Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thuyet minh ve lang gom bat trang
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
112.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
906

Thuyet minh ve lang gom bat trang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Thuyết minh về làng gốm Bát Tràng – ngành thủ công mỹ nghệ

nổi tiếng tại Hà Nội

Bài làm

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây” Chắc hẳn trong số chúng ta chẳng ai còn xa lạ gì với câu ca dao này. Nó không

chỉ thấm nhuần trong những câu ru ngọt ngào của mẹ mà nó còn xuất hiện rất

nhiều trong sách vở. Ngày nay tuy Bát Tràng không còn sản xuất gạch nữa thế

nhưng gốm sứ Bát Tràng đã trở thành một điểm nhấn không dễ phai mờ trong

lòng người dân Việt Nam. Nó không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà

còn vô cùng nổi tiếng cả đối với du khách thế giới. Làng gốm Bát Tràng nằm ở ngoại thành Hà Nội. Từ thủ đô bạn chỉ cần đi qua

cầu vượt Chương Dương theo triền đê khoảng 10km là đến. Về nguồn gốc, lịch

sử ra đời cũng có nhiều tích khác nhau. Làng Gốm Bát Tràng xuất hiện từ bao

lâu không ai rõ thế nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư thì nó bắt đầu ra đời

dưới thời nhà Lý khoảng những năm 1010 đến 1225. Những người dân thuộc

xã Bồ Bát tỉnh Ninh Bình lên đây lập nghiệp và đổi tên vùng đất này thành xã

Bát Tràng. Vùng đất này vốn có nhiều đất sét trắng nguồn nguyên liệu dồi dào

để tạo nên những sản phẩm gốm chất lượng cao. Tuy nhiên cũng có một nguồn khác ghi lại sự hình thành của làng gốm Bát

Tràng là do ba vị học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đảo Trí Tiến và Lưu Phương Tú

cử đi sứ ở Bắc Tống. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, trên đường trở về quê

hương ba vị học sĩ gặp bão nên phải dừng chân tại Thiều Châu nay là Triều

Châu, Quảng Đông Trung Quốc. Ở đây có lò gốm nổi tiếng nên ba ông đã đến

thăm và học hỏi một số kĩ thuật và mang về nước truyền bá lại cho dân chúng. Hứa Vĩnh Kiều truyền lại Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền

cho Thổ Hà nước men đỏ vàng. Còn Lưu Phương Tú truyền cho dân Phù Lãng

nay là Bắc Ninh nước men đỏ vàng thẫm. Nếu đúng như vậy thì nghề gốm Bát

Tràng đã có từ thời Lý khoảng những năm 1127. Để tạo nên được một tác phẩm gốm nghệ thuật phải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên bạn phải xử lí đất sét. Nguồn đất sét hiện nay có thể lấy từ trong làng

hoặc các vùng như Hổ Lao, Trúc Thôn… đem về ngâm trong bể chứa. Người

ta chia làm 4 bể chứa các loại với những công dụng khác nhau ứng với từng

công đoạn xử lý đất sét như: bể đánh để ngâm đất sét trong vòng 3-4 tháng cho

đất chín rồi đánh thành dịch lỏng đổ sang bể lắng. Khi các chất tạp nổi lên trên

bề mặt dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi tạp chất và đưa sang bể phơi trong

khoảng 3-4 ngày. Và cuối cùng dịch lỏng được đưa sang bể ủ. Đất ủ càng lâu

sẽ mang đến cho bạn một sản phẩm càng tốt. Sau khi đã xử lý tốt đất sét sẽ chuyển sang công đoạn nặn cốt, phơi khô sản

phẩm. Lúc này những thợ gốm sẽ dùng các khuôn bằng gỗ hoặc thạch cao để in

sản phẩm lên và sửa hàng rồi đem đi phơi khô trước khi quét men. Công đoạn thứ ba là quét men. Những thợ gốm sẽ vẽ những hình ảnh sống

động lên trên mặt sản phẩm để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và ý nghĩa. Mỗi màu sắc men lại thích hợp với một sản phẩm gốm khác nhau. Hiện tại

người ta chia thành 5 lớp men khác nhau như: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!