Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1301

Thực trạng và giải pháp về công tác lập kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

Nguồn: www.toilaai.vn...................................................................................................................xcii

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

1

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng biểu

Nguồn: www.toilaai.vn...................................................................................................................xcii

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

2

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SV Sinh viên

KTQD Kinh tế Quốc dân

K Khóa

KHCĐ Kế hoạch cuộc đời

ĐH Đại học

NXB Nhà xuất bản

CLB Câu lạc bộ

ĐH Đại học

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

3

Chuyên đề tốt nghiệp

I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài

“Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những

năm tháng đã sống hoài sống phí. Cho khỏi hổ thẹn về dĩ vãng ti tiện và hèn đốn của

mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay đôi môi ta có thể nở một nụ cười mãn nguyện"

Đoạn trích trong tác phẩm kinh điển "Thép đã tôi thế đấy" như một lời nhắc

nhớ mọi người về việc sống hết mình, sống một cuộc sống trần đầy ý nghĩa.

Vậy, làm thế nào để biết ta đang sống chứ không phải là tồn tại? Làm thế nào để

ta phát huy hết được những khả năng tiềm ẩn của mình? Làm thế nào để khi nằm

xuống, ta không cảm thấy phải hổ thẹn về những tháng năm đã sống hoài sống phí?

Thế giới quanh tôi là thế giới của những con người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết. Họ

là những sinh viên của một trường đại học danh tiếng, mang trong mình sức trẻ và kì

vọng của xã hội. Tôi đã thấy một trong số đó đã trở thành niềm tự hào của đất nước,

của gia đình. Nhưng tôi cũng đã thấy, không ít trong số những người bạn bên tôi

đang lãng phí tiềm năng và tuổi trẻ của mình.

Làm thế nào để tôi tìm được câu trả lời cho những trăn trở của mình nhưng lại

giúp được những bạn sinh viên có một cuộc sống tốt đẹp và ngập tràn ý nghĩa hơn ?

Những câu hỏi hỏi đã theo tôi trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường cứ

thôi thúc tôi tìm đến một đề tài - đề tài về ‘‘Thực trạng và giải pháp về công tác lập

kế hoạch cuộc đời. Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân ’’

Đây là một đề tài không hề dễ đối với một sinh viên kinh tế. Dù vậy, tôi vẫn quyết

tâm làm và đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa – giảng

viên hướng dẫn tôi thực tập. Tôi nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ thầy Frederic – nhà

nghiên cứu giảng dạy về bản thân và phát triển con người; thầy Hùng - Chủ tịch

HĐQT kiêm GĐ Thái Hà Books và rất nhiều anh chị ở trung tâm Unesco giáo dục

quốc tế và conduongthanhcong.com

Xin chân thành cảm ơn cô, thầy, chú, anh chị đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.

2. Câu hỏi nghiên cứu và Mục tiêu nghiên cứu

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

4

Chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề nhằm hướng tới việc trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi tổng quát :

Thực trạng hoạt động lập kế hoạch cuộc đời của SV hiện nay như thế nào? Cần

phải làm gì, làm như thế nào để tăng cường hoạt động lập KHCĐ của SV?

Câu hỏi cụ thể:

Câu hỏi 1: Tại sao sinh viên cần lập kế hoạch cuộc đời ? Nội dung bản KHCĐ?

Phương pháp lập KHCĐ? Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập KHCĐ của SV ?

Câu hỏi 2 : Hiện tại công tác lập KHCĐ của SV KTQD như thế nào? Có những

ưu điểm gì ? Có những hạn chế gì đang tồn tại? Nguyên nhân của những hạn chế đó?

Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để tăng cường công tác lập KHCĐ cho

SV KTQD?

Mục tiêu nghiên cứu là nhằm trả lời cho các câu hỏi trên với các nội dung cụ

thể sau:

Mục tiêu tổng quát : Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch và mô

hình, quan điểm liên quan tới lập KHCĐ trên thế giới. Xem xét và nghiên cứu thực tế

tại trường KTQD, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể .

Mục tiêu cụ thể:

Về lý luận:

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động lập kế hoạch bao gồm: khái

niệm, vai trò, qui trình...dựa trên những tài liệu đã học, Nghiên cứu về sự cần thiết

phải lập KHCĐ của SV (chương I)

Về nghiên cứu:

Nghiên cứu mô hình, quan điểm liên quan tới lập KHCĐ trên thế giới. Tập

trung vào những công trình nghiên cứu về con người (chương II)

Về phân tích đánh giá:

Phân tích tình hình hoạt động lập KHCĐ của SV KTQD. Đánh giá trình hình

hoạt động này, là cở sở cho việc để ra các giải pháp (chương III)

Về đề xuất, can thiệp:

Dựa trên những phân tích đánh giá cụ thể từ đó đưa ra các giải pháp chính để

tăng cường công tác lập KHCĐ của SV KTQD (chương IV)

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

5

Chuyên đề tốt nghiệp

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của công

tác lập kế hoạch và lập KHCĐ.

Phạm vi nghiên cứu :

Về mặt nội dung:

Trong cuộc đời mỗi người, có rất nhiều loại kế hoạch đã được lập ra. Dựa trên

những căn cứ và mục đích khác nhau ta sẽ có những bản kế hoạch khác nhau. Tuy

nhiên, trong giới hạn về nội dung chuyên đề chỉ nghiên cứu về kế hoạch dài hạn cho

cả cuộc đời.

Về mặt không gian:

Đề tài phân tích, nghiên cứu hoạt động công tác lập kế hoạch cuộc đời tại

trường Đại học Kinh tế Quốc dân với tư cách là một nhà nghiê cứu độc lập

Về mặt thời gian:

Đề tài sẽ nghiên cứu các thực trạng, đánh giá, sử dụng các số liệu trong 6 năm

trở lại đây của trường KTQD (2004 – 2009)

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các vấn đề đã nêu, để tài sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiên

cứu như :

Phương pháp luận duy vật biện chứng nghiên cứu cách có hệ thống về các lý

luận về hoạt động lập kế hoạch và lập KHCĐ.

Phương thống kê so sánh dùng để thu thập, xử lý và so sánh các số liệu để phản

ánh tính hiệu quả, tính kết quả.

Phương pháp phân tích - tổng hợp để nghiên cứu vấn đề, từ đó có nhận xét,

đánh giá để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp giải quyết vấn đề.

5. Kết quả dự kiến đạt được

Qua việc nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn công tác lập KHCĐ sẽ đánh giá

được những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra được nguyên nhân chính; từ đó đưa ra các

giải pháp cụ thể để tăng cường công tác lập KHCĐ với SV.

6. Kết cấu đề tài

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

6

Chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm ba

phần chính như sau:

Chương I: Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch cuộc đời đối với sinh viên

Chương II: Các quan điểm và mô hình về việc lập kế hoạch cuộc đời

Chương III: Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên, nghiên

cứu trường hợp của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chương IV : Một số khuyến nghị đối với công tác lập kế hoạch cuộc đời của

sinh viên Việt Nam hiện nay

Đề tài được kết cấu theo Logic sau:

II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lập kế hoạch cuộc đời thực chất là quá trình tìm hiểu chính bản thân mình, biết

mình thực sự muốn gì và đưa ra các chương trình hành động để có thể đạt được mục

tiêu đã đặt ra. Có thể nói, đề tài này là sự giao thoa giữa triết học và kinh tế, giữa yếu

tố nội tại của mỗi người với thế giới bên ngoài đầy biến động.

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

7

Chương I:

Sự cần thiết

của công tác

lập KHCĐ

đối với SV

Chương IV :

Một số khuyến nghị đối với công tác lập

KHCĐ với SV trường ĐH KHQD

Lý luận về

công tác lập

kế hoạch

Sự cần thiết

phải lập

KHCĐ với

SV

Chương II:

Các quan điểm

và mô hình về

việc lập

KHCĐ

Giới thiệu về

quan điểm và mô

hình liên quan tới

lập KHCĐ trên

thế giới

Đánh giá tổng

hợp chung về lập

KHCĐ

Chương III:

Thực trạng công

tác lập KHCĐ

của SV, nghiên

cứu tại trường

ĐH KTQD

Giới thiệu chung

về trường ĐH

Kinh Tế Quốc

Dân

Thực trạng công

tác lập KHCĐ

của SV trường

ĐH KTQD

Chuyên đề tốt nghiệp

Các tài liệu lí thuyết về lập kế hoạch chủ yếu được trình bày theo từng nội dung

cụ thể như: Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội...Tuy nhiên, các

nội dung này cũng đưa ra được định nghĩa, vai trò, các nhân tố ảnh hướng tới các nội

dung cụ thể của kế hoạch. Một số lí thuyết về lập kế hoạch đã nghiên cứu được thể

hiện qua các tài liệu sau :

- Giáo trình Chương trình và Dự án phát triển kinh tế – xã hội, NXB Thống

kê,1999

- Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội,2006

- Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009

Tuy nhiên, các lí thuyết về lập kế hoạch cuộc đời thì chưa có tại Việt Nam.

Điều này khiến cho việc nghiên cứu về nội dung này trở nên khó khăn hơn. Mặc dù

vậy, đã có mốt số bài viết trên các báo lớn về đề tài lập kế hoạch cuộc đời, cụ thể như

sau:

- Kế hoạch cuộc đời – bài viết của Đỗ Chí Nghĩa trên VietNamNet

- Không kế hoạch, thành công chỉ là ăn may - bài viết của Kiều Oanh trên

VietNamNet

- Thành công: 80% nhờ kế hoạch của - bài viết của Thế Đạt trên VietNamNet

- Kế hoạch cuộc đời, đừng ỷ vào sức trẻ - bài viết của Kiều Oanh trên

VietNamNet

- Những người trẻ sống bằng kế hoạch của người khác - bài viết của Lan Hương

trên VietNamNet

- Những kế hoạch gây 'sốc' bài viết của Hoàng Lê trên VietNamNet

- Lập kế hoạch cho cuộc đời bài viết của nhà xã hội học Nguyễn Thị Oanh trên

báo tuổi trẻ

Các nội dung được đề cập đến là:

- Sự cần thiết phải lập kế hoạch cuộc đời

- Quan điểm của một số người nổi tiếng về lập kế hoạch cuộc đời

- Trăn trở của những người có tâm huyết với giới trẻ về thực trạng không lập kế

hoạch cuộc đời cho mình của giới trẻ.

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

8

Chuyên đề tốt nghiệp

- Thực trạng không lập kế hoạch cuộc đời trong giới trẻ.

Việc mỗi bài báo đi sâu vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nêu trên có ưu

điểm là phân tích vấn đề được chi tiết từ đó có nhận định chính xác về nội dung liên

quan đến vấn đề đi sâu. Tuy nhiên lập kế hoạch là cả một quá trình bao gồm nhiều

hoạt động và nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để có thể nhìn nhận vấn đề này một cách

tổng thể đòi hỏi phải trình bày một cách logic đầy đủ các yếu tố hợp thành trong công

tác lập kế hoạch cuộc đời.

Bên cạnh đó, muốn nâng cao hoạt động lập kế hoạch cuộc đời cho sinh viên cần

giúp sinh viên hiểu rõ chính bản thân mình. Đồng thời, cần phân tích ở một tình

huống cụ thể để tìm ra được nguyên nhân khiến SV không lập KHCĐ để có thể đưa

ra những phương pháp giúp nâng cao công tác lập kế hoạch cuộc đời trong SV.

Từ thực tế này mà đề tài đã lựa chọn nghiên cứu tổng thể các vân đề nêu trên .

PHẦN II: NỘI DUNG

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

9

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

CUỘC ĐỜI ĐỐI VỚI SINH VIÊN

I. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

1. Khái niệm kế hoạch

Hiểu theo cách chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện cách thức, giải pháp cho

một hoạt động nhằm đạt được mục đích và kết quả như mong muốn. Nó có thể được

xem như nhịp cầu nối hiện tại và vị trí mà chúng ta muốn đến trong tương lai. Tuy

nhiên, nếu xét về bản chất, kế hoạch chính là sự hướng tới tương lai. Tính chất đó

của kế hoạch được thể hiện ở hai nội dung như sau:

- Kế hoạch dự báo những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai.

- Kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động của tương lai, các công việc

cần làm và thứ tự thực hiện các công việc để đạt được kết quả đã định.

Để thể hiện hai nội dung trên, các kế hoạch thông thường sẽ đi trả lời bốn câu

hỏi chính như sau :

- Chúng ta đang ở đâu ?

- Chúng ta muốn đi đến đâu ?

- Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ?

- Làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng ?

Tương ứng với bốn câu hỏi đó là bốn giai đoạn của quá trình lập kế hoạch. Đó

chính là: Phân tích tổng quan; thiết lập và phân tích mục tiêu; lên kế hoạch hành

động; theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch và các kết quả đạt được. Bốn

giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ảnh

hưởng đến chất lượng và tính khả thi của kế hoạch đã được đưa ra.

2. Vai trò của công tác lập kế hoạch

Mỗi loại kế hoạch có vai trò cụ thể khác nhau và hiện nay, chưa có tài liệu nào

nói về vai trò của công tác kế hoạch nói chung. Tuy nhiên, căn cứ vào bốn câu hỏi

chính của công cụ kế hoạch, ta có thể nhận thấy vai trò của công tác lập kế hoạch như

sau:

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

10

Chuyên đề tốt nghiệp

- Giúp cá nhân hay tổ chức lập kế hoạch hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu…của

đối tượng được lập kế hoạch.

- Định hướng cho đối tượng được lập kế hoạch về mục tiêu trong tương lai

của mình.

- Tìm kiếm, huy động, tập trung và phối hợp các nguồn lực một cách hiệu

quả nhất nhằm đạt được mục tiêu và mong muốn đặt ra.

- Phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận, tổ chức có liên quan.

- Là một công cụ dùng để quản lý và ứng phó với những bất định của cuộc

sống.

Như vậy, có thể thấy kế hoạch có vai trò rất lớn trong tất cả mọi hoạt động của

đời sống con người.

3. Qui trình lập kế hoạch.

Thông thường, lập kế hoạch thường trải qua 4 bước

- Bước 1 : Trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu ?

- Bước 2 : Trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu ?

- Bước 3 : Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ?

- Bước 4 : Trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng ?

Cụ thể như sau :

3.1. Bước 1: Trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu

Để trả lời trên, người lập kế hoạch phải có cái nhìn tổng quan và khách quan

về nội dung lập kế hoạch. Mặc dù vậy, mỗi loại kế hoạch khác nhau sẽ đi sâu phân

tích tổng quan về một nội dung khác nhau. Với kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội,

người làm kế hoạch thường đi sâu phân tích khả năng, điều kiện phát triển các yếu tố

tiềm năng trong tương lai và đánh giá trình độ phát triển của quốc gia hoặc địa

phương đó ở hiện tại. Kế hoạch kinh doanh thì lại đi sâu vào phân tích đánh giá môi

trường bên trong, bên ngoài để xác định doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên cơ sở

điểm mạnh và điểm yếu của mình…Tuy nhiên tựu chung lại, khi trả lời câu hỏi

chúng ta đang ở đâu, người lập kế hoạch cần phải rút ra được tương quan so sánh

giữa ta trong quá khứ với ta ở hiện tại, giữa ta hiện tại với thế giới bên ngoài. Cùng

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

11

Chuyên đề tốt nghiệp

với đó, quá trình này cũng cần đưa ra nhận dạng những cơ hội có thể có trong tương

lai cũng như các thách thức có thể xảy ra.

3.2. Bước 2: Trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu

Câu trả lời của câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu là quá trình thiết lập mục tiêu, chỉ

tiêu và những nhiệm vụ cần thực hiện cho bản kế hoạch. Thông thường, căn cứ vào thông

tin có đuợc từ quá trình phân tích tổng quan, người lập kế hoạch sẽ đề ra các cấp độ mục

tiêu khác nhau như mục tiêu cuối cùng (hay còn gọi là tác động), mục tiêu trung gian (hay

còn gọi là kết quả), mục tiêu đầu ra…Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu đều cần tuân thủ một

nguyên tắc được rất nhiều người biết đến - nguyên tắc Smart :

- S - Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.

- M - Measurable: Đo đếm được.

- A - Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.

- R-Realistic: Thực tế, không viển vông.

- Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

3.3. Bước 3: Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta đi đến đó

Hành trình đi đến mục tiêu đã đặt ra luôn nhiều chông gai và yếu tố bất định.

Vì vậy, cần phải có một kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

Trong kế hoạnh hành động này, người lập kế hoạch sẽ liên kết, huy động và cân đối

các nguồn lực. Đồng thời, người lập kế hoạch cũng sẽ xác định thứ tự ưu tiên, chia

nhỏ mục tiêu và lên kế hoạch thời gian cụ thể để con đường đi đến mục tiêu là con

đường phù hợp nhất.

3.4. Bước 4: Trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng

Là quá trình theo dõi, đánh giá nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện mục tiêu, phát

hiện những vấn đề có liên quan đến khả năng thực hiện mục tiêu đã đề ra để có

những điều chỉnh cho phù hợp. Việc theo dõi đánh giá này có thể được triển khai bởi

chính người lập kế hoạch hoặc một cá nhân, tổ chức khách quan, độc lập.

Trong một thế giới có tính biến dịch rất cao thì việc theo dõi và đánh giá là vô

cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta tránh được những hạn chế của công tác phân

tích, dự báo và giúp bản kế hoạch trở nên linh hoạt trong một môi trường linh động.

Vương Thị Thùy Dung

Lớp: Kế Hoạch 48B

12

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!