Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và hy vọng trong ngành chăn nuôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN - TIÊU THỤ SẢN PHẨM
16 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ HY VỌNG TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
Minh Hằng*
iệt Nam đang trải qua những thay đổi
to lớn trong công cuộc hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu. Và những thay đổi trong
môi trường kinh tế xã hội nói chung và các
chính sách có tác động thay đổi ngành chăn
nuôi. Trong hoàn cảnh đó cho ta nhìn thẳng
vào thực tế đã diễn ra và cần phải làm tiếp để
phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với thực
tiễn sản xuất và phù hợp với từng giai đoạn
thích hợp trong môi trường kinh tế xã hội*
.
1. Những thay đổi trong môi trường kinh tế
xã hội:
Sự gia tăng dân số và đô thị hoá
Theo các dự án của Liên hợp quốc, dân số
Việt Nam sẽ tăng từ 85,3 triệu trong năm 2000
lên 102,5 triệu trong năm 2020, vào khoảng
1,26%/năm. Sự gia tăng này sẽ không cân
xứng vì nó cũng kéo theo sự đô thị hoá. Dân số
nông thôn cũng vẫn tăng nhưng ở mức độ thấp
hơn và vẫn áp đảo; nó sẽ chiếm tỷ lệ từ 80,3%
của tổng dân số trong năm 2000 còn 72,7%
trong năm 2020. Như vậy, bức tranh tổng thể
vẫn sẽ là dân số nông thôn là chính mặc dù
mức độ đô thị hoá nhanh.
Những liên quan ảnh hưởng đến chăn nuôi
Tăng dân số sẽ gia tăng nhu cầu các
sản phẩm chăn nuôi xuất phát từ tăng thu nhập
và sự thay đổi về dinh dưỡng thức ăn động vật,
đồng thời cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng
và sự an toàn.
Dân số gia tăng 10,3% sẽ tăng áp lực
đối với môi trường tự nhiên, và cũng sẽ phải
tăng năng suất của các trại chăn nuôi nhỏ.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Trong thập kỷ vừa qua nền kinh tế đã tăng
trưởng ở mức 7,6%/năm, trong đó tăng trưởng
về công nghiệp 11,20% về các ngành dịch vụ
là 7,6% và đối với nông nghiệp là 4,2% sự
* Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam.
tăng trưởng của ngành nông nghiệp thường
tập trung quanh các thành phố lớn, nơi tập
trung số đông các hoạt động dịch vụ và công
nghiệp phát triển.
Mong muốn phát triển ngành nông nghiệp
có đạt được hay không thường phụ thuộc vào 2
yếu tố:
Sự giải phóng ngành nông nghiệp phải
được mở rộng đến các ngành công nghiệp và
dịch vụ.
Thay đổi cơ cấu nền kinh tế và sự
chuyển hoá tiếp theo trong lực lượng sản xuất
sẽ tạo ra cơn sốt về môi trường và xã hội. Sự
lựa chọn các chính sách thích hợp sẽ xác định
mức độ đói nghèo ở các vùng nông thôn đến
mức độ nào sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn. Nó cũng
sẽ xác định mức độ phá huỷ môi trường sau
khi có sự tập trung phát triển vào một số
ngành chủ chốt.
Ngành nông nghiệp dự đoán sẽ tăng
trưởng khoảng 4%/năm trong thập kỷ tiếp theo
với năng suất cũng như vậy. Sự tăng trưởng
trong thập kỷ tiếp theo chủ yếu từ các đa dạng
hoá các sản phẩm nhằm vào các loại cây, con,
và thuỷ sản có giá trị cao, phát triển thị trường
và các nguồn vốn đầu tư thông qua việc sử
dụng các kỹ thuật tiên tiến. Sự tăng trưởng vừa
qua phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu.
Sẽ đòi hỏi các đầu tư cơ bản trong cơ sở hạ
tầng nông thôn, ở các cơ sở nghiên cứu và
những thay đổi trong cơ chế chính sách để thúc
đẩy động viên các thành phần kinh tế tư nhân
trong các vùng nông thôn.
Sự đói nghèo đối tượng vẫn là nông thôn
Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong cuộc
chiến với đói nghèo của thập kỷ vừa qua. Từ
năm 1993 đến năm 1998 tỷ lệ người nghèo đã
giảm từ 58% xuống còn 37%. Tuy nhiên tỷ lệ
V