Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
907.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
887

Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-------------------

HÀ THỊ KIM TUYẾN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ

BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM

VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, KHU VỰC VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

Chuyên ngành : Địa lý học

Mã số : 60 13 95

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh

thái và các cảnh quan, hệ động vật, thực vật giàu có của nhiều vườn quốc gia

bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các vườn quốc gia

đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành

đai bảo vệ bổ sung cho vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài

đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được xây

dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường nằm xen với khu dân cư và

chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ

bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những nhu cầu

trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những

yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó

khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo

thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và

đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn.

Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập tháng 3/1996, cách Hà Nội

khoảng 70 km về phía bắc. Với tổng diện tích 34.945 ha nó là một trong những

Vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là một trong những khu rừng tự nhiên

cuối cùng ở sát Hà Nội. Vườn Quốc gia Tam Đảo được đánh giá là một trong

những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài động, thực vật

quí hiếm không chỉ riêng của Tam Đảo mà còn của Việt Nam và thế giới.

Tuy nhiên, do sức ép lớn của dân cư và việc quản lý còn bất cập nên

trong thời gian qua nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia đã bị

ảnh hưởng nghiêm trọng và đã dẫn đến việc phá huỷ các tầng thực vật thấp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

việc săn bắn và thu hái không được kiểm soát đã dẫn đến sự suy kiệt các loài

thực vật và động vật quí hiếm của Vườn Quốc gia.

Trong những năm vừa qua ngành du lịch phát triển mạnh đã phần nào

làm vẻ đẹp tự nhiên của thị trấn Tam Đảo và các vùng xung quanh có nguy

cơ tiếp tục ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia.

Với xu hướng thay đổi đáng quan ngại này, việc tìm hiểu thực trạng và

giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm vườn quốc gia

Tam Đảo một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ có ý nghĩa

trong việc tạo ra những thu nhập bền vững cho người dân mà còn giải quyết

tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội của dân cư vùng đệm và bảo

tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Từ đó đưa ra những biện pháp quản

lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm hiệu quả hơn trong tương lai. Vì vậy,

tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế

bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu

vực Vĩnh Phúc”.

Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu vấn đề nêu trên tác giả mong

muốn quá trình nghiên cứu của bản thân gắn liền với hoạt động trong thực

tiễn để đóng góp những thành quả nghiên cứu của mình vào công tác bảo tồn

và phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vườn quốc gia,

rừng đặc dụng, tự nhiên ở Việt Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở đúc kết lí luận và thực tiễn đề tài phân tích thực trạng phát

triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Tam Đảo khu

vực Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo ra một sinh kế bền

vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm và góp phần nâng cao các hoạt động

bảo tồn VQG Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan có chọn lọc có cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế vùng

đệm VQG, áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng

đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho cộng

đồng dân cư vùng đệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn, phát

triển vườn quốc gia Tam Đảo.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1. Về nội dung

Nghiên cứu thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm VQG

Tam Đảo thuộc khu vực Vĩnh Phúc, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát

triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo.

3.2. Về phạm vi lãnh thổ

Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo là: xã

Đạo Trù, xã Đại Đình, xã Hồ Sơn thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

3.3. Thời gian nghiên cứu

Dùng các nguồn tài liệu, số liệu từ 2000-2010 và kết quả điều tra của đề tài.

4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Các quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm tổng hợp

Các hiện tượng kinh tế - xã hội chịu sự tác động tương hỗ của nhiều

yếu tố khác nhau, chúng tạo nên mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự

thay đổi các yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác. Vì vậy,

khi nghiên cứu các hiện tượng phải xem xét trên nhiều mặt và đặt chúng trong

mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

4.1.2. Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí, vì bất cứ

đối tượng địa lí KTXH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Do

vậy, khi nghiên cứu một vấn đề chúng ta phải đặt nó trong một không gian

lãnh thổ cụ thể.

4.1.3. Quan điểm lịch sử

Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình thành, phát triển

của đối tượng đó trong quá khứ; như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện

tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng. Vận dụng quan điểm này

vào đề tài cần xem xét quá trình sinh sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng

dân cư vùng đệm từ trước tới nay.

4.1.4. Quan điểm kinh tế

Trong nghiên cứu Địa lí KTXH nói chung và đề tài nói riêng thì quan

điểm kinh tế cũng có vai trò quan trọng, nó thể hiện thông qua các số liệu

thống kê về dân số, lao động, việc làm, thu nhập, mức sống hộ gia đình…của

cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia.

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững

Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa

ra những giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng

đệm, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ môi trường

sinh thái. Quan điểm phát triển bền vững còn cho thấy sự cần thiết phải bảo

vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá tác động của hoạt động sinh kế đến

môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự phát triển kinh tế.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

Phương pháp này được sử dụng đển hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý

luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Ngoài ra, thu thập số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

thứ cấp tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường,

phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Tam Đảo, Ban quản lý vườn

Quốc gia Tam Đảo... Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ

ràng sau mỗi bảng số liệu.

4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học(PRA)

Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn

mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn

bị trước và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân trên địa

bàn vùng đệm thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo.

- Mục tiêu chọn mẫu điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện

và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sinh kế của cộng

đồng dân cư, tư tưởng, ý thức của họ về vấn đề bảo vệ vườn quốc gia.

- Cơ sở chọn mẫu điều tra

Ba xã được lựa chọn để điều tra là các xã Hồ Sơn, Đại Đình và Đạo Trù

thuộc huyện Tam Đảo. Đây là 03 xã điển hình, đại diện được cho tất cả các xã

còn lại trong huyện nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc. Xã

Đạo Trù đại diện cho các xã vùng sâu vùng xa, xã Đại Đình đại diện cho các xã

vùng giữa còn xã Hồ Sơn đại diện cho các xã gần với khu vực thị trấn Tam Đảo.

4.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa vào các tài liệu thu thập được tại các sở ban ngành và các số liệu

thống kê qua bảng hỏi, tiến hành phân tích tổng hợp số liệu theo yêu cầu của

đề tài nhằm rút ra kết quả của việc nghiên cứu.

4.2.4. Phương pháp chuyên gia

Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong

lĩnh vực duy trì và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên để xây dựng

phương pháp thực hiện và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

4.2.5. Phương pháp thực địa

Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát

thực địa trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm

trong các cơ quan quản lý nhà nước. Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại

một số nhận định, kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết.

4.2.6. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học

Địa lý nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội nói riêng. Bản đồ không

chỉ cụ thể hoá đối tượng mà còn cho phép chúng ta thấy rõ được các hiện

tượng địa lý trong không gian.

Biểu đồ và đồ thị thể hiện được nội dung nghiên cứu một cách trực quan,

nghiên cứu sự tương quan giữa các hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.

5. Đóng góp của luận văn

- Đúc kết, làm phong phú thêm các vấn đề lí luận và thực tiễn về phát

triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia.

- Phân tích các điều kiện sinh sống chủ yếu của cộng đồng dân cư vùng

đệm VQG Tam Đảo.

- Đánh giá các kết quả điều tra thực trạng sinh kế của dân cư vùng đệm

VQG Tam Đảo, những tác động và những vấn đề bất cập…

- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân

cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc, góp phần vào việc

bảo tồn lâu dài vườn Quốc gia Tam Đảo.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận phần nội dung của luận văn được chia

thành 3 chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cho cộng đồng dân

cư vùng đệm vườn quốc gia.

Chương II: Nguồn lực và thực trạng hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư

vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc.

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững vùng đệm

vườn Quốc gia Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG

CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Sinh kế

1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế

Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ, nó phản ánh bức tranh

tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo

phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như

nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp thủy sản). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho

cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo,

thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho

chính họ và cho các thế hệ tiếp theo [5]. Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét

khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho người dân vùng đệm.

Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài

nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống [12].

Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3

thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược

sinh kế và kết quả sinh kế.

Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng.

Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời

sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn

an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.1.1.2. Sinh kế bền vững

Hướng phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm tại các khu bảo tồn

thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm

về phát triển bền vững.

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền

vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả

năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát

triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên,

bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.

Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích

kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của

những lợi ích tương tự trong tương lai [2].

Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết

kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người

thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [1].

Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng

con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có

khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ [4].

Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi

trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó

nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các

thế hệ tương lai [5].

Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc

sau: Lấy con người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân,

Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn

thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền

vững và Năng động [5].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!