Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Tiềm năng, định hƣớng và giải pháp phát triển du
lịch ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Yến
Ngƣời hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Xuyên
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
Lời cám ơn!
Trải qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, xử lý thông tin và đi thực
địa gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay bài khóa luận cũng đã hoàn thành.
Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều
phía.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Th.s Nguyễn Xuyên đã hướng
dẫn trực tiếp tôi trong suốt quá trình từ việc chọn lựa đề tài, chỉnh sửa đề
cương cũng như hoàn thiện bài một cách tốt nhất.
Nhận dịp này, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý
Thầy Cô trong khoa Lịch sử, phòng Học liệu, Thư viện trường đã nhiệt tình
đóng góp ý kiến, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho bài khóa luận
được đầy đủ.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ,
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cam Lộ, Ban trụ trì chùa Cam Lộ, Dòng
họ Lê Văn,... đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan đến nội
dung bài để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Qua đây, tôi xin cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ,
động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự
đóng góp chân tình từ quý Thầy Cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện và có ý
nghĩa thực tế.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Yến
3
BẢN V ẾT TẮT
- CHMNVN: cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- DS: dân số.
- TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
- TNHH: trách nhiệm hữu hạn.
- KH : kế hoạch.
- KHHGD: kế hoạch hóa gia đình.
- VH – VN –TDTT: văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao.
- UBND: ủy ban nhân dân.
- QĐ – BVHTT: quyết định – bộ Văn hóa thể thao.
4
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước ra khỏi chiến tranh, Quảng Trị phải gánh trên mình nhiều đau thương
mất mát. Không ở đâu trên mãnh đất Việt Nam này chiến tranh tàn khốc như ở
Quảng Trị. Nhưng sau 40 năm giải phóng, từ một vùng đất “bị hủy diệt 200%”,
“phải đi lên từ số âm”,... như báo chí phương Tây viết, Quảng Trị đã có sự khởi sắc
và đổi thay, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đã và đang đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt
10,7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 21,6 triệu (khoảng 1.000
USD/người), tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch theo hướng tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp –
xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Đối với lĩnh vực du lịch cũng có nhiều chuyển biến tích cực nhờ dựa vào
tiềm năng của vùng.
Tỉnh Quảng Trị vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa với hệ thống di tích
lịch sử chiến tranh đồ sộ và độc đáo; có nhiều danh thắng thiên nhiên đẹp và nổi
tiếng như Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, các bãi tắm
Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy những địa danh đã đi vào lịch sử như Dốc Miếu,
Khe Sanh, Làng Vây, Lao Bảo, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, đường 9 Nam Lào...
bây giờ là địa chỉ của các tour du lịch, thu hút đông khách trong nước và quốc tế
đến tham quan và hoài niệm chiến trường xưa.
Cam Lộ là một huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, giàu truyền thống yêu
nước và cách mạng. Đây là nơi đã hai lần từng là thủ phủ quốc gia đó là sơn phòng
Tân Sở - nơi vua Hàm Nghi dựng cờ, ban Chiếu Cần Vương chống Pháp; thành
huyện Cam Lộ - nơi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
đặt trụ sở làm việc và đón tiếp các nguyên thủ quốc gia trên thế giới thời chống Mỹ.
Đồng thời trên mảnh đất còn hàng chục, hàng trăm di tích lịch sử còn sót lại nhưng
đang trong tình trạng bị thiên nhiên và con người tàn phá nặng nề.
5
Tiềm năng du lịch ở Cam Lộ rất phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, hầu như
tất cả các danh thắng cũng như các di tích lịch sử - văn hóa chưa chú trọng phát
triển đúng mức nên ngành kinh tế này còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế
của địa phương.
Do vậy, việc nghiên cứu tiềm năng du lịch huyện Cam Lộ là vấn đề rất cần
thiết nhằm đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch địa phương
phát triển. Đồng thời nó góp phần cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết một
cách sâu sắc về quê hương mình, từ đó thêm yêu quý, bảo tồn và phát huy truyền
thống nhằm làm cho Cam Lộ thêm giàu đẹp. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp những ai
có nhu cầu, có mong muốn tìm hiểu về Cam Lộ sẽ có thêm tư liệu và có thể dùng để
phục vụ cho hoạt động quảng bá du lịch của huyện.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tiềm
năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị” để làm đề tài khoá luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch là một lĩnh vực mới phát triển ở nước ta trong thời gian còn quá ngắn
nên cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay, mới chỉ
có một số tài liệu với những nội dung liên quan đến việc phân chia lãnh thổ du lịch :
Địa danh du lịch Việt Nam, Địa lý du lịch Việt Nam, Tuyến điểm du lịch Việt Nam.
Với một huyện như Cam Lộ, hoạt động du lịch còn hạn chế thì những công
trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo còn rất ít ỏi.
Trong một bài báo “Danh mục di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Cam
Lộ” đã thống kê được số lượng các di tích lịch sử - văn hóa có tại huyện.
Trong một bài báo trên trang Website chính thức của Đài tiếng nói Việt Nam
đã giới thiệu về “Lễ hội Cần Vương” và công tác khôi phục lại lễ hội này nhằm
khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đánh giá đúng giá trị lịch sử của thành Tân Sở với
phong trào Cần Vương.
Tác giả Ngọc Sĩ cũng đã có bài viết “Đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, văn
hoá ở Cam Lộ” mô tả hiện trạng hiện nay của một số tài nguyên nhân văn trên
huyện.
6
Trong một số bài viết của Giáo sư Trần Quốc Vượng “Cụm di chỉ Đầu Mầu
thời đại đá” và “Báo cáo di chỉ Hang Dơi” cũng đã đề cập đến một số di chỉ Chăm
được tìm thấy trên huyện.
Những bài báo, những nghiên cứu trên đây chỉ mới mang tính chất liệt kê
thông dụng, chưa đi sâu vào nghiên cứu.
Chính vì vậy việc chọn đề tài “Tiềm năng, định hướng và giải pháp phát
triển du lịch ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng
đồng thời cũng là một thuận lợi vì đề tài mới, không bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra được những tiềm năng tài
nguyên du lịch của huyện, đưa ra những định hướng và giải pháp để từ đó có thể
khai thác tài nguyên đưa vào hoạt động du lịch. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý
thức cho người dân trong vấn đề bảo tồn và giữ gìn những nguồn tài nguyên đó để
phát triển du lịch địa phương. Đồng thời cung cấp một lượng kiến thức, thông tin
nhất định làm tham khảo và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng có nhu
cầu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến du lịch, từ lý thuyết đến thực tiễn du
lịch huyện Cam Lộ trên các phương diện: tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải
pháp với các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, thông qua việc đánh giá các nguồn tài nguyên của huyện, xem xét
các tiềm năng tài nguyên có thể đưa vào phát triển du lịch.
Thứ hai, thông qua quá trình nghiên cứu, có thể khẳng định được vai trò của
du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra một số định hướng, giải pháp khai thác nguồn tài
nguyên để phát triển du lịch địa phương.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 ối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề bài là toàn bộ nguồn tài nguyên du lịch
tự nhiên và nhân văn tại huyện Cam Lộ, tuy nhiên trong quá trình đó đề tài còn
7
hướng đến nghiên cứu tổng quát về lịch sử cũng như các điều kiện tự nhiên của
huyện để giúp làm rõ, nổi bật hơn nội dung mà đề tài hướng đến.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tiến hành thực địa tại các điểm có nguồn tài nguyên phục vụ
du lịch trên địa bàn huyện
- Nội dung nghiên cứu; đề tài tập trung vào việc giới thiệu các nguồn tài
nguyên có thể đưa vào phát triển du lịch của huyện. Thông qua việc giới thiệu một
số di tích lịch sử, một số cảnh đẹp cũng như các miếu, chợ, đình để làm sáng tỏ nội
dung cho đề tài.
- Thời gian: đề tài tiến hành khảo sát các địa điểm từ khi huyện thành lập
cho đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn quán triệt quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
nghiên cứu lịch sử, quan điểm về tôn giáo tín ngưỡng, coi đó là kim chỉ nam để
thực hiện.
5.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu
Với đặc thù là đề tài nghiên cứu là tìm hiểu các tiềm năng du lịch của một
địa phương, đề tài sử dụng một số phương pháp chuyên ngành sau:
5.2.1 Phƣơng pháp điều tra và phân tích số liệu
5.2.2 Phƣơng pháp thực địa
5.2.3 Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp, thống kế-mô tả, so sánh-đối
chiếu
6. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng và kết
hợp các nguồn tài liệu sau:
- Nguồn sử liệu điền dã: Là một đề tài nghiên cứu thực tế do đó đòi hỏi bản
thân tôi nghiên cứu phải tiến hành thực địa.Từ kết quả thực địa góp phần mang đến
những nguồn tư liệu phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu như việc đi xem xét hiện
trạng của một số điểm di tích lịch sử, xem xét vị trí các nguồn tài nguyên đó, chụp
8
ảnh, quay phim… sau đó xem chúng có thể khai thác để phát triển thành điểm du
lịch, có thể kết hợp với các điểm khác để thành lập một tuyến du lịch hay không?
- Nguồn tài liệu thành văn: đây là nguồn tài liệu hết sức cần thiết và quý giá,
là cơ sở để tôi có thể nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển, các nguồn tài
nguyên tiềm năng…để có thể đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý, thuyết
phục và có tính khả quan nhất, đem lại những lợi ích thiết thực cho địa phương.
+ Sách chuyên ngành
+ Các bài viết trên báo chí
+ Các báo cáo của huyện, tỉnh
- Tài liệu điện tử
7. óng góp của đề tài
Thứ nhất, thông qua việc thống kê các nguồn tài nguyên trên địa huyện sẽ
giúp cho các cơ quan ban ngành nhận thức rõ được ý nghĩa quan trọng của các
nguồn tài nguyên này, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp khai thác cụ thể.
Đồng thời làm tốt hơn trong công tác bảo tồn, giữ gìn những tài nguyên này trước
sự tàn phá của con người và thiên nhiên.
Thứ hai, thông qua đề tài này, các nhà kinh doanh du lịch sẽ nhận thấy được
tiềm năng của vùng, đưa ra nhiều định hướng khai thác nguồn tài nguyên vào trong
phát triển du lịch, kết hợp các điểm này trong các tour tuyến như: tham quan chiến
trường xưa DMZ, kết hợp khi tham quan Lào, Thái Lan…
Và đây cũng là một nguồn tư liệu quý, là tài liệu tham khảo cho các cán bộ
làm công tác văn hóa, các em học sinh trên địa bàn huyện có nhu cầu tìm hiểu.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại huyện Cam Lộ,
Quảng Trị
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại huyện Cam Lộ,
Quảng Trị