Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số nhóm từ chỉ văn hóa trong từ điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ THANH BẮC
MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA
TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ THANH BẮC
MỘT SỐ NHÓM TỪ CHỈ VĂN HÓA
TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG HUẾ CỦA BÙI MINH ĐỨC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN HẢO
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hảo, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Thanh Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ...........................................................................................................i
Lời cam đoan.......................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG......................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN..... 6
1.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 6
1.1.1. Phương ngữ ....................................................................................... 6
1.1.2. Các phương ngữ tiếng Việt ............................................................... 9
1.1.3. Từ địa phương và từ toàn dân ......................................................... 12
1.2. Thừa Thiên - Huế và Từ điển tiếng Huế................................................ 15
1.2.1. Giới thiệu về Thừa Thiên - Huế...................................................... 15
1.2.2. Tác giả Bùi Minh Đức với Từ điển tiếng Huế................................ 17
1.3. Tiểu kết................................................................................................... 21
Chƣơng 2. MỘT SỐ NHÓM TỪ THỂ HIỆN VĂN HOÁ ĐƢỢC PHẢN
ÁNH QUA CUỐN TỪ ĐIỂN ......................................................................... 22
2.1. Văn hoá và các nhóm từ thể hiện văn hoá ............................................. 22
2.1.1. Định nghĩa văn hoá ......................................................................... 22
2.1.2. Nhóm từ thể hiện văn hoá ............................................................... 23
2.2. Các nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế................................ 24
2.2.1. Nhóm từ chỉ quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo. .................................... 24
2.2.2. Nhóm từ chỉ quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. 27
2.2.3. Nhóm từ về triều đình phong kiến .................................................. 33
2.2.4. Nhóm từ chỉ miếu, đình .................................................................. 38
2.2.5. Nhóm từ thể hiện phương thức tồn tại và đặc trưng sống của vùng...... 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.3. Tiểu kết................................................................................................... 50
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TỪ ĐỊA PHƢƠNG HUẾ TRONG
VIỆC KHẮC HỌA CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA VÙNG .......................... 51
3.1. Cách đưa thôngtin ở lời giải thích mang tính Bách Khoa...................... 51
3.2. Từ điển tiếng Huế đưa rất nhiều tên riêng ............................................. 55
3.3. Từ ngữ văn hóa phản ánh các đặc điểm văn hóa vùng .......................... 56
3.3.1. Phản ánh các đặc điểm địa hình địa phương................................... 56
3.3.2. Phản ánh phương thức canh tác, sản xuất của địa phương. ............ 57
3.3.3. Phản ánh quan hệ xã hệ giữa người với người ở địa phương ......... 59
3.4. Tiểu kết................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 66
PHỤ LỤC......................................................................................................... 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một vùng địa lý, với những hoàn cảnh lịch sử riêng sẽ ảnh hưởng
tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Huế là thủ phủ của
vùng Thừa Thiên - Huế, là vùng đất có lịch sử lâu đời trong quá trình phát
triển của Dân tộc Việt Nam. Thừa Thiên - Huế là một dải đất dài và hẹp nằm
ở cực nam của Bắc Trung Bộ, muốn ra Bắc thì phải qua đèo Ngang, muốn
vào Nam thì phải vượt đèo Hải Vân, phía trước mặt là biển cả mênh mông.
Như vậy “ba bề bốn bên” Huế được bao bọc bởi hoặc là núi cao hoặc là biển
sâu. Điều đó khiến cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng khác trên
cả nước gặp nhiều hạn chế, mặc dù trong một thời gian dài nơi đây đã là kinh
đô của nước ta.
Tiền thân của Thừa Thiên - Huế ngày nay là Thuận Hoá – Phú Xuân,
địa danh được xây dựng từ thời chúa Nguyễn. Nơi đây nhanh chóng trở thành
đô thị thịnh vượng. Không chỉ có thế, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong
(1687-1774), là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất, là kinh đô của nước
Việt Nam suốt 150 năm với 13 đời vua nhà Nguyễn (1802-1945). Cách Mạng
Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, nhưng sau đó không lâu, tỉnh
này lại bị chia cắt với miền Bắc sau hiệp định Giơnevơ. Đại thắng Mùa Xuân
năm 1975, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị được sát nhập thành
Bình Trị Thiên. Năm 1989, Thừa Thiên - Huế trở thành một tỉnh riêng tách
khỏi hai tỉnh còn lại. Cùng cả nước vượt qua khó khăn chiến tranh, Huế ngày
nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, một nền kinh tế phát triển, một
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với quần thể di sản văn hoá nhân loại.
Như vậy, Huế trải qua nhiều cuộc chiến tranh với hai lần bị chia cắt với
miền Bắc. Dân cư nơi đây chủ yếu là di dân Đàng Ngoài theo chân Chúa
Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp. Đặc điểm về lịch sử và văn hoá tạo cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
người dân nơi đây tính cách vừa lắng đọng lại vừa u trầm, vừa xông xáo trong
thực tế, vừa lạc quan hóm hỉnh. Những nét tính cách đặc trưng đó thể hiện rõ
trong ngôn ngữ của người dân xứ Huế. Điều đó tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển văn hoá của vùng, trong đó có sự phát triển ngôn ngữ.
Người làm từ điển ngôn ngữ địa phương lấy công việc ghi chép lại những
từ ngữ mà nhân dân sư dụng làm tư liệu chủ yếu. Từ điển cung cấp cho mọi
người vốn ngôn ngữ dân tộc, những hiểu biết về mọi mặt về ngôn ngữ, về văn
hoá xã hội nói chung. Vai trò của từ điển ngôn ngữ là rất to lớn, nhưng ở Việt
Nam, từ điển học ra đời khá muộn. Mặc dù vậy, những năm gần đây từ điển
tiếng Việt nói chung từ điển phương ngữ nói riêng đã phát triển nhanh chóng.
Cuốn “Từ điển tiếng Huế” của Bùi Minh Đức ( Quyển 1, tập 1 in tại mĩ
năm 2001) dày 531 trang, “được khởi thảo trong một khung cảnh hoàn toàn
cá biệt cảm quan, nặng về tình cảm riêng tư”[5]. Là bác sĩ, không chuyên về
ngôn ngữ nhưng Bùi Minh Đức đã có nhiều thành công trong công việc của
nhà ngôn ngữ. Từ điển tiếng Huế: “Là cuốn từ điển có quy mô trong loại từ
điển phương ngữ Việt Nam. Nó chứng tỏ sức làm việc mạnh mẽ của một y sỹ
bận rộn, của một nhà nghiên cứu nghiêm túc cẩn trọng, có phương pháp và
một trái tim rộng mở để yêu mến và cảm thông với tiếng nói quê hương” [5].
Việc tìm hiểu phương ngữ Huế là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá khu vực. Vì những lẽ đó, chúng
tôi chọn đề tài: “Một số nhóm từ chỉ văn hoá trong Từ điển tiếng Huế của
Bùi Minh Đức” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
s
Phương ngữ Huế từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà
nghiên cứu ngôn ngữ.
Trước năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng nhìn chung
chưa thu được nhiều kết quả. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, cùng với sự