Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh quảng ngãi vào phát triển du lịch địa phương.
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
738.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
800

Thực trạng và giải pháp khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh quảng ngãi vào phát triển du lịch địa phương.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

MAI THỊ LAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI

THÁC HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN

HÓA TỈNH QUÃNG NGÃI VÀO PHÁT

TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại với những căng thẳng về công

việc, gia đình đã khiến không ít người rơi vào tình trạng stress. Và du lịch là

một giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn để thư giãn, phục hồi sức

khỏe sau những giờ lao động mệt nhọc. Có lẽ vì vậy mà ngành du lịch trên thế

giới không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, bên cạnh các loại hình du

lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch mice…thì loại hình du lịch tìm hiểu văn

hóa lịch sử đang được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

Đất nước ta, với một bề dày lịch sử vẻ vang đã ghi dấu lại bằng hàng

nghìn di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Những di tích lịch sử là quà tặng vô

giá mà lịch sử để lại cho chúng ta. Chúng vừa chứa đựng những giá trị vật thể

và phi vật thể, phản ánh bản sắc tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt

Nam. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cũng

chính là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực góp phần cho sự phát

triển bền vững của đất nước. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết

của hội nghị lần V Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII “ văn hóa vừa

là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - văn hóa xã hội”.

Hòa vào dòng lịch sử chung của đất nước, Quảng Ngãi- quê hương

của nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn Phạm Văn Đồng – mảnh đất giàu truyền

thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo. Trong suốt

chiều dài lịch sử của mình, Quảng Ngãi khiến người ta không khỏi ngạc nhiên

bởi đóng góp của mảnh đất này vào sự phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng là cái nôi của nền văn minh

Sa huỳnh với những di chỉ khảo cổ hết sức phong phú và đa dạng, hay những

3

công trình kiến trúc đồ sộ của văn hóa Chăm pa. Đặc biệt, trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, Quảng Ngãi

cũng là nơi chịu nhiều đau thương mất mát, điển hình là vụ thảm sát Sơn Mỹ

làm chấn động thế giới và lương tâm loài người. Trải qua các cuộc chiến tranh

vệ quốc, Quảng Ngãi đã xuất hiện biết bao tấm gương hi sinh vì nước, rèn đúc

được nhiều nhà lãnh đạo, nhiều vị tướng tài ba như Nguyễn Chánh, Trần Văn

Trà, Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn…Và nổi bật là đồng chí Phạm Văn Đồng,

người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng.

Với một số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, Quảng

Ngãi là một trong những trọng điểm của con đường di sản miền Trung, là nơi

có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa. Tuy nhiên,

hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ngãi chưa được quan tâm và khai

thác hiệu quả để phát triển du lịch. Với những lí do trên cùng với sự quan tâm

của mình về các di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ngãi, tôi đã chọn đề tài

“Thực trạng và giải pháp khai thác hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh

Quãng Ngãi vào phát triển du lịch địa phương” làm khóa luận tốt nghiệp

chuyên nghành văn hóa-du lịch của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, nguồn tài liệu nói về di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam

rất ít và chưa được đề cập thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Trong cuốn “Việt Nam Văn hóa và du lịch” (2005) của Trần Mạnh

Thường ( biên soạn) đã giới thiệu các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử

văn hóa, dến lễ hội, phong tục tập quán… của 64 tỉnh thành trong cả nước.

Ngoài ra, trên tạp chí du lịch Việt Nam có bài “ Phát huy giá trị di sản văn

hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch” của Ths.Nguyễn Tư

Lương đã đi vào nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của một

4

số điểm di tích như Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn… đồng

thời đưa ra một số giải pháp khai thác hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa và

làng nghề truyền thống.

Xét về phạm vi lãnh thổ, thì việc nghiên cứu đề tài này ở Quảng

Ngãi còn rất ít và chưa đi sâu. Như trong sách “Di tích và thắng cảnh Quảng

Ngãi” (2001) do Sở Văn hóa thông tin Quảng Ngãi xuất bản, chỉ đề cập đến

một số di tíc lịch sử văn hóa tiêu biểu như: Di tích chiến thắng Vạn Tường,

chùa Thiên Ấn, khu chứng tích Sơn Mỹ…Hay trong “Quảng Ngãi – đất nước

– con người- văn hóa” (2001) của Bùi Hồng Nhân; “Địa chí Quảng Ngãi”

(2008) của Ts.Nguyễn Kim Hiệu (chủ biên) cũng chỉ nói đến một vài di tích

lịch sử văn hóa tiêu biểu.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ mang tính chất trình

bày, giới thiệu một số di tích của Quảng Ngãi mà chưa đi sâu vào khai thác

giá trị du lịch tại các di tích này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng từ đó đưa ra giải pháp khai thác

hệ thống di tích lịch sử-văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn Quảng Ngãi.

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

Do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan nên đề tài được nghiên

cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi trên khía cạnh khai thác các di tích lịch sử

văn hóa cấp quốc gia để phát triển du lịch.

4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng khai thác, quản lý

các di tích lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó định hướng và

5

đưa ra giải pháp để khai thác các di tích lịch sử-văn hóa vào phát triển du lịch

một cách hiệu quả và bền vững.

4.2 Phương pháp nghiên cứu.

4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

Việc tiến hành nghiên cứu đề tài cần đến rất nhiều nguồn tài liệu

khác nhau của nhiều cơ quan, ban nghành liên quan. Do đó, cần phải thu thập

nhiều số liệu thông tin, trên cơ sở đó xử lý phù hợp với nội dung đề tài.

4.2.2 Phương pháp thực địa.

Đây là phương pháp dùng kiểm tra đối chứng các thông tin, để các

thông tin thu được chính xác hơn, thuyết phục hơn. Trong quá trình thực địa

tác giả tiến hành chụp một số bức ảnh để tăng tính khoa học cho đề tài.

4.2.3 Phương pháp chuyên gia.

Là phương pháp phỏng vấn ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, cán

bộ chuyên nghành để các những kiến thức, kinh nghiệm để nghiên cứu đề tài.

Đồng thời dựa vào đây đánh giá đúng được thực trạng của các di tích lịch sử -

văn hóa.

5. Nguồn tư liệu.

Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu, tài liệu khác nhau.

-Tài liệu thành văn:

+ các sách chuyên nghành

+ các bài viết trên báo tạp chí.

+các khóa luận tốt nghiệp.

-Tài liệu điền dã:

Đây là nguồn tài liệu quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công

của đề tài.

-Trang web điện tử:

6

+http://www.tourism.gov.vn

+http://www.vietnamtourism.com.vn

+http://www.quangngai.gov.vn

6. Đóng góp của đề tài.

6.1. Về mặt khoa học:

Đề tài đã góp phần vào việc nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa

của tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó giúp chúng ta nhận ra giá trị của các di

tích lịch sử - văn hóa Quảng Ngãi cùng với khả năng khai thác du lịch rất lớn.

Đồng thời đưa định hướng và giải pháp tối ưu để phát triển, bảo tồn các giá trị

của di tích lịch sư-văn hóa và đưa chúng vào phát triển du lịch hiệu quả hơn.

6.2. Về mặt thực tiễn.

Giúp các nhà quản lý, kinh doanh, du lịch thấy được tiềm năng lớn

của loại hình du lịch văn hóa, và đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả.

Ngoài ra, đề tài còn giúp người dân địa phương hiểu biết sâu sắc về những giá

trị văn hóa, tinh thần của các di tích lịch sử-văn hóa mà phát triển và bảo tồn

chúng.

7. Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở bài, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì phần

nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và di tích lịch sử văn hóa

Chương 2: Thực trạng khai thác lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Ngãi trong

phát triển du lịch.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các di

tích lịch sử-văn hóa tỉnh Quảng Ngãi vào phát triển du lịch.

7

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DI TÍCH

LỊCH SỬ VĂN HÓA.

1.1. Một số khái niệm về du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch

Thuật ngữ du lịch có nguồn gốc từ rất xa xưa, nó bắt nguồn từ tiếng Hy

Lạp “Tornos” với nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa

thành “Tornus” và sau đó thành “Tourisme” (Tiếng Pháp), “Tourism” (Tiếng

Anh). Từ trước thế kỷ XIX du lịch chỉ là một hiện tượng tự phát của giai cấp

8

quý tộc. Đến thế kỷ XX nhiều người đi du lịch với nhiều lý do khác nhau

nhưng phải tự túc việc ăn ở và đi lại. Vì vậy, du lịch thời kì này chỉ là một

hiện tượng nhân văn:“ Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác

ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau

ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở

nơi khác.” [15;98]

Từ sau thế chiến thứ hai, dòng khách du lịch ngày càng đông, việc giải

quyết nhu cầu ăn, ở, giải trí… đã trở thành một cơ hội kinh doanh, với góc độ

đó du lịch không chỉ là một hiện tượng nhân văn mà nó còn là một hoạt động

kinh tế:“ Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc

phối hợp nhau nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch”.[15;99]

Du lịch càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn

bó và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Với góc độ

này du lịch được xem là:“ một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động

mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân

văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu

của khách”.[15;99]

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn du lịch học thì du lịch được

hiểu:“ Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh

từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du

lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu

hút và lưu giữ khách du lịch”.[15;100]

Tuy đến nay khái niệm du lịch được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia

khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Nhưng với đặc thù riêng của mình, du

lịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân và thương

mại quốc tế. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân,

9

trong trao đổi kinh tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán đang đặt du

lịch vào vị trí một trong số các nghành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng

nhất.

1.1.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là nền tảng để du lịch hình thành và phát triển. Nó

ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình du lịch, hình thành chuyên môn hóa vùng

du lịch.

Theo Pirojnik: “ Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa

lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và

phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của

họ trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại, tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ

thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những

dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.” [39;19]

Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là:“Tất cả giới tự

nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho

ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều

có thể gọi là tài nguyên du lịch” [39;19]

Trong khoản 4 ( Điều 4 chương 1) của Luật du lịch Việt Nam năm 2005

ghi rõ: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích

lịch sử văn hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn

khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để

hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”

[39;19].

Thực chất tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn

hóa lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã

hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch

10

càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt

động du lịch càng cao bấy nhiêu.

Hiện nay, có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch khác nhau, căn cứ

trên đặc điểm, đồng thời dựa vào thực tiễn bảo tồn, khai thác và thực trạng

của tài nguyên du lịch Việt Nam, Bùi Thị Hải Yến đã chia tài nguyên du lịch

thành 3 loại chính là: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân

văn, tài nguyên kinh tế-kĩ thuật và bổ trợ.

1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo khoản 1 ( Điều 3 chương 2) Luật du lịch việt Nam 2005 quy định:

“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố điều kiện địa hình, địa mạo,

khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc

có thể được sử dụng vào mục đích du lịch” [39;39].

Như thế, tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong

môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, ở Việt Nam có rất nhiều tài nguyên

du lịch phong phú và đa dạng.

Nước ta có các dạng địa hình, địa mạo phong phú như đồng bằng, đồi

núi, cao nguyên, ven biển, đảo. Mỗi dạng địa hình thích hợp cho nhiều loại

hình du lịch. Đối với địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ có thể

thực hiện loại hình du lịch dã ngoại, leo núi, sinh thái, chữa bệnh... Đồng bằng

là nơi hình thành các nền văn minh, văn hóa lớn, nơi lưu giữ những giá trị văn

hóa lớn của loài người nên phát triển loại hình du lịch sinh thái nhân văn, du

lịch văn hóa…

Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất

không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe

con người. Vì vậy, khí hậu là yếu tố quan trọng trong quyết định điểm đến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!