Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau thu hồi đất phục vụ các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––
VŨ VĂN TIẾN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH,
NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
SAU THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HOÀ
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Văn Tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của
các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ
quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học Tiến sỹ Bùi Đình Hoà đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa kinh tế nông nghiệp - Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh
Thái Nguyên, tập thể phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng,
các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã Song Khê, Nội Hoàng, Tiền Phong
của huyện Yên Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Văn Tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA...................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
MỞ ĐẦU..... .....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................4
1.1.1. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia.....................................4
1.1.2. Một số vấn đề về công nghiệp hóa và hiện đại hoá. ............................6
1.1.3. Đất đai và những vấn đề có liên quan ................................................10
1.1.4. Các vấn đề về thu hồi đất ...................................................................11
1.1.5. Lao động, việc làm và các vấn đề liên quan ......................................12
1.1.6. Thu nhập và các vấn đề liên quan đến thu nhập ................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................19
1.2.1. Kinh nghiệm về thu hồi đất và phục hồi kinh tế cho nông dân
sau thu hồi đất của một số nước trên thế giới ...................................19
1.2.2. Kinh nghiệm về thu hồi đất và phục hồi kinh tế cho nông dân
sau thu hồi đất ở Việt Nam................................................................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................33
1.3.1. Câu hỏi của vấn đề nghiên cứu ..........................................................33
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................34
1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................37
Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................38
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang..........................................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội ..................................................................43
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................51
2.2. Thực trạng về tình hình thu hồi đất để phục vụ xây dựng khu
công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng. .......................................................52
2.2.1. Vài nét về phát triển khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng .........52
2.2.2. Tình hình thu hồi đất của các xã để phục vụ khu công nghiệp .........52
2.2.3. Tình hình thu hồi của các hộ trên địa bàn khu công nghiệp
Song Khê - Nội Hoàng......................................................................54
2.3. Thực trạng về lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân sau
thu hồi đất trên địa bàn .............................................................................57
2.3.1. Thực trạng biến động ngành nghề của các hộ dân sau THĐ .............57
2.3.2. Thực trạng lao động của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn...............60
2.3.3. Thực trạng việc làm của các hộ dân sau THĐ ...................................66
2.3.4. Thực trạng thu nhập của các nhóm hộ sau THĐ................................73
2.3.5. Tình hình chi phí hàng năm của các hộ dân trước và sau THĐ.........79
2.3.6. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các hộ có
đất bị thu hồi và tình hình thực hiện các chính sách này. .................82
2.3.7. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ dân sau THĐ ...................89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG, NÂNG CAO THU
NHẬP CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN KCN SONG KHÊ - NỘI
HOÀNG HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG..........93
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các KCN huyện
Yên Dũng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ..............................93
3.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư.......................................................93
3.1.2. Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn ...............93
3.2. Quan điểm và định hướng sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020................................................94
3.2.1. Quan điểm sử dụng đất.......................................................................94
3.2.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2015 và giai đoạn tiếp theo..........95
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho
các hộ nông dân sau thu hồi đất ...............................................................95
3.3.1.Giải pháp chung...................................................................................95
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch....................................................................100
3.3.3. Giải pháp về chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng.................101
3.3.4. Giải pháp về phục hồi kinh tế cho từng nhóm hộ chịu ảnh
hưởng của việc thu hồi đất ..............................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................109
1. Kết luận......................................................................................................109
2. Kiến nghị....................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................114
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỘ.......................................................117
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA
STT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 KCN Khu công ngiệp
2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3 CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
4 CP Chính phủ
5 THĐ Thu hồi đất
6 GPMB Giải phóng mặt bằng
7 HĐND Hội đồng nhân dân
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 KTXH Kinh tế xã hội
10 NN Nông nghiệp
11 QĐ - UB Quyết định ủy ban
12 CMKT Chuyên môn kỹ thuật
13 TĐC Tái định cư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng
năm 2008 - 2010.............................................................................42
Bảng 2.2: Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Yên
Dũng năm 2008 - 2010...................................................................44
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm
2008 - 2010.....................................................................................50
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp của các xã điều tra....................53
Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi đất của các hộ
điều tra ............................................................................................55
Bảng 2.6 Tình hình biến động ngành nghề của các hộ trước và sau
thu hồi đất .......................................................................................59
Bảng 2.7. Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra .....................................61
Bảng 2.8. Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các
nhóm hộ ..........................................................................................65
Bảng 2.9. Hiện trạng việc làm của các nhóm hộ điều tra trước và sau
thu hồi đất .......................................................................................68
Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình biến động về việc làm của lao động
trong các nhóm điều tra trước và sau THĐ ....................................71
Bảng 2.11. Cơ cấu thu nhập bình quân của các nhóm hộ điều tra trước
và sau THĐ.....................................................................................74
Bảng 2.12. Tổng hợp sự biến động thu nhập của các hộ điều tra sau
THĐ................................................................................................77
Bảng 2.13. Bình quân chi phí hàng năm của các nhóm hộ trước và sau
THĐ................................................................................................80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Bảng 2.14: Tổng hợp đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông
nghiệp năm 2008 ............................................................................86
Bảng 2.15: Tổng hợp đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông
nghiệp năm 2009 ............................................................................87
Bảng 2.16: Tổng hợp đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông
nghiệp năm 2010 ............................................................................88
Bảng 2.17. Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra............91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai
đoạn từ 2001 - 2005 trên địa bàn cả nước đã thu hồi 360 ngàn ha đất nông
nghiệp (chiếm 3,89% diện tích đất nông nghiệp của cả nước) để phục vụ khu
công nghiệp, xây dựng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng. Như vậy bình quân
mỗi năm diện tích thu hồi là 73 ngàn ha. Việc thu hồi đất nói trên đã ảnh
hưởng tới 627.945 hộ, 950 nghìn lao động nông nghiệp và 2,5 triệu nông dân.
Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy 53% số hộ nông dân sau thu
hồi đất có thu nhập giảm sút so với trước thu hồi đất. Một nguyên nhân cơ
bản dẫn tới tình trạng trên là: Sử dụng tiền đền bù không hợp lý, lao động
không có trình độ và tay nghề phù hợp với lĩnh vực phi sản xuất nông nghiệp
vì vậy nghề nghiệp cho người lao động sau thu hồi đất vẫn là 67% tiếp tục
làm nghề nông, 13% có nghề mới, 20% không có việc làm [1].
Một bài toán đặt ra cho các địa phương là: Đâu là giải pháp để ổn định
và nâng cao thu nhập cho người nông dân sau khi thu hồi đất, để hộ nông dân
sẵn sàng thực hiện việc thu hồi đất của nhà nước phục vụ cho các khu công
nghiệp và đô thị. Với huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang bài toán trên càng cấp
bách hơn vì hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Để có được "đất sạch" phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp tập
trung và thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đến với huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang cần thiết phải có hàng loạt các giải pháp để người
nông dân sau khi bị thu hồi đất có thu nhập ổn định và phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: "Thực trạng
và giải pháp nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau thu
hồi đất phục vụ các khu công nghiệp tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về thu hồi đất để phát triển công nghiệp,
ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện Yên Dũng từ đó đề
ra một số giải pháp nhằm ổn định đời sống nâng cao thu nhập cho nông dân
sau thu hồi đất ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
lao động, việc làm, thu nhập và ổn định thu nhập.
+ Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời
sống và thu nhập của nông dân.
+ Phân tích, đánh giá được thực trạng lao động, việc làm, thu nhập và
đời sống của người dân sau thu hồi đất trên địa bàn KCN Song Khê - Nội
Hoàng huyện Yên Dũng.
+ Đề xuất ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm, ổn định và
nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu, đáp
ứng được tình hình thực tế đang diễn ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ nông dân có đất bị thu hồi, các chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng, các chính sách hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời
sống và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau khi thu hồi đất được áp
dụng trên địa bàn khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng huyện Yên Dũng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tập trung nghiên cứu trong địa bàn khu công nghiệp
Song Khê - Nội Hoàng huyện Yên Dũng là những địa phương bị thu hồi đất
nhiều nhất để phát triển công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
+ Về phạm vi thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng
thời gian 03 năm từ năm 2008 đến 2010 dùng để so sánh các chỉ tiêu phân tích.
+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực
trạng lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân trên địa bàn để thấy được những
khó khăn, bất cập mà người dân gặp phải sau khi bị thu hồi đất, để từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đảm bảo ổn định và
nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất trên địa bàn khu công nghiệp
Song Khê - Nội Hoàng nói riêng và các KCN đã và đang quy hoạch nói chung.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho học viên nâng
cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những
kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức
còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề mới, mang tính nổi cộm do vậy kết
luận của đề tài sẽ là tiền đề và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng
thời cũng là cơ sở khoa học để có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý,
góp phần thiết thực trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình CNH, HĐH.
Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa và học viên
các khóa tiếp theo trong ngành kinh tế nông nghiệp.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề của người dân sau THĐ đang là một trong những vấn đề nổi
cộm, bức thiết hiện nay. Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được coi là
tài liệu thiết thực giúp huyện Yên Dũng thấy được thực tế đời sống của người
dân sau THĐ. Để từ đó có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý trước
khi tiến hành THĐ. Đồng thời các giải pháp đề tài đưa ra có ý nghĩa thực tiễn
đối với vấn đề tạo việc làm, ổn định và tăng thu nhập của người dân sau THĐ,
góp phần thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan
trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm
qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình
đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt
bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây
trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia
tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh
lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành
những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và
tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp
cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn
minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh
tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.
Song, cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước
ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế -
xã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy
sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển.nhất
trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản
xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn