Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay
thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai là thành
quả lao động, đấu tranh của nhiều thế hệ ở nước ta tạo lập nên, luôn là vấn đề
xuyên suốt của mọi thời đại. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả
đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc khai thác, quản lý, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn
đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Thực tế cho thấy, với quỹ đất có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất
của xã hội ngày càng tăng đang đặt ra nhiều thách thức với con người và xã
hội. Những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều
mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy
hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng.
Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một
trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được
quan tâm. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả
tỉnh, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế xã hội. Thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh với các huyện
trong tỉnh vì gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống
đường bộ bao gồm đường Quốc lộ 3 cũ đang cải tạo nâng cấp, Quốc lộ 37,
Quốc lộ 1B và trong tương lai gần là Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn quốc tế
đường cao tốc, có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên -
Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi
các tỉnh lân cận trong khu vực. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
nghiệp, trung tâm giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh, đứng thứ 3
của cả nước, là trung tâm du lịch dịch vụ với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi
Cốc mang tầm cỡ quốc gia vừa được công bố quy hoạch, nơi đây cũng là
vùng đất hội tụ của con người ở mọi sứ sở của đất nước Việt Nam, có truyền
thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc của vùng trung du miền núi Bắc bộ, có
vùng chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay thành phố Thái
Nguyên là điểm đến của nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới và trong nước, đã
và đang tìm kiếm, đăng ký, dự kiến đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực.
Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những
năm gần đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác
quản lý, sử dụng đất đai ở thành phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng đang là một thách thức lớn đối với
công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong tình hình hiện nay việc vi phạm
pháp luật đất đai cả về quản lý và sử dụng còn diễn ra ở nhiều địa phương, ở
các xã, phường đặc biệt là của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất
để thực hiện các dự án đầu tư. Hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, lấn
chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, đất để hoang
hóa không sử dụng, chậm triển khai dự án, tình trạng “quy hoạch treo” chưa
được ngăn chặn kịp thời, vẫn còn xảy ra.
Trước thực trạng và yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Thực
trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã giao cho
các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được thực trạng sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sử dụng đất đã giao.
Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái
Nguyên ảnh hưởng đến sử dụng đất.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2006 – 2010.
Điều tra tình hình sử dụng đất đối với diện tích đất đã giao cho các tổ
chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Phân tích đánh giá quá trình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức kinh tế
thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Đưa ra các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với diện tích đất đã
giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách
và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với tài nguyên đất của thành phố
Thái Nguyên. Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đất đai của các huyện có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất
đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động
của nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra
của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất
đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của
xã hội.
Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp năm
1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong
giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta. Luật đất đai năm 2003 còn xác định
rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (khoản 1 Điều 5) [11].
Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên và luôn luôn
quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành
những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp
phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra.
Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện
luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối
với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này được
quản lý, sử dụng có hiệu quả”[3].
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011)
đã ghi: “… Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên
quốc gia”[3].
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ,
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các
chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về
môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài
đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Khắc phục suy thoái, bảo
vệ môi trường và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường. Thực
hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy
rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai thác và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác…”[3].
Trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ
XVIII cũng đã nêu: “Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là
tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất phục vụ cho công nghiệp…”[4].
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII,
nhiệm kỳ 2010-2015 đã ghi: Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,
công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu
hút đầu tư, huy động vốn và các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường: Thực hiện tốt Chiến lược
bảo vệ môi trường Quốc gia. Gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của từng cá nhân và toàn xã hội về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đối
với yêu cầu phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan
chuyên trách bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý những tổ chức, các nhân vi
phạm Luật Bảo vệ môi trường [5].
Và cũng tại Điều 15 Luật đất đai 2003 quy định: Nhµ n-íc nghiªm cÊm
hµnh vi lÊn, chiÕm ®Êt ®ai; kh«ng sö dông, sö dông ®Êt kh«ng ®óng môc ®Ých;
vi ph¹m quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt ®· ®-îc c«ng bè; huû ho¹i ®Êt;
kh«ng thùc hiÖn ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt khi sö dông c¸c quyÒn cña
ng-êi sö dông ®Êt; kh«ng thùc hiÖn hoÆc thùc hiÖn kh«ng ®Çy ®ñ nghÜa vô,
tr¸ch nhiÖm cña ng-êi sö dông ®Êt.
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Nhµ n-íc nghiªm cÊm hµnh vi lîi dông chøc vô, quyÒn h¹n, v-ît qu¸
quyÒn h¹n hoÆc thiÕu tr¸ch nhiÖm cña ng-êi cã thÈm quyÒn ®Ó lµm tr¸i c¸c
quy ®Þnh vÒ qu¶n lý ®Êt ®ai.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhưng cũng rất hào
phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời
khác như: "đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen"... Hiện nay, những
kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học và công nghệ làm sáng tỏ.
Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học, công nghệ
hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử
dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, xong
muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy
nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó
sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số mặt yếu của biện
pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ
định.
Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục
tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất
định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy
mô lớn… Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người
như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể
thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu
trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai
ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình
sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường
nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở
đất…) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm
trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của
con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường nhất thiết phải giải
quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một
thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả
sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là
hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên đất.
Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một
cách hợp lý nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện
tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ [6]:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư
liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành
kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ,
người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn
của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “...đất không phải là tài sản thừa kế
của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn
quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần
đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ
đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một
đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Trong
đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh
dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản
xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục
địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta
đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay
chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới
0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực
thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có
đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả
của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái
Nguyễn Thị Tâm - Thực trạng và giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với
diện tích đất đã giao cho các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều
hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và
đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua
nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất
thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa
mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,
chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và
chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh
tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất
trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành
trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu
cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí
hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho
các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi
ích trước mắt.
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm
ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên
là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm
2003 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác
cũng đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi
trường;... và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do
Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là
những cơ sở pháp lí được nghiên cứu để thực hiện đề tài.
- Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
+ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.