhà nước ....... 48

2.1.2.3. Trong quản lý thuế khóa ............................................................................ 50

2.1.3. Xã hội............................................................................................................ 52

2.1.3.1. Bóc lột, chiếm đoạt tài sản nhân dân......................................................... 52

2.1.3.2. Lạm quyền, ức hiếp, nhũng nhiễu nhân dân .............................................. 55

2.1.4. Giáo dục, thi cử............................................................................................. 57

2.1.4.1. Chấm bài không tinh.................................................................................. 57

2.1.4.2. Sửa bài thi của sĩ tử ................................................................................... 58

2.2. Nhận xét chung.................................................................................................... 59

3.1. Các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại của chính quyền nhà

Nguyễn ....................................................................................................................... 63

3.1.1. Trừng trị những trường hợp vi phạm............................................................ 63

3.1.1.1. Lĩnh vực chính trị....................................................................................... 63

3.1.1.2. Lĩnh vực kinh tế: ........................................................................................ 71

3.1.1.3. Lĩnh vực xã hội: ......................................................................................... 80

3.1.1.4. Lĩnh vực giáo dục....................................................................................... 84

3.1.2. Chế độ kinh lược đại sứ ................................................................................ 87

3.1.3. Chế độ khảo khóa.......................................................................................... 89

3.1.4. Chế độ hồi tỵ................................................................................................. 90

3.1.5. Các hoạt động của Tam pháp ty triều Nguyễn.............................................. 91

3.1.6. Các hoạt động thanh tra, giám sát................................................................. 93

3.2. Một số nhận xét ................................................................................................... 99

3.3. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................... 101

KẾT LUẬN................................................................................................................. 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 107

PHỤ LỤC 1................................................................................................................. 112

PHỤ LỤC 2................................................................................................................. 119

PHỤ LỤC 3................................................................................................................. 127

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ thời đại nào hay ở quốc gia nào, đội ngũ người cán bộ, công chức - là

những người sử dụng quyền lực của nhà nước để thực thi công vụ, luôn đóng một vai trò

quan trọng. Các hoạt động công vụ được thực hiện bởi cán bộ, công chức có ảnh hưởng

rất lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc

phòng, góp phần quan trọng tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Ngay từ thời kỳ quân

chủ, đội ngũ quan lại cũng giữ một vai trò quan trọng như vậy, họ chính là bộ phận quan

trọng của các triều đại quân chủ trong việc kiến tạo bộ máy nhà nước, xây dựng đường

lối, chủ trương, thực thi chính sách của hoàng đế, triều đình. Vì vậy, nếu để một người

không có tài đức phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, thì đó sẽ là mối họa trong cả xã

hội và quốc gia.

Trong quá trình tồn tại của mình (1802 - 1945), triều Nguyễn vấp phải không ít

khó khăn trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế đất nước, ngoại giao với các

nước lân bang. Trong đó, tiêu cực trong bộ máy quan lại nổi lên và trở thành một vấn đề

xã hội nổi cộm lúc bấy giờ. Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cùng của nước

ta, có nhiều kinh nghiệm từ việc xây dựng bộ máy quan lại của Trung Quốc và các triều

đại quân chủ của Việt Nam trước đó, chính vì thế hơn ai hết, triều Nguyễn hiểu rất rõ

tiêu cực trong bộ máy quan lại sẽ tác động xấu đến tình hình xã hội, trở thành nguồn lực

cản trở cho sự phát triển của đất nước. Để nỗ lực kiểm soát điều này, triều Nguyễn đã

xây dựng các cơ quan giám sát như: Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo

cùng với bộ luật Hoàng triều luật lệ góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung

ương đến địa phương cũng như ổn định xã hội và phần nào đó đảm bảo quyền, lợi ích

của dân chúng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu

đã mang nặng tính chất quan liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ

chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, bảo thủ. Mọi

quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua được coi là "con trời", “thay trời" trị

dân; quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vô hạn. Nhà vua trong thực

tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia trên xương

máu của nhân dân, còn quan lại trong triều và ở các địa phương là những tên địa chủ nhỏ

hơn và có những quyền hạn nhất định; tư tưởng chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thì

6

tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với mớ học thuyết Khổng,

Mạnh lỗi thời, xem trật tự quân chủ là bất di bất dịch, hình thành nên lối tư duy lỗi thời,

máy móc. Chính điều này tạo ra nạn quan liêu vô cùng nghiêm trọng trong bộ máy quan

lại dưới triều Nguyễn, quan lại cậy quyền, kiêu căng, hống hách, đạo đức suy đồi, từ đó

sản sinh ra hàng loạt các hành vi tiêu cực như tham ô, tham nhũng; nhận hối lộ, đút lót;

bóc lột, ức hiếp nhân dân,… khiến xã hội triều Nguyễn ngày càng rối ren và chứa đầy

những mâu thuẫn. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này đóng một vai trò rất quan trọng,

đây là cơ sở để chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về hiện tượng tiêu

cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn, đánh giá các chính sách và biện pháp triều

Nguyễn thực hiện trong việc chống tiêu cực trong đội ngũ quan lại, qua đó rút ra những

bài học kinh nghiệm làm nền tảng cho công tác bồi dưỡng đạo đức, thanh tra bộ phận

cán bộ, công chức của Việt Nam nói riêng trong tình hình hiện nay một cách đúng hướng

và có hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng

khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc,

công việc thành công hay thất bại là do cán bộ” [60]. Như vậy, vấn đề đạo đức công vụ

công chức là vấn đề có tầm quan trọng rất lớn dẫn đến sự thành bại của nền hành chính.

Trong bối cảnh cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nước ta đang có nhiều

chuyển biến phát triển hội nhập nền kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được

nâng cao, xã hội ngày càng phát triển đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt

đến lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, đạo đức

lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy, đã có một bộ phận cán bộ, công chức,

viên chức có biểu hiện suy thoái, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống. Thực trạng

suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên đã và đang có những diễn biến phức tạp,

trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI đã nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công

tác xây dựng Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có

những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý

tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài,

kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” [61], những

biểu hiện đó có nguy cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,

thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều năm chậm được khắc phục,

nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự mất

7

dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang ra

sức phấn đấu xây dựng. Đứng trước thực trạng này, việc nghiên cứu tiêu cực và chống

tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn mang lại ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Với những lý do đó, tôi chọn đề tài “Tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy

quan lại dưới triều Nguyễn (1802 - 1884)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quan chế của các

triều đại quân chủ Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Có thể chia thành các nhóm

sau:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu quan chế ở Việt Nam như: “Giáo trình

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam” do Phạm Thị Duyên Thảo và Mai Văn Thắng

đồng chủ biên; “Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam và những suy ngẫm”

của Bùi Xuân Đính; “Giáo dục - khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời Phong kiến và

thời Pháp”của Nguyễn Công Lý; “Từ điển chức quan Việt Nam” của Đỗ Văn Ninh; “Tổ

chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuấn… Các công

trình tập trung khái quát, sơ lược một cách khái quát các phẩm cấp quan chế từ nhất phẩm

đến cửu phẩm, các thể thức tuyển dụng quan lại, phong tước, nhiệm vụ, trách nhiệm của

các chức quan và chế độ thưởng phạt, khảo khóa đối với quan lại kiến theo một diễn trình

kéo dài từ triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê cho đến thời Pháp thuộc. Đặc biệt trong cuốn

“Lược khảo và tra cứu về học chế quan chế ở Việt Nam từ 1945 trở về trước” của

nhóm tác giả Lê Trọng Ngoạn chọn lọc và định nghĩa một số khái niệm xung quanh các

lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước, chức tước, phẩm hàm (chủ yếu là văn gia) cùng học

chế, học vị, nghiên cứu tiểu sử các nhân vật lịch sử với những chức vụ phẩm hàm, việc

học hành thi cử cùng hệ thống quan lại trong bộ máy Nhà nước thời quân chủ và Pháp

thuộc.

Bên cạnh đó, còn có các cuốn sách “Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong

lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” của Bùi Xuân Đính; “Lựa chọn và sử dụng nhân

tài trong lịch sử” của Lê Thị Thanh Hòa, các tác giả này đều chỉ ra rằng chính giáo dục

theo lối tầm chương trích cú, đạo đức thì học theo sách Đạo đức kinh như một lẽ bắt

buộc, hình thức sáo rỗng, xa rời thực tế mà không có sự tu dưỡng về nhân cách, không

có sự giác ngộ từ trong thâm tâm đã tạo nên một lớp quan lại còn nhiều hạn chế về mặt

nhận thức, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm quan đối với nhân dân.

8

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu quan chế thời Nguyễn: Trong 2 công

trình là “Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802 – 1884)” và “Khảo cứu kinh tế

và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn” của Đỗ Bang đã khái quát các các bộ máy

quan lại, là các cơ quan bao gồm Văn phòng Trung ương (Tam Nội Viện, văn thư phòng,

Nội Các), Cơ mật Viện, Lục bộ,… và bộ máy chính quyền địa phương. Tác giả cũng đề

cập đến vấn đề tình hình xã hội rối ren dưới thời Nguyễn cũng như lý giải nguyên nhân

là do “bản chất của nhà nước Nguyễn và năng lực phẩm chất của đội ngũ quan lại” [].

Ngoài ra cuốn “Quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh Tâm khái quát về sự thay đổi

nhiều lần của bộ máy quan chức nhà Nguyễn qua các thời kỳ lịch sử, từ khi các chúa

Nguyễn bắt đầu cai trị xứ Đàng Trong (1558 - 1801), trải qua thời kì nhà Nguyễn nắm

quyền cả nước (1802 - 1884) và đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta (1884 - 1945)

đồng thời cũng đề cập đến một số chính sách đối với quan chức nhà Nguyễn như tuyển

chọn, bồi dưỡng, đãi ngộ, khảo khóa, và sử dụng quan lại qua các giai đoạn lịch sử. Tác

phẩm “Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn” của nhóm tác giả Phan Đại Doãn cũng đã

lý giải nguyên lí cai trị của bộ máy quan lại, quan chế và một số biện pháp kiểm soát

quan lại.

Đề cập đến bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn còn có một số luận văn như:”Tìm

hiểu chế độ trung ương tập quyền triều Nguyễn (1802 – 1885) của Nguyễn Thị Thùy;

“Tìm hiểu hoạt động của cơ quan tư pháp triều Nguyễnn giai đoạn 1802 – 1883” của

sinh viên Võ Thị Lý; “Tổ chức và hoạt động cơ quan giám sát của triều Nguyễn (1802

– 1885)” của Trịnh Thị Quyên đã đề cập đến tiền đề lịch sử và những yêu cầu thực tiễn

của việc thành lập cơ quan giám sát, đồng thời cũng phân tích sâu hơn về quá trình ra

đời, kiện toàn cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của cơ

quan giám sát trong việc kiểm soát và trừng trị các hiện tượng trong bộ máy quan lại

dưới triều Nguyễn qua các triều vua từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức.

Nhìn chung, các công trình chưa hệ thống đầy đủ về mặt tư liệu, mới chỉ dừng lại ở mức

độ khảo tả về các biện pháp, chính sách, quy định trong việc giám sát quan lại, chưa đi

sâu vào việc phân tích thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát, trừng trị các trường hợp

vi phạm cũng như đưa ra các đánh giá, nhận định về đóng góp, hạn chế của cơ quan giám

sát triều Nguyễn trong việc chống tiêu cực trong bộ máy quan lại.

Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về tiêu cực thời Nguyễn: Trong công trình

“Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế Anh

có đề cập đến một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội triều Nguyễn như nạn cướp bóc

9

hoành hoành bắt nguồn từ việc sưu thuế, mất mùa, cộng với tình trạng quan lại nhũng

nhiễu, bóc lột nhân dân khiến nạn cướp bóc, thổ phỉ, đạo tặc diễn ra ngày càng nghiêm

trọng, không chỉ vậy nạn buôn bán và sử dụng thuốc phiện, rượu chè, bài bạc trong nhân

dân cũng là một tệ nạn nhức nhối dưới xã hội triều Nguyễn thời bấy giờ. Ngoài ra còn

có công trình nghiên cứu khoa học “Tiêu cực và chống tiêu cực trong thi cực dưới triều

Nguyễn” của nhóm sinh viên Phạm Hoàng Lan Chi đã đề cập khá chi tiết đến các nguyên

nhân, hiện tượng tiêu cực xuất phát từ cả phía sĩ tử (nhờ người thi hộ, mang tài liệu vào

trường thi, làm náo loạn trường thi,…) và quan trường (chấm bài tùy tiện, không tinh, tự

ý sửa bài của sĩ tử, lừa dối, làm tiền,…).

Cho đến ngày nay, có rất ít những công trình, tài liệu nào nghiên cứu một cách hệ

thống và chi tiết về tiêu cực và các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới

triều Nguyễn. Tuy nhiên, những công trình nói trên là nguồn tài liệu tham khảo quan

trọng, có giá trị để chúng tôi hoàn thiện đề tài khóa luận của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hiện tượng tiêu cực và các biện

pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại của triều Nguyễn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng tiêu cực và các biện pháp chống tiêu

cực trong bộ máy quan lại của nhà Nguyễn bắt đầu từ năm 1802 đến năm 1884.

Phạm vi không gian: Tìm hiểu về tiêu cực và chống tiêu cực trong bộ máy quan

lại trên phạm vi cả nước.

Phạm vi nội dung: Trên cơ sở khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội thời Nguyễn, đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng tiêu cực của bộ máy quan lại thời

Nguyễn và các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại của triều Nguyễn. Từ đó,

rút ra nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm cho công cuộc chống tiêu cực trong đội

ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Cung cấp thêm tư liệu để góp phần đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan,

chính xác hơn về vai trò, đóng góp của nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc.

- Tổng hợp và phân tích các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều

Nguyễn.

10

- Tìm hiểu các giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn.

Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho công cuộc bồi dưỡng đạo đức cách mạng và

chống tiêu cực trong đội ngũ cán bộ ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện và hoàn thành

những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử thời nhà Nguyễn trên các mặt chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hóa.

- Khái quát về tiêu cực trong bộ máy quan lại trước thời Nguyễn.

- Tìm hiểu những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn,

cụ thể là tìm hiểu về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của những hiện tượng tiêu

cực đó.

- Tìm hiểu những biện pháp xử lý, khắc phục đối với những tiêu cực trong bộ

máy quan lại của chính quyền nhà Nguyễn.

5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu chính sau:

- Các tài liệu biên niên sử như: Đại Việt sử ký toàn thư của Quốc sử quán triều

Lê, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều

Nguyễn. Hầu hết các bộ chính sử được tiếp tục bổ sung, biên soạn qua nhiều thế hệ của

triều đại nhà Nguyễn, ghi chép khá đầy đủ các sự kiện (kinh tế, chính trị, quân sự, giáo

dục,...), trong đó có đề cập đến các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại và biện

pháp đối với những hiện tượng tiêu cực đó.

- Các tài liệu của sử gia tư nhân như: Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực, Lịch

triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỉ của Ngô Cao Lãng, Sử

học bị khảo của Đặng Xuân Bảng,...

- Ngoài ra, đề tài còn có sự tham khảo, đối chiếu với các công trình nghiên cứu

khoa học lịch sử, khóa luận, luận văn, các bài viết trên báo, tạp chí, bài viết trên các

website,...

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lí luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng và

nhà nước. Về phương pháp chuyên ngành, đề tài vận dụng các phương pháp:

11

Phương pháp lịch sử: đề tài thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và tái hiện

các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại của triều Nguyễn, đồng thời đặt các hiện

tượng đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong bối

cảnh xã hội lúc bấy giờ, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực các hiện tượng đã xảy

ra.

Phương pháp logic: đề tài nghiên cứu tổng quát các hiện tượng tiêu cực trong bộ

máy quan lại, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, khách quan làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu

của các hiện tượng đó.

Phương pháp thống kê: đề tài dựa trên các dữ kiện lịch sử thu thập được từ các

nguồn cổ sử và tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ và cung cấp

thông tin về các hiện tượng tiêu cực một cách rõ ràng và chính xác.

Phương pháp tổng hợp: đề tài liên kết các thông tin, dữ kiện thu thập từ các nguồn

tài liệu một một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống các hiện tượng tiêu cực.

Phương pháp so sánh: đề tài nghiên cứu, so sánh các hiện tượng tiêu cực trong

bộ máy dưới triều Nguyễn với các triều đại quân chủ trước đây cho thấy sự giống và

khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau, qua đó làm rõ cái riêng, cái chung để

thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống của hiện tượng tiêu cực trong suốt chiều dài

lịch sử.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp hệ thống

hóa, phương pháp tập hợp tư liệu, phương pháp khái quát hóa,.... Để nghiên cứu và trình

bày các nội dung đưa ra trong đề tài.

6. Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần phục dựng lại bức tranh tổng thể về tiêu cực trong bộ máy quan

lại ở thời Nguyễn, đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hệ quả của những hiện tượng tiêu cực

đó cử đối với xã hội, đất nước, cũng như các biện pháp chống tiêu cực trong bộ máy của

triều Nguyễn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là góp thêm cơ sở tham khảo cho các cơ quan

quản lý, nhà nước, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành những chính sách hợp

lí trong công tác bồi dưỡng đạo đức và làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính

quyền ở các cấp.

Mặt khác, kết quả của đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc

giảng dạy và cho những ai quan tâm về lĩnh vực hành chính, quan chế dưới thời Nguyễn.

12

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục và nội dung chính của

đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về triều Nguyễn và tiêu cực trong bộ máy quan lại trước

thời Nguyễn

Chương 2: Tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều Nguyễn

Chương 3: Những giải pháp chống tiêu cực trong bộ máy quan lại dưới triều

Nguyễn

13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN

VÀ TIÊU CỰC TRONG BỘ MÁY QUAN LẠI

TRƯỚC THỜI NGUYỄN

1.1. Tổng quan về triều Nguyễn

1.1.1. Tình hình chính trị

Năm 1802, sau khi đánh bại được triều Tây Sơn, làm chủ đất nước, Nguyễn Ánh lên

ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn. Vua Gia Long bắt

đầu tổ chức lại bộ máy nhà nước, ban hành các chính sách, củng cố quân đội nhằm ổn định

xã hội, ổn định quyền thống trị của giai cấp quân chủ và đối phó từ những tác động từ bên

ngoài.

Chính quyền trung ương được tổ chức như các triều đại trước. Đứng đầu là vua,

nắm mọi quyền hành. Để tập trung hơn nữa quyền lực vào tay mình, các vua Nguyễn đặt

ra lệ “tứ bất” (không đặt hoàng hậu, không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không

phong vương cho người ngoài họ). Nhà Nguyễn tiếp tục tái độc tôn Nho giáo nhằm củng

cố và bảo vệ địa vị, quyền lợi của triều đại quân chủ thống trị. Thực chất của đường lối,

chủ trương chính trị triều Nguyễn là loại bỏ các âm mưu bạo loạn và trừng trị các cuộc

khởi nghĩa chống phá triều đình của nhân dân và các thế lực cát cứ, phản loạn khác.

Thời Gia Long, nước ta chia làm 3 vùng: Bắc Thành (từ Ninh Bình trở ra Bắc),

Gia Định Thành (từ Bình Thuận trở vào Nam) và các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều

đình trực tiếp cai quản. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến

Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị là Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn toàn

quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh thời gian đầu lên ngôi.

Trong năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả

nước thành 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động

theo sự điều hành của triều đình. Sự phân chia hành chính này của Minh Mạng được xem

là dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương

phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh; đồng thời là cơ sở để phân chia các tỉnh như

ngày nay. Vì vậy, cải cách hành chính của Minh Mạng được các nhà nghiên cứu đánh

giá rất cao.

Triều Nguyễn xác định rất rõ đường lối trị nước kết hợp giữa giáo hóa và hình pháp,

tuy nhiên hình pháp chỉ là giải pháp nhất thời, trong một giai đoạn và bối cảnh lịch sử nhất

định, còn giáo hóa được coi là phương tiện tư tưởng căn bản để thu phục nhân tâm, cai trị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!