Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
66
Kích thước
409.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
944

thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Lời mở đầu........................................................................................................4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.....................6

1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu............................................................6

2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển

của kinh tế ...............................................................................................8

3. Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập

khẩu hiện hành........................................................................................14

4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải

chống thất thu thuế nhập khẩu ...............................................................23

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MỘT SỐ NGUYÊN

NHÂN CHO HIỆN TƯỢNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM................28

I Tình hình xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây...............................28

1. Đánh giá chung...................................................................................28

2. Thị trường xuất nhập khẩu năm 2004 có nhiều chuyển

biến tích cực ...........................................................................................30

II.Tình hình thu thuế nhập khẩu hiện nay...............................................32

1. Cơ sở tính thuế....................................................................................32

2. Quy trình tính và thu thuế...................................................................36

3. Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu........................................36

III. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu

thuế xuất nhập khẩu ở Việt nam.............................................................41

1. Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở,

thiếu chặt chẽ và phức tạp.....................................................................41

1

2. Do buôn lậu và gian lận thương mại...................................................43

2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trên các tuyến biên giới, và các

phương thức vận chuyển……….45

2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc..........................45

2.1.2 Tuyến biên giới miền trung...................................45

2.13 Tuyến biên giới Tây nam.......................................45

2.1.4 Tuyển đường biển.................................................46

2.1.5 Tuyến đường hàng không......................................47

2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức.

......................................................................................................47

2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu47

2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa. 49

2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa. ………………..49

2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất…….49

2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước………….50

khi nhập hàng.

3. Do tình trạng nợ thuế........................................................................50

4. Một số nguyên nhân khác.................................................................51

4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan………………….51

4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt……………..51

4.3 Do dân trí về thuế chưa cao…………………………….51

4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn…………..52

Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG

THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU.......................................................53

I Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế xuất nhập

khẩu....................................................................…….53

1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích

của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế.....................................53

2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước.......................................53

2

3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải

cùng được coi trọng.................................................................................54

4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động .....................................54

chống thất thu thuế

II. Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu....................................54

III. Kinh nghiệm chống thất thu thuế ở một số nước..................... 55

1. Ở Pháp……………………………………………………55

2. Ở Singapo ……………………………………………….56

3. Ở Đan mạch……………………………………………...57

IV.Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu...................................58

1. Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn,

phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước....................58

2. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ..............63

3. Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu: ....................................67

V.Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế.......................69

1. Về con người.......................................................................................69

2. Về khoa học kỹ thuật...........................................................................69

3. Về phía hải quan..................................................................................70

Kết luận

Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân

sách nhà nước, là một trong các phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng

quản lý của mình. Thông qua thuế xuất nhập khẩu có thể quản lý doanh nghiệp ở

tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng người tiêu dùng…

Nhưng hiện nay tình trạng thất thu thuế nhập khẩu ngày càng trở nên phổ

biến, thông qua nhiều hình thức khác nhau, lợi dụng các đối tượng và kẽ hở của

3

pháp luật mà các đối tượng trốn thuế thực hiện hành vi của mình. Thất thu thuế

không những chỉ diễn ra ở các địa bàn biên giới, vùng biển, hàng không, các đơn

vị kinh tế quốc doanh mà còn diễn ra ở các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập

khẩu, mua bán nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất…

Thất thu thuế nhập khẩu không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của

ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Khi thất thu thuế nhập khẩu công cụ quản lý bằng thuế giảm tính hiệu lực không

còn phát huy tác dụng của nó. Từ nó làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại

trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với Việt nam nhu cầu nhập khẩu còn đang lớn

do vậy thất thu thuế nhập khẩu đối với Việt nam càng càng là vấn đề nổi cộm

hơn. Trên cơ sở đó việc thực hiện đề tài: Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng

thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay có ý nghĩa về mặt lý luận cũng

như thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu

Thuế xuất nhập khẩu là một trong các công cụ thực hiện quản lý hoạt

động thương mại. Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm có những hiểu biết về

lý luận thuế xuất nhập khẩu, mối quan hệ giữa thất thu thuế nhập khẩu và thuế

nhập khẩu. Đánh giá thực trạng thất thu thuế nhập khẩu hiện nay. Trên cơ sở đó

kiến nghị các giải pháp đề khắc phục thực trạng trên. Qua đó góp phần tăng thu

ngân sách, bảo hộ sản xuất thúc đẩy quan hệ thương mại…

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thất thu thuế nhập khẩu ở

Việt nam hiện nay và các nguyên nhân của nó. Trong giới hạn một chuyên đề

thực tập tốt nghiệp người viết chỉ xin đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu,

một số giải pháp nổi bật nhằm khắc phục tình trạng thất thuế nhập khẩu trong

thời gian tới ở Việt nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

4

Để đánh giá chính xác thực trạng thất thu thuế để từ đó đưa ra các giải

pháp phù hợp người viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-lênin,

kết hợp với các biện pháp so sánh đối chiếu, phân tích dựa trên các số liệu tài

liệu có sẵn.

5. Kết cấu của đề tài

Đề tài được kết cấu thành ba phần chính;

Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu

thuế.

Chương 2: Thực trạng thất thu thuế nhập khẩu và các nguyên nhân.

Chương 3: Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu

Thuế nói chung vừa là một phạm trù mang tính khách quan vừa là phạm trù

mang tính lịch sử. Thuế tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và hoạt động

của nhà nước.

Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp và tầng lớp xã

hội xuất hiện, thì nhà nước cũng hình thành. Để thực hiện các chức năng của

mình thì nhà nước cần có một nguồn tài chính. Nguồn tài chính đó có thể là sự

huy động của các tổ chức cá nhân trong xã hội. Theo một cách nào đó có thể

hiểu nguồn tài chính này là thuế. Nhà nước đặt ra nhiều sắc thuế khác nhau áp

dụng đối với từng lĩnh vực từng đối tượng. Thuế xuất nhập khẩu là một khoản

thuế không thể thiếu đặc biệt khi hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các

quốc gia ngày càng trở nên sôi động. Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu là khoản

thu bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hoá dịch vụ khi trao đổi với nước khác

mà người sở hữu nó phải nộp cho nhà nước. Cũng có nhiều quan niệm về thuế

xuất nhập khẩu nhưng có thể định nghĩa thuế xuất nhập khẩu như sau: “ Thuế

5

xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch,

phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”1

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan được các nước tư bản sớm

phát triển sử dụng như Anh và Pháp. Sự phát triển của thuế xuất nhập khẩu cũng

trải qua các quá trình khác nhau ở những giai đoạn khác nhau và ở những nước

khác nhau.

Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh nhiều quan niệm cho rằng việc sử dụng

thuế xuất nhập khẩu làm hạn chế tính tự do cạnh tranh của thị trường, quan niệm

này có ở những nước phát triển . Và họ bác bỏ việc sử dụng thuế xuất nhập

khẩu. Nhưng bên cạnh đó cũng trong giai đoạn này ở những nước kém phát triển

muốn bảo hộ sản xuất trong nước, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ hữu hiệu

nên họ ủng hộ việc sử dụng loại thuế này.

Khi chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng đến giai đoạn độc quyền thì

thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi. Thuế nhập khẩu cao làm hạn chế

lượng hàng nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp dành độc quyền về thị trường

trong nước.

Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sự mất cân đối về hoạt động

thương mại của các nước tham chiến và không tham chiến làm, sự giảm sút hoạt

động trao đổi hàng hoá, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1930 khiến

cho việc sử dụng công cụ thuế quan đơn nhất không còn đủ sức phát huy tác

dụng. Các nước còn sử dụng thêm công cụ phi thuế quan như dùng ngoại tệ

trong thanh toán, hạn ngạch xuất khẩu để điều chỉnh hoạt động thương mại của

mình.

Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, ở những nước phát triển, kinh

tế các nước phát triển nhanh chóng, dẫn tới việc hình thành hệ thống tiền tệ quốc

tế. Xu thế này khiến cho các nước linh hoạt hơn trong chính sách của mình, hạn

chế hoặc bác bỏ việc sử dụng hàng rào thuế quan, mở rộng quan hệ hình thành

nên các hiệp hội các tổ chức thế giới.

1 Hồ Ngọc Cẩn- NXB Thống kê H N à ội 2003- Thuế xuất nhập khẩu 2003 tr.13.

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!