Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cơ cấu nền kinh tế nói chung đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hiện đang có những bước chuyển biến rõ rệt để tăng hiệu quả kinh
tế. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh
trong phạm vi cả nước. Diện tích nuôi trồng nuôi trồng thuỷ sản tăng
bình quân 4 %/năm. Hàng năm ngành thuỷ sản mang lại hàng chục triệu
USD đóng góp vào GDP của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho
những người dân. Được sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo tỉnh,
người dân nuôi trồng thuỷ sản Thái Bình nhận được nhiều chính sách ưu
tiên trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách cho vay vốn…Do
đó, nghề nuôi trồng đã phát triển về diện tích, năng suất và hiệu quả nuôi
trồng. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trung bình hàng năm đạt 7 – 8 triệu
USD. Tuy nhiên khi mà ngành thuỷ sản đang có những định hướng mở
rộng quy mô khai thác đánh bắt và chế biến thì ở tỉnh Thái Bình ngư dân
lại chú trọng đến việc nhân giống, nuôi trồng những loại thuỷ sản có giá
trị kinh tế cao mang lại những lợi ích rõ rệt. Khi lượng khai thác ngày
càng cạn kiệt, nguồn tài nguyên biển đang cạn dần thì những ngư dân
Thái Bình đã và đang chuyển sang một mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới
và đã đạt được những kết quả khả quan. Với những mặt hiệu quả như vậy
nhưng ngư dân ở đây lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên chất
lượng và sản lượng chưa cao, trong khi đó khoa học kỹ thuật lại chưa đến
được với ngư dân Thái Bình. Để nhìn lại đánh giá và tìm kiếm những vấn
đề mà ngư dân bấy lâu vẫn chưa được giải đáp em đã lựa chọn đề tài:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH”.
Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2. Mục đích nghiên cứu
Để tìm hiểu rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển ngành thuỷ sản nói
chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.
Đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thái Bình.
Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ 2004 đền nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
***
I. Khái quát chung ngành thuỷ sản
1. Vài nét về ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là ngành kinh tế lâu đời trong nông nghiệp nhất là những
vùng, những quốc gia có diện tích và điều kiện thuận lợi. Ngành thuỷ sản là
ngành gắn liền với nước và các động vật thuỷ sinh. Theo giáo trình “Kinh tế
thuỷ sản” của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân “ngành thuỷ sản là một
ngành sản xuất vật chất độc lập và cũng là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp
gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn nhỏ hẹp”.
Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi quá trình tồn tại và
phát triến của con người gắn liền với các hoạt động sản xuất như trồng trọt,
chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi từ thuỷ sản. Con người ngày càng biết
lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước để tiến
hành khai thác, nuôi trồng, chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống
của mình. Do đối tượng lao động là các sinh vật thuỷ sinh nên các hoạt động
sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước. Thuỷ sản là ngành bao
gồm những ngành sản xuất chuyên môn nhỏ hẹp như: nuôi trồng, khai thác
và chế biến. Sản phẩm thuỷ sản là các loại tôm, cá, cua, ba ba, ngao, sò…ở
nước ngọt, mặn, lợ thu được do nuôi trồng hoặc khai thác tự nhiên.
Nuôi trồng thủy sản là một trong những chuyên ngành nhỏ hẹp, thu
hút nhiều lao động. Nuôi thủy sản chia làm 3 loại hình:
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt:
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản
xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối
cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm.
Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
Một số loại hình nuôi thuỷ sản nước ngọt:
a. Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ: Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai,
rô phi, tra, ba sa, v.v… là những đối tượng nuôi ổn định trong nghề nuôi
thuỷ sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động,
năng suất bình quân đạt hơn 3 tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao (hầm) với
những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha mỗi
năm. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hoặc mới tạo ra như cá trôi Ấn Độ
(rohu), mrigala, cá chép lai ba máu, ... đang được phát triển nhanh.
Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
b. Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa): Hình thức nuôi
lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị
kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v…
c. Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hình nuôi
cá-lúa, tôm - lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi
cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm
nghèo ở nông thôn. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ
hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thuỷ sản
trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu
canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải
thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu.
Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở
nhiều nơi.
- Nuôi thuỷ sản nước lợ: Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ
sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là
môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu
các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc
thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis) và
một số loài cá như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá chình...Hình thức nuôi
gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối
tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi
tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh,
chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu
Long.
- Nuôi, trồng động, thực vật nước mặna.
a. Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển): Là hoạt động kinh tế ương nuôi các
loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức
Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là
tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể
(nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…).
b. Trồng rong câu, rong sụn: Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam
là Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập
và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung
và Nam Bộ. Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống; chú trọng
những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng; áp dụng phương thức nuôi
tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp
chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú; phát triển các khu
nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài
động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc, tỷ lệ sản lượng thuỷ
sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản đã tăng từ 29,16% năm 2001
đến 35,08% năm 2003.
Như vậy để phát triển ngành thuỷ sản thì không thể chỉ quan tâm đến
khai thác truyền thống mà hiện nay và sau này cần tập trung các nguồn lực
vào phát triển hai tiểu ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đặc biệt ưu
tiên phát triển nuôi trồng thuỷ sản vì phát triển tiểu ngành này có ý nghĩa
chiến lược trong quá trình phát triển ngành thuỷ sản nói chung.
2. Đặc điểm của ngành thuỷ sản
2.1. Đối tượng sản xuất là các sinh vật trong nước
Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng
sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thuỷ sản
gồm có biển các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi
trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một
số đặc điểm đáng lưu ý sau:
Nguyễn Thị Trang Lớp: KTPT 47B 5