Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát huy tính tự học môn vật lý đại cương phần cơ học của sinh viên trường đh sư phạm – đh đà nẵng theo học chế tín chỉ hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------
LÊ THỊ NGUYỆT PHƯƠNG
Thực trạng và giải pháp phát huy tính tự học
môn VLĐC phần cơ học của SV trường ĐH Sư
phạm – ĐH Đà Nẵng dào tạo theo HCTC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM VẬT LÝ
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................................i
Lời cam đoan .........................................................................................................................…ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................................iiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................5
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...........................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................................9
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................ 10
NỘI DUNG ............................................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC PHẦN CƠ
HỌC MÔN VLĐC TRONG SV THEO HCTC.............................................................. 11
1.1. Khái niệm về tự học ........................................................................................................ 11
1.2. Các hình thức tự học ...................................................................................................... 12
1.3. Ý nghĩa của tự học........................................................................................................... 13
1.4. Các giai đoạn tự học của SV .......................................................................................... 14
1.5. Sự khác nhau cơ bản giữa hoạt động tự học trong học chế niên chế và HCTC ..... 16
1.6. Hướng dẫn việc tổ chức tự học môn VLĐC ................................................................ 17
1.6.1. Hướng dẫn việc tổ chức tự học................................................................................... 17
1.6.2. Đặc điểm về môn học VLĐC phần cơ học ............................................................... 18
1.6.3. Hướng dẫn việc tổ chức tự học môn VLĐC phần cơ học ....................................... 19
1.7. Kết luận chương 1............................................................................................................ 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỰ HỌC CHUNG VÀ TỰ HỌC
MÔN VLĐC PHẦN CƠ HỌC CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐH
ĐÀ NẴNG ĐÀO TẠO THEO HCTC HIỆN NAY ........................................................ 21
3
2.1. Khái quát về tình hình tự học chung của SV trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng. 21
2.2. Vai trò của việc tổ chức tự học đối với SV trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng ... 22
2.3. Thực trạng tình hình tự học của SV trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng ............... 23
2.3.1. Kiến thức, thái độ và kĩ năng tình hình tự học của SV trường ĐH sư phạm –
ĐH Đà Nẵng ............................................................................................................................ 23
2.3.1.1. Nhận thức về kiến thức, thái độ tự học của SV trường ĐH sư phạm – ĐH
Đà Nẵng.................................................................................................................................... 23
2.3.1.2. Những kĩ năng tự học của SV trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng ................. 25
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của SV trường ĐH sư phạm – ĐH
Đà Nẵng.................................................................................................................................... 26
2.3.2.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tự học của SV trường ĐH
sư phạm – ĐH Đà Nẵng ......................................................................................................... 30
2.3.3. Hệ thống hỗ trợ SV tự học môn VLĐC đào tạo theo HCTC hiện nay ................. 36
2.4. Kết luận chương 2............................................................................................................ 37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ HỌC MÔN VLĐC
PHẦN CƠ HỌC THÔNG QUA CHƯƠNG “ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM” CỦA SV TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM – ĐH ĐÀ NẴNG ĐÀO TẠO
THEO HCTC ......................................................................................................................... 39
3.1. Giải pháp chung ............................................................................................................... 39
3.1.1. SV và GV cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp tự học tích cực .. 39
3.1.2. Hướng dẫn SV kỹ năng tự học với tài liệu và kỹ năng đọc giáo trình................... 40
3.1.3. SV ứng dụng CNTT trong quá trình tự học .............................................................. 41
3.1.4. Cơ sở vật chất trong quá trình tự học ......................................................................... 42
3.1.5. Tăng cường năng lực tự học trên lớp ......................................................................... 42
3.2. Mục tiêu và định hướng giải bài tập VLĐC................................................................. 42
3.2.1. Mục tiêu về học môn VLĐC....................................................................................... 42
3.2.2. Định hướng tự học các bước giải bài tập VLĐC nói chung ................................... 44
3.3. Giải pháp hỗ trợ tự học môn VLĐC Chương “Động lực học chất điểm” trong
đào tạo theo HCTC.................................................................................................................. 44
3.3.1. Hỗ trợ về những kiến thức cơ bản để SV tự ôn tập .................................................. 45
4
3.3.1.1. Nội dung kiến thức của chương “Động lực học chất điểm” ................................ 45
3.3.1.2. Hệ thống những kiến thức cơ bản chương “Động lực học chất điểm” hỗ trợ
SV tự ôn tập ............................................................................................................................. 46
3.3.2. Sử dụng phần mềm Wondershare QuizCreator để thiết lập các câu hỏi trắc
nghiệm chương “Động lực học chất điểm” hỗ trợ SV tự học môn VLĐC phần cơ
học ............................................................................................................................................. 51
3.3.2.1. Giới thiệu ưu điểm của phần mềm Wondershare QuizCreator ........................... 51
3.3.2.2. Một số ví dụ ứng dụng phần mềm Wondershare QuizCreator............................ 52
3.3.3. Phương pháp giải bài tập cơ học dưới hình thức tự luận chương “Động lực
học chất điểm” môn VLĐC ................................................................................................... 58
3.3.3.1. Phương pháp động lực học để giải một số bài toán cơ học ................................. 58
3.3.3.2. Các dạng bài tập vận dụng phương pháp động lực học........................................ 59
3.3.3.3. Bài tập luyện tập có hướng dẫn dưới dạng bài tập điền khuyết .......................... 66
3.3.3.4. Bài tập SV tự giải ...................................................................................................... 68
3.4. Kết luận chương 3............................................................................................................ 71
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73
1. Một số kết luận.................................................................................................................... 73
2. Một số kiến nghị.................................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 75
PHỤ LỤC
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước đã
khẳng định thông qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây là một trong
những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Để giáo dục và đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của
toàn dân ta, thì phải coi trọng tất cả các mặt của giáo dục – đào tạo: từ mở rộng quy mô,
đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đến phát huy hiệu quả của sự
nghiệp giáo dục - đào tạo. Chỉ thị 15 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo năm 1999 đã
viết như sau: "Đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường sư phạm nhằm tích
cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo và năng lực tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên (SV)". Đây là nhiệm vụ mới có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan
trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ phẩm chất năng lực, có tư duy độc lập,
năng động, tự chủ, sáng tạo thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Vì vậy,
việc tự học trong SV càng đóng vai trò quan trọng và cần phải đề cập chú ý đến.
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ mà sự tiến bộ
không ngừng của khoa học – công nghệ với những bước nhảy vượt bậc. Nếu không muốn
tụt hậu với thời đại, kịp thời nắm bắt những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, mỗi con
người phải không ngừng học hỏi, vươn lên tự hoàn thiện mình. Trước nhu cầu tất yếu của
xã hội, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là bài toán mà lâu nay các nhà quản lí,
các nhà nghiên cứu đang đi tìm lời giải. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam về cách học,
khuyến khích SV lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Đáng tiếc là
trong thực tế, những điều đó chưa được thực hiện tốt nếu không nói là còn nhiều yếu kém,
thậm chí xa rời mục tiêu, hạ thấp yêu cầu học tập đến mức chỉ còn quan tâm đến điểm số
mà không chú ý đến chất lượng. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp học tập cần được chú
ý hơn nữa để qua đó rèn cho SV khả năng kiên trì, học hỏi tiếp cận cái mới phù hợp thực
tiễn, phát huy nội lực tự học của SV để tạo nên cuộc cách mạng về học tập là việc làm cấp
thiết của các nhà giáo dục.
6
Vật Lí Đại Cương (VLĐC) là một môn học làm cơ sở quan trọng trong chất lượng
đại cương, nó trang bị kiến thức nền cho nhiều đối tượng SV các ngành khối tự nhiên, là
nền tảng cho việc xây dựng kiến thức về cơ học của chương trình VLĐC. Phần cơ học là
phần học mở đầu của môn VLĐC, nó là một nội dung quan trọng không thể thiếu những
kiến thức của môn học này chính là cơ sở và tiền đề rất cần thiết để học tốt các môn tiếp
theo. Cơ học nghiên cứu một dạng vận động của vật chất là vận động cơ: là sự chuyển
động và tương tác của các vật vĩ mô trong không gian và thời gian. Tuy nó là phần học
quen thuộc, không quá khó để tiếp cận nhưng để tổ chức tốt việc tự học phần học này
cũng không phải dễ vì để tự vận dụng những lý thuyết chung vào một bài tập tự luận cụ
thể ta phải biết bài tập đó thuộc dạng bài tập nào, loại bài tập nào phải vận dụng những
kiến thức lý thuyết nào để giải được hay những loại bài tập trắc nghiệm thì đòi hỏi giải
như thế nào nhanh và chính xác để có kết quả tốt ưu nhất. Như vậy việc đưa ra những giải
pháp giúp SV tổ chức tự học tốt hơn là điều cần thiết.
Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia
tăng. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng
gấp đôi cứ sau khoảng 5-6 năm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ
(HCTC) được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn. Chẳng hạn số tiết học của môn
VLĐC này bị giảm xuống đáng kể từ 90 tiết xuống 60 tiết, từ 60 tiết xuống còn 45 tiết
nhưng khối lượng kiến thức thì không thay đổi tức là số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp
giảm còn hai phần ba so với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng
cao. Do vậy, hơn lúc nào hết, tầm quan trọng của tự học môn VLĐC phần cơ học của SV
trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng tăng nhanh.
Bên cạnh đó, thực tế việc dạy học vẫn còn nhiều điểm tồn tại, việc dạy học chủ yếu
nhằm cung cấp một khối lượng kiến thức xác định trong các giờ lên lớp còn ít có sự quan
tâm tìm kiếm đúng mức các biện pháp của việc tổ chức hoạt động tự học cho SV và thực
sự quan tâm đến việc rèn luyện hệ thống kĩ năng sư phạm cho SV, chưa thực hiện được
nhiệm vụ giáo dục ở các trường ĐH là “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
của SV”. Vì vậy hiệu quả tự học của SV không đạt yêu cầu. Do đó, việc đưa ra các giải
pháp tổ chức tốt việc tự học cho SV khi học phần cơ học môn VLĐC nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của các trường ĐH theo hình thức tín chỉ hiện nay là việc cấp thiết.
7
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu hiện nay mới chỉ tập trung nghiên cứu riêng rẽ,
chưa thấy sự kết hợp giữa thực trạng tự học môn VLĐC phần cơ học hiện nay ra sao và
đưa ra các giải pháp phù hợp rèn luyện kĩ năng tự học theo lối học tín chỉ của SV trường
ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng chưa thấy nhiều tài liệu, công trình
nghiên cứu bàn về vấn đề hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu, khiến cho việc tự học
môn VLĐC gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Chính vì vậy trong khóa luận này việc tìm
hiểu thực trạng SV tổ chức tự học môn VLĐC phần cơ học để từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần đổi mới phương pháp giảng
dạy cũng như phân loại và phương pháp giải bài tập VLĐC thiết lập một kho tưu liệu để
SV ôn tập kiến thức hổ trợ cho SV tự học tốt hơn.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp phát huy tính tự học môn VLĐC phần cơ học của SV trường
ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng dào tạo theo HCTC”
2. Mục tiêu của đề tài
Khóa luận này sẽ hướng vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
* Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc tự học, vai trò, hình thức, thời gian tổ
chức tự học... phần cơ học môn VLĐC theo HCTC.
* Khảo sát thực tiễn quá trình tổ chức tự học của SV trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng
(trên địa bàn Đà Nẵng) các khó khăn, thuận lợi mà SV gặp phải trong quá trình tổ chức tự
học.
* Trên cơ sở khóa luận nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức tự học chung và tự học
môn VLĐC phần cơ học của SV trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đề xuất các giải
pháp khắc phục những khó khăn giúp nâng cao hiệu quả học tập trong SV trường ĐH Sư
phạm – ĐH Đà Nẵng nói riêng và các trường ĐH, Cao đẳng đào tạo theo HCTC nói
chung phát huy được tính tích cực, chủ động trong tự học cho SV, đáp ứng yêu cầu đào tạo
giáo dục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và giải pháp phát huy tính tự học chung và tự
học môn VLĐC phần cơ học của SV theo HCTC hiện nay.