Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM.
Việt Nam là một nước đang phát triển chúng ta đang thực hiện công cuộc
đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chúng ta đã đạt một số kết quả ban đầu
đáng khích lệ nhưng so với khu vực và thế giới chúng ta vẫn là một nước chậm
phát triển. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vốn cho sản xuất là vô
cùng cần thiết và không thể thiếu. Tiềm năng kinh tế của ta có, lực lượng lao
động dồi dào đang ngày càng có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực, chúng ta
hoàn toàn có khả năng phát triển nhanh hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao có vốn
để đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có ấy phục vụ cho công cuộc phát triển
đất nước hiện nay.Hiện nay dễ nhận thấy có hai nguồn vốn cơ bản mà chúng ta
đang tập trung khai thác đó là vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước.
Vốn từ nước ngoài có nhiều ưu điểm hơn nữa nó còn đi liền với công nghệ
hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó vốn từ nước ngoài cũng
có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chúng ta phải đối mặt với lạm phát
gia tăng và nguy cơ khủng hoảng về tài chính giống như một số nước Đông
Nam á trước đây. Thứ hai, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có
thể sẽ lấn át thành phần kinh tế nhà nước khiến chúng ta lệ thuộc về kinh tế từ
đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị
Vốn đầu tư trong nước: Trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay
Đảng ta đã xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính do vậy vốn đầu tư
trong nước được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là nguồn vốn có
giới hạn nhưng không nhỏ. Làm sao thu hút được nguồn vốn này vào đầu tư ?
Chúng ta đã phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy mọi khả
năng của các thành phần kinh tế trong xã hội nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ vì trong
dân chúng còn rất nhiều các khoản nhàn rỗi như tiết kiệm, các quỹ tiết kiệm, quy
bảo hiểm... Trong khi rất nhiều tổ chức cá nhân và doanh nghiệp thì lại rất cần
vốn, đi vay các ngân hàng thì không được vì không có gì thế chấp mặc dù dự án
là rất khả thi. Quan hệ tín dụng không được phổ biến ở Việt Nam. Kinh nghiệm
của các nước phát triển cho thấy thị trường chứng khoán là công cụ rất tốt để
huy động tối đa các khoản nhàn rỗi đưa vào phát triển. Nó phù hợp với tâm lý
1