Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Gia Bình Tỉnh Bắc Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN DUY QUÂN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Quân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm
nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo,
những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo - Tiến sĩ Bùi Thị Minh Nguyệt, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Liên minh hợp
tác xã của tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, xã và các HTXNN trên địa bàn
huyện Gia Bình đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn với kinh nghiệm còn non trẻ, luận văn của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận
đuợc sự đóng góp của các thầycô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Quân
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ............................................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP................................................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển HTX nông nghiệp ........................................... 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò HTX NN ............................................... 6
1.1.2. Nội dung phát triển HTX nông nghiệp ................................................. 13
1.1.3. Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển HTX NN .................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển HTX NN .................................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm, giải pháp phát triển HTX NN trên thế giới.................... 17
1.2.2. Kinh nghiệm giải pháp phát triển HTX NN ở Việt Nam...................... 22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển HTX NN trên thế giới và các địa
phương trong nước .......................................................................................... 31
1.3 Tổng quan nghiên cứu............................................................................... 33
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN GIA BÌNH VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 37
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Gia Bình...................................................... 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội....................................................................... 39
iv
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện ...... 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................... 44
2.2.2. Phương pháp thu nhập số liệu............................................................... 44
2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu..................................................... 46
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá trong luận văn..................................................... 48
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 50
3.1. Thực trạng về phát triển HTX NN của huyện Gia Bình .......................... 50
3.1.1. Loại hình HTX tại huyện Gia Bình....................................................... 50
3.1.2. Thực trạng về phát triển về số lượng HTX NN .................................... 52
3.1.3. Thực trạng phát triển về chất lượng HTX NN tại huyện Gia Bình ...... 55
3.1.4. Đánh giá thành công và tồn tại về tình hình phát triển HTX nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Bình............................................................................ 74
3.2. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu và những giải pháp phát triển HTX
NN ở huyện Gia Bình đến năm 2020.............................................................. 76
3.2.1. Quan điểm phát triển HTX NN ở huyện Gia Bình ............................... 76
3.2.2. Phương hướng phát triển HTX NN ở huyện Gia Bình ......................... 79
3.2.3. Mục tiêu phát triển HTX NN đến năm 2020 ........................................ 80
3.2.4. Một số giải pháp phát triển HTX NN ................................................... 81
3.3. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp .................................................. 91
3.3.1. Đối với tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 91
3.3.2. Đối với huyện Gia Bình ........................................................................ 92
3.3.3. Đối với Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh ................................................ 92
KẾT LUẬN..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
HTX DVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTX DV KD Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh
ĐVT Đơn vị tính
NXB Nhà xuất bản
PTNT Phát triển nông thôn
SP Sản phẩm
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Tr.đ Triệu đồng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VAC Vườn ao chuồng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Gia Bình năm 2014 38
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính 40
2.3 Số lượng HTX NN lựa chọn điều tra 46
3.1 Tình hình số lượng các loại hình HTX NN 52
3.2 Tình hình số lượng HTX NN tại Huyện Gia Bình 53
3.3 Tình hình biến động số lượng HTX DVNN theo quy mô 54
3.4 Mô hình tổ chức quản lý của HTX 55
3.5 Trình độ cán bộ quản lý HTX năm 2014 56
3.6 Kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý HTX năm 2014 57
3.7 Số lượng thành viên HTX NN qua các năm 59
3.8 Giá trị tài sản của HTX NN qua các năm 60
3.9 Qui mô vốn của các HTX NN qua các năm 61
3.10 Số lượng HTXNN phân theo tiêu thức doanh thu, lãi 63
3.11 Doanh thu, lãi của HTX NN qua các năm 65
3.12
Thu nhập bình quân Giám Đốc và lao động HTX năm
2014
66
3.13 Tình hình thực hiện phân phối lãi trong HTX NN 67
3.14 Nhu cầu của thành viên về các loại dịch vụ năm 2014 68
3.15 Mức độ HTX đáp ứng dịch vụ cho thành viên năm 2014 69
3.16 Mức độ tiếp cận của HTX NN đối với chính sách hỗ trợ 71
3.17 Sự hài lòng của thành viên đối với HTX 72
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU
STT Tên biểu Trang
2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình 39
3.1 Kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý HTX năm 2014 58
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
3.1 Loại hình HTX NN ở huyện Gia Bình 51
3.2 Mô hình HTXNN kiểu mới 83
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc
sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tập quán
canh tác, sản xuất còn mang nặng tính tự phát, tự cung tự cấp, lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp thực sự chưa phát huy được lợi thế của mình do vậy muốn phát
triển nông nghiệp, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của từng thành viên nói
riêng và cả cộng đồng nói chung, góp phần bảo đảm an sinh xã hội thì một yếu
tố đặc biệt quan trọng là cá nhân, hộ gia đình trong xã hội cần được trong một
tổ chức kinh tế tự giác, tự quản, bình đẳng, dân chủ đó chính là HTX.
Sự ra đời của HTX là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu này không chỉ diễn ra đơn lẻ một số vùng,
miền, khu vực, một số quốc gia mà còn ở quy mô toàn cầu, tính tất yếu khách
quan của sự ra đời và phát triển của HTX cũng được thể hiện qua sức sống
của mô hình HTX theo thời gian và ở những thể chế chính trị, bối cảnh kinh
tế xã hội khác nhau của các quốc gia trên thế giới.
Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Từ năm 1955 đến nay, phong trào HTX ở Việt Nam đã không ngừng
phát triển qua các thời kỳ từ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy sự cần thiết và vai trò của HTX ở Việt
Nam hiện nay.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể
có những chuyển biến tích cực. Nhiều HTX, liên hiệp HTX mới được thành
lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng;
phần lớn các HTX đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của
2
pháp luật. Nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong
đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo
việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các
HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các
tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp
phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng yếu kém kéo dài. Nhiều hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tập thể
như tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm, thiếu ổn định, tỉ lệ
đóng góp vào GDP của cả nước giảm dần, không đạt được mục tiêu Nghị
quyết đề ra. Nhiều HTX chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật;
còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất các nguyên tắc và giá trị
HTX; sự liên kết, hợp tác của các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò
của liên hiệp HTX chưa được phát huy [3].
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, các ngành các cấp, các đoàn thể xã
hội, các dân tộc trong tỉnh đã kế thừa và phát huy phong trào HTX, tiếp tục
thực hiện và vận dụng đưa các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế tập thể nên đã thu được những kết quả nhất định,
đời sống của các hộ nông dân được cải thiện rõ rệt, mức sống ngày một
nâng lên. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế hợp tác trong thời kỳ
mới, thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, thời kỳ phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã làm cho không
ít các HTX gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mới cần phải được giải quyết
thấu đáo, triệt để.
HTX NN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói
riêng đã đáp ứng một phần nhu cầu của thành viên HTX, người lao động, hộ