Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
751.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1463

Tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ XUÂN TRANG

TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ XUÂN TRANG

TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số chuyên ngành: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THÚY HƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài: “Tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo pháp

luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có

tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội

dung ở bất kỳ ở đâu; các số liệu, các trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn

gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Vĩnh Long, ngày…. tháng 6 năm 2016

Tác giả

Lê Thị Xuân Trang

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi

nghiên cứu ..........................................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ..........................................5

6. Bố cục của luận văn .......................................................................................5

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ...........................................................................6

1.1. Khái quát chung về tiền lương....................................................................6

1.1.1. Khái niệm tiền lương ..............................................................................6

1.1.2. Bản chất của tiền lương ..........................................................................7

1.1.3. Các chức năng cơ bản của tiền lương......................................................9

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương....................................................11

1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương..................................................15

1.2. Nội dung của chế độ tiền lương ................................................................17

1.2.1. Tiền lương tối thiểu ..............................................................................18

1.2.2. Phụ cấp lương......................................................................................19

1.2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương và định mức lao động .....................20

1.3. Khái quát về tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước ..........................22

1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước........................................................22

1.3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước...................................................23

1.3.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước.......................................................24

1.3.4. Tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước..............................................25

1.4. Sơ lược sự phát triển của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Nhà nước ..........................................................................................................26

1.4.2. Giai đoạn từ 1985 đến 1994..................................................................30

1.4.3. Giai đoạn từ 1994 đến tháng 5/2013 .....................................................34

1.4.4. Giai đoạn từ tháng 5/2013 đến nay........................................................36

Kết luận chương 1............................................................................................38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÊ TIỀN LƯƠNG TRONG

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................39

2.1. Các quy định về tiền lương đối với người lao động .................................39

2.1.1. Về việc áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người

lao động .........................................................................................................39

2.1.2. Về quỹ lương đối với người lao động ...................................................41

2.2. Các quy định về tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách trong

doanh nghiệp nhà nước ...................................................................................53

2.2.1. Về việc áp dụng thang lương, bảng lương đối với viên chức quản lý

chuyên trách...................................................................................................53

2.2.1. Về quản lý quỹ tiền lương đối với viên chức quản lý ...........................54

2.3. Về trách nhiệm quản lý tiền lương doanh nghiệp Nhà nước ..................67

Kết luận chương 2............................................................................................73

KẾT LUẬN..........................................................................................................74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

CSH : Chủ sở hữu

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

GĐ : Giám đốc

HĐTV : Hội đồng thành viên

KSV : Kiểm soát viên

KTNN : Kinh tế nhà nước

KTT : Kế toán trưởng

NLĐ : Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao động

NSLĐ : Năng suất lao động

PGĐ : Phó giám đốc

PTGĐ : Phó Tổng giám đốc

TGĐ : Tổng giám đốc

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VCQL : Viên chức quản lý

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 2.1 Hệ số mức lương của viên chức quản lý

chuyên trách 54

2 Bảng 2.2

Mức lương cơ bản để xác định quỹ tiền lương

của viên chức quản lý chuyên trách

55

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách mạnh mẽ và hoàn

thiện thể chế, chính sách (trong đó có cơ chế, chính sách tiền lương) để phù hợp với

thể chế kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu.

Thể hiện rõ nhất trong quá trình đổi mới chính sách lao động, tiền lương là việc ban

hành Bộ luật Lao động, trong đó quy định quyền tự do lựa chọn việc làm, tăng

cường thương lượng, thỏa thuận về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, ký

kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng quan hệ lao động theo hướng hài hòa, ổn

định và tiến bộ; thiết lập cơ chế thương lượng tiền lương cấp quốc gia, cấp ngành và

cấp doanh nghiệp.

Bên cạnh những cơ hội trong quá trình hội nhập như tìm việc làm có thu nhập

cao, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo, quản lý lao động...thì người lao động Việt Nam

cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức đang đặt ra đó là năng lực cạnh

tranh chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp, vấn đề

việc làm, thất nghiệp, tiền lương, thu nhập và đời sống của người lao động còn

nhiều thách thức, “tiền lương bình quân của người lao động ở Việt Nam hiện nay

thuộc loại thấp so với khu vực Asean (chỉ cao hơn Campuchia và Lào) )”

1

. Vì vậy,

khi hội nhập khu vực và quốc tế thì tiền lương của người lao động cũng cần phải

được tăng lên. Trong điều kiện năng suất lao động của Việt Nam chưa được cải

thiện nhiều và còn rất thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế là một trong

những cản trở lớn của nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp và

người lao động Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và thực hiện Bộ Luật Lao động 2012

cùng với Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ

năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Một số vấn đề về tiền lương,

bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm

2020”, Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn

bản quy định về tiền lương nói chung và tiền lương trong các doanh nghiệp nhà

nước nói riêng.

1 “Xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên”,

http://molisa.gov.vn/vi/Pages/ChiTiet.aspx?IDNews=23199 (truy cập 16/5/2016).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!