Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
943

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGHIÊM XUÂN PHƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NÔNG HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XÍN MẦN,

TỈNH HÀ GIANG

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, năm 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa

được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nghiêm Xuân Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Văn Sơn

người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các đơn vị liên

quan của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các

thầy cô của trường đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn

thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và

phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Xín Mần, Phòng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xín Mần, các xã và các hộ nông dân huyện

Xín Mần đã giúp tôi trong quá trình điều tra số liệu.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia

sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nghiêm Xuân Phương

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................3

3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.........................................................................................3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................4

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................................4

1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân..........................4

1.1.2. Vai trò, sự cần thiết phát triển kinh tế hộ nông dân ..........................................8

1.1.3. Phân loại hộ nông dân .....................................................................................10

1.1.4. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế nông hộ ........................................................12

1.1.5. Vì sao kinh tế hộ tồn tại ..................................................................................12

1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân........12

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................15

1.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và

nước ta .......................................................................................................................15

1.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam...........................................24

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triền kinh tế nông hộ ở Việt

Nam nói chung và huyện Xín Mần nói riêng............................................................26

1.2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................28

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................33

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................33

2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................33

2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.................................................................34

2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................34

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................34

iv

2.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu...............................................................36

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................37

2.4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân.................................................37

2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân ................37

2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh khoản thu và chi của hộ nông dân .....................................37

2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế ..................................................................37

2.4.5. Một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu.............................................37

2.4.6. Hệ thống chỉ tiên phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ .................38

2.4.7. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ ...............38

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................39

3.1. Thực trạng kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số

huyện Xín Mần ..........................................................................................................39

3.1.1. Thông tin cơ bản của hộ..................................................................................39

3.1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp của hộ..............................42

3.1.3. Kết quả hoạt động phi nông nghiệp của hộ.....................................................56

3.1.4. Phát triển kinh tế tập thể, doanh nghiệp và hợp tác xã ở huyện Xín Mần..........60

3.2. Khó khăn thuận lợi và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ trên

địa bàn huyện Xín Mần .............................................................................................62

3.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn

huyện Xín Mần..........................................................................................................62

3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ huyện Xín Mần...............66

3.3. Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại

huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang .................................................................................69

3.3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu về phát triển kinh tế nông hộ tại huyện

Xín Mần, tỉnh Hà Giang............................................................................................69

3.3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.71

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................78

1. Kết luận .................................................................................................................78

2. Khuyến nghị ..........................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ : Bình quân

CC : Cơ cấu

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CN : Công nghiệp

CN-TTCN : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

DT : Diện tích

DTTS : Dân tộc thiểu số

đ : Đồng

ĐVT : Đơn vị tính

ĐH : Đại học

HĐH : Hiện đại hóa

KHKT : Khoa học kỹ thuật

KT-XH : Kinh tế xã hội

LĐ : Lao động

NS : Năng suất

SL : Sản lượng

SX : Sản xuất

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

TBC : Trung bình chung

UBND : Ủy ban nhân dân

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số hộ điều tra phân theo xã và nghề nghiệp của hộ ................................39

Bảng 3.2: Thông tin chung về hộ điều tra................................................................40

Bảng 3.3: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra phân theo các nhóm hộ................41

Bảng 3.4: Số hộ trồng và diện tích gieo trồng bình quân 1 hộ .................................44

Bảng 3.5. Số thửa canh tác cây trồng chủ yếu ..........................................................45

Bảng 3.6. Giá trị sản xuất một số cây trồng của hộ ..................................................47

Bảng 3.7: Số hộ nuôi và số vật nuôi của hộ..............................................................50

Bảng 3.8: Giá trị sản xuất từ chăn nuôi của hộ .........................................................53

Bảng 3.9: Kết quả sản xuất lâm nghiệp của hộ.........................................................55

Bảng 3.10: Số hộ, số lao động và thu nhập từ ngành nghề .......................................57

Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh dịch vụ sản xuất của hộ..........................................58

Bảng 3.12: Kết quả kinh doanh dịch vụ đời sống của hộ .........................................60

Bảng 3.13. Số lượng các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động..............................61

Bảng 3.14. Loại hình doanh nghiệp huyện Xín Mần................................................61

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, công tác ở vùng đồng bào dân tộc trên cả nước luôn

được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm chỉ đạo, thực hiện; những vấn đề

bức xúc trong đồng bào các dân tộc từng bước được giải quyết; đời sống vật chất,

tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên do điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, thường xuyên bị lũ ống, lũ

quét, sạt lở, bão, lốc; hạn hán, khô cằn; dịch bệnh. Địa hình, địa bàn phức tạp, đi lại

rất khó khăn; diện tích đất bằng phục vụ sản xuất và dân sinh không nhiều; một bộ

phận dân cư không tập trung, họ sống trải dài trên diện tích rộng lớn nên suất đầu tư

cho các công trình phục vụ sản xuất và đời sống rất cao. Một số tập quán sản xuất

và sinh hoạt không còn phù hợp nhưng chậm xoá bỏ, đã ảnh hưởng không nhỏ đến

quá trình tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của KHKT-CN vào sản xuất và cuộc

sống. Địa bàn vùng DTTS thường xa trung tâm Kinh tế - Xã hội của tỉnh, của các

huyện nên sức thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế không cao. Việc đi lại để lãnh

đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp không mấy thuận lợi. Theo đó, các doanh

nghiệp lớn vào làm ăn, phát triển kinh tế vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

chưa nhiều. Việc mua bán, trao đổi hàng hoá theo cơ chế thị trường gặp không ít

khó khăn, nhất là chi phí vận chuyển quá cao.

Kinh tế phát triển chưa toàn diện, chưa mạnh và chưa vững chắc; hàng hoá

sản xuất chưa nhiều và sức cạnh tranh chưa mạnh; đã có các mô hình phát triển kinh

tế ở các qui mô khác nhau trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng việc nhân diện

chưa mạnh; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích chưa cao;

tập quán sản xuất giản đơn chậm xoá bỏ; vệ sinh môi trường thôn bản chưa tốt; một

số tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại.

Mục tiêu đặt ra là khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về

phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa

khẩu; cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh

và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát

2

triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung; hoàn

thành cơ bản sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư các dự án

thủy điện, thủy lợi, đưa dân ra biên giới; khắc phục cơ bản tình trạng dân di cư tự

do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo

vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị.

Huyện Xín Mần thuộc vùng cao núi đất phía tây tỉnh Hà Giang, cách trung

tâm tỉnh lỵ khoảng 120 km. Huyện có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở, bị chia

cắt mạnh, huyện có 15 anh em dân tộc sinh sống. Đời sống của nhân dân chủ yếu

phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế nông hộ như: Nguồn nhân lực có sẵn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước

cũng như chính quyền địa phương, kinh tế hộ nông dân ở huyện Xín Mần trong quá

trình phát triển đã đạt được những thành tựu đáng nghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh

đó vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, đời sống của phần lớn dân

cư còn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối

thấp, địa hình bị chia cắt, manh mún gây khó khăn cho việc áp dụng các tiến bộ

khoa học vào quá trình sản xuất nên năng xuất đạt được chưa cao, trình độ dân trí

người dân còn thấp,... Vậy tình hình phát triển của kinh tế nông hộ ở đây ra sao?

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế nông hộ ở đây như thế nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở địa phương? Tình

trạng đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo như thế nào? Vì vậy việc tìm hiểu

các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân và đề xuất những giải pháp nhằm

phát triển kinh tế hộ nông dân theo chiều hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa là

hết sức cần thiết.

Xuất phát từ lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải

pháp phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Xín

Mần, tỉnh Hà Giang”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông hộ của đồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!