Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếng huế trong các bài thơ viết về huế của tố hữu.
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1681

Tiếng huế trong các bài thơ viết về huế của tố hữu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT VỀ HUẾ CỦA

TỐ HỮU

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Diệu

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

MUC L ̣ UC̣

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4

5. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 5

6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5

NỘI DUNG....................................................................................................... 6

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 6

1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn và phong cách ngôn ngữ nhà văn ..... 6

1.1.1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn..................................................... 6

1.1.2. Phong cách ngôn ngữ của nhà văn....................................................... 7

1.2. Thơ Tố Hữu, phong cách nghệ thuật Tố Hữu, phong cách ngôn ngữ thơ

Tố Hữu ............................................................................................................ 10

1.2.1. Thơ Tố Hữu........................................................................................ 10

1.2.2. Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu ................................................... 13

1.2.3. Phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu..................................................... 15

1.3. Phương ngữ .............................................................................................. 16

1.3.1. Khái niệm phương ngữ ...................................................................... 16

1.3.2. Phân vùng phương ngữ của tiếng Việt............................................... 18

1.3.3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung.............................. 18

1.4. Tiếng Huế................................................................................................. 19

1.4.1. Tiếng địa phương Huế ....................................................................... 19

1.4.2. Chất giọng Huế .................................................................................. 25

1.4.2.1. Khái niệm “giọng, giọng điệu”.................................................... 25

1.4.2.2. Chất giọng Huế ............................................................................ 27

Chương 2. KHẢO SÁT TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT VỀ

HUẾ CỦA TỐ HỮU...................................................................................... 30

2.1. Từ địa phương xứ Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu ......... 30

2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê................................................................. 30

2.1.2. Sự thay đổi về mặt ngữ âm của tiếng Huế trong các bài thơ viết về

Huế của Tố Hữu........................................................................................... 32

2.1.3. Những từ địa phương (trong các bài thơ của Tố Hữu) có ngữ âm khác

hoàn toàn với từ toàn dân nhưng có nghĩa tương ứng ................................. 35

2.2. Chất giọng Huế trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu................ 37

2.2.1. Giọng tâm tình, đằm thắm, nhỏ nhẹ ngọt ngào.................................. 38

2.2.2. Giọng cảm thương, vỗ về, an ủi......................................................... 41

2.2.3. Giọng tâm sự, nhớ thương da diết ..................................................... 43

2.2.4. Giọng quyền uy, thúc giục................................................................. 45

Chương 3. Ý NGHĨA CỦA TIẾNG HUẾ TRONG CÁC BÀI THƠ VIẾT

VỀ HUẾ CỦA TỐ HỮU............................................................................... 49

3.1. Vai trò của tiếng Huế đối với nội dung, hình tượng trong các bài thơ viết

về Huế của Tố Hữu ......................................................................................... 49

3.1.1. Vai trò của từ địa phương Huế đối với nội dung, hình tượng trong các

bài thơ viết về Huế của Tố Hữu................................................................... 49

3.1.2. Vai trò của chất giọng Huế trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu 52

3.2. Tiếng Huế đối với nhạc tính trong những bài thơ viết về Huế của Tố Hữu..... 55

3.2.1. Khúc biến tấu của thanh điệu trong những bài thơ viết về Huế của

Tố Hữu......................................................................................................... 56

3.2.2. Sự ngân vang của vần điệu ................................................................ 60

3.2.3. Sự uyển chuyển, thanh thoát của nhịp điệu ....................................... 64

KẾT LUẬN.................................................................................................... 67

TÀI LIÊU THAM KH ̣ ẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thơ ca là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của con

người, bởi nó là nơi bày tỏ tâm trạng vui buồn, cả ý chí và lòng quyết tâm của

thi sĩ. Còn đối với bạn đọc, khi đọc những câu thơ hay, đúng với tâm trạng

của mình thì cảm thấy như có một người hiểu và chia sẻ những nỗi niềm sâu

kín trong lòng. Để hiểu một cách sâu sắc và rung động với thơ chỉ dựa trên

việc tìm hiểu hình tượng thôi thì chưa đủ mà phải tìm hiểu cả ngôn ngữ nữa,

bởi vì ngôn ngữ là một trong những chất liệu quan trọng và không thể thiếu

làm nên tác phẩm. Ngôn ngữ trong thơ rất phong phú và nó là một trong

những cái để làm nên phong cách của tác giả. Ngôn ngữ nói chung trong đó

có ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương, khi đi vào thơ thì mỗi cái lại

có giá trị khác nhau. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ địa phương vào trong thơ

một cách tài tình sẽ làm tăng thêm giá trị của tác phẩm. Một trong những nhà

thơ vận dụng ngôn ngữ địa phương của mình rất linh hoạt, rất tự nhiên đó

chính là Tố Hữu.

Sinh ra và lớn lên tại đất Huế, nơi nổi tiếng là một trong những trung tâm

văn hóa của đất nước, nhà thơ Tố Hữu như một người con ưu tú của vùng đất

đế đô, trong con người ông đã hội tụ những tinh hoa của xứ cổ kính đó. Chính

vì vậy ngôn ngữ, giọng điệu, cảnh vật…trong thơ ông phần lớn đều mang

phong vị ca dao dân ca, những câu hò Nam ai nam bình, Mái nhì mái đẩy…

đậm đặc của xứ Huế.

Cũng là người con của đất Huế, nên khi đọc những bài thơ viết về Huế

của Tố Hữu, tâm hồn tôi có những cảm xúc khó diễn tả bằng lời và nhận thấy

cảm xúc đó gần gũi vô cùng như từ chính trong kí ức hiện ra, để rồi thầm thốt

lên rằng: Tố Hữu thật tài tình khi đưa cảnh vật, con người, ngôn ngữ địa

2

phương vào thơ như chính chân dung của nó ngoài hiện thực, và đó là những

gì người ta thường nói: “rất Huế”. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Tiếng

Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu” để làm khóa luận. Bên cạnh

đó việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần kiến

thức nhỏ nhoi vào vốn kiến thức rộng lớn về nhà thơ Tố Hữu.

2. Lịch sử vấn đề

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông từ rất lâu

được độc giả đón nhận nhiệt tình. Không những vậy, thơ ông còn được nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì thế số lượng các công trình nghiên cứu cả

lớn và nhỏ về thơ Tố Hữu tương đối nhiều. Qua việc tìm hiểu và điểm lại các

bài viết về thơ Tố Hữu có thể tạm chia ra như sau.

2.1. Các ý kiến về thơ Tố Hữu nói chung

Trước hết, phải kể đến chuyên luận Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979),

nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trong chuyên luận này,

ông đã đánh giá thơ Tố Hữu cả mặt nội dung lẫn hình thức, ông viết: “Nhà

thơ đã triệt để khai thác, sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những tinh

hoa dân gian cả về mặt nội dung, tư tưởng lẫn hình thức biểu hiện. Tiếp thu

văn học cổ truyền là để góp phần diễn tả một cách linh hoạt những tư tưởng,

tình cảm mới của thời đại, làm tăng tính chất dân tộc của các bài thơ, để cho

thơ gần với quần chúng” [6, tr.335].

Tiếp theo, không thể không nói đến công trình nghiên cứu của Nguyễn

Văn Hạnh với tựa đề Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng tình, đồng ý, tiếng nói đồng

chí của Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, năm 1985. Trong công trình này ông

nghiên cứu rất cặn kẽ về thơ Tố Hữu qua năm tập thơ đầu. Kết hợp với nghiên

cứu về nội dung, ông đề cập đến những giá trị lớn về ngôn ngữ thơ Tố Hữu,

ông viết: “Cũng không ai nghĩ một cách lạ lùng rằng trong nền thơ ca hiện

đại của ta Tố Hữu đã che lấp tất cả và có thể thay thế được mọi người. Một

3

nghệ sĩ dù là tài giỏi bao nhiêu cũng chỉ phản ánh một số khía cạnh nào đó

của đời sống, cũng chỉ có thể làm “kĩ sư tâm hồn” cho con người ở một số

phương diện nào đó mà thôi. Người đọc với chiều sâu tâm hồn và với sự đông

đảo, nhiều mầu vẻ của mình, cần rất nhiều nghệ sĩ, những nghệ sĩ có tài năng

khác nhau” [4, tr.248].

2.2. Các ý kiến về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Tố Hữu

Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã khám phá và

lí giải thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trong tính thống nhất và hệ thống, trong

khuynh hướng thơ trữ tình chính trị và chỉ ra những đặc điểm quan trọng của

thơ Tố Hữu từ kiểu nhà thơ, cái tôi trữ tình đến hình thức và giọng điệu thơ.

Khi bàn về ngôn ngữ thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử viết: “Ngôn ngữ thơ Tố Hữu

thuộc ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói” [10, tr.273] và ông lí giải: “Chính ngôn

ngữ này, Tố Hữu đã tạo ra nhiều giọng nói phong phú cho thơ trữ tình cách

mạng” [10, tr.291].

Trong cuốn Phê bình và bình luận văn học, Tố Hữu - tác giả trong nhà

trường (2006), Nhà xuất bản văn học, ở bài Con đường thơ của Tố Hữu,

Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm hiểu tiến trình thơ Tố Hữu. Qua đó Nguyễn Đăng

Mạnh cũng nói nhiều về ngôn ngữ thơ Tố Hữu. Ông nhận xét: “Thơ Tố Hữu

trong phần tiêu biểu nhất vẫn là thơ tâm sự, thơ tâm tình với giọng thầm kín,

ngọt ngào. Người ta đã giải thích giọng thơ này bằng nhiều lí do, trong đó có

lí do ảnh hưởng của quê hương ông. Đúng là có cái giọng Huế trong thơ Tố

Hữu, cái giọng “hờn dịu ngọt” của người Huế, cái giọng hò man mác thiết

tha trên sông Hương và cái giọng thầm thì của chính con sông rất đỗi thơ

mộng và trữ tình” [11, tr.12].

Như vậy, thơ Tố Hữu được các nhà nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh

khác nhau, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu với tư cách là một

công trình độc lập về tiếng Huế trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu.

4

Chúng tôi cho rằng đây là một đề tài thú vị, chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn

đi vào nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biểu hiện của tiếng Huế

trong các bài thơ viết về Huế của Tố Hữu trong tập: Tố Hữu toàn tập (2009),

tập 1, do giáo sư Hà Minh Đức sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, của Nhà

xuất bản Văn học, Hà Nội.

Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các bài

thơ viết về Huế trong bảy tập thơ của Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra

trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi

thống kê được 25 bài thơ viết về Huế của Tố Hữu.

Trong tập thơ “Từ ấy” có 11 bài: Hai đứa bé, Tương tri, Đi đi em, Chú

bé hát rong, Tiếng hát sông Hương, Nhớ người, Quanh quẩn, Khi con tu hú,

Nhớ đồng, Tranh đấu, Huế tháng Tám.

Trong tập “Việt Bắc” có 3 bài: Tình khoai sắn, Lạnh lạt, Lượm.

Tập “Gió lộng” có 2 bài: Quê mẹ, Hoa tím.

Tập “Ra tận” có 3 bài: Có thể nào yên?, Bài ca lái xe đêm, Chuyện em.

Tập thơ “Máu và hoa” có 2 bài: Nước non ngàn dặm, Bài ca quê hương.

Tập thơ “Một tiếng đờn” có 3 bài: Vườn nhà, Thật giả, Huế lại huy

hoàng.

Tập “Ta với ta” chỉ có một bài: Về quê.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân loại, thống kê.

- Phương pháp phân tích, chứng minh.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!