Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở thành phố huế vào việc phát triển du lịch.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC
GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢO TÀNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ
VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lưu Trang
Sinh viên thực hiện : Đỗ Hoàng Tố Uyên
Chuyên ngành : Văn hóa – du lịch
Lớp : 08CVNH
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đỗ Hoàng Tố Uyên
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng.
Qúy thầy cô trong khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Các cơ quan Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Bảo
tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung
đình Huế, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế đã
giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu và thu thập tư
liệu.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Lưu Trang đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Trân trọng!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Đỗ Hoàng Tố Uyên
4
DANH MỤC
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.2.2. Tỷ lệ các loại ngoại ngữ của các bảo tàng ở thành phố Huế……………..43
Biểu đồ 2.2.4.a. Tình hình thu hút khách của Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005 – 2011)…....49
Biểu đồ 2.2.4.b. Tình hình thu hút khách của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (2005 -
2011)……………………………………………………………………………………...50
Biểu đồ 2.2.4.c. Cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế của Bảo tàng Cổ vật Cung Đình
Huế (2005 – 2011)……………………………………………………… ………….........54
Biểu đồ 2.2.5. Sự tăng trưởng doanh thu của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế………… 55
BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.2.a. Đội ngũ quản lý của các bảo tàng trên địa bàn thành phố Huế……………42
Bảng 2.2.2.b. Đội ngũ lao động của các bảo tàng trên địa bàn thành phố Huế…………..43
Bảng 2.2.4. Thống kê số lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên
Huế (2005 – 2011)………………………………………………………………………..50
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình hình thành và phát
triển rất lâu dài. Trong quá trình phát triển đó, mỗi quốc gia đã để lại cho nhân loại nhiều
giá trị vật chất và tinh thần mang bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo góp phần vào kho
tàng văn hóa chung của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và gìn giữ những giá trị
lịch sử văn hóa ấy, nhiều bảo tàng trên khắp thế giới đã ra đời và tồn tại ở hầu hết các
quốc gia. Bảo tàng chính là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa, những giá trị lịch sử tiêu
biểu nhất của một dân tộc và có vai trò không nhỏ đối với đời sống xã hội. Ngày nay,
trong thời đại kinh tế phát triển không ngừng, bảo tàng không chỉ có giá trị về mặt xã hội
mà còn có giá trị to lớn trong phát triển du lịch. Bảo tàng là một trong những nơi thú vị
nhất để du khách tham quan, chiêm ngưỡng. Ghé thăm các bảo tàng, du khách sẽ có cơ
hội hiểu thêm về các nền văn hóa, văn minh phong phú và đa dạng trên khắp thế giới từ
thời tiền sử, cổ đại cho tới xã hội hiện đại.
Thực tế hiện nay trên thế giới cho thấy việc khai thác các giá trị của bảo tàng vào
phát triển du lịch mang lại những hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Nhiều bảo tàng đã trở
thành những điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch như Bảo tàng Louvre,
Bảo tàng Vatican - Italia, Bảo tàng Metropolitan - New York, Bảo tàng Tate Modern -
London, Anh... Trong đó, Louvre là một trong những viện bảo tàng thu hút nhiều khách
du lịch nhất. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, đạt 72,74 triệu Euro, trong đó
hơn 40 triệu từ tiền vé, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng
thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây, các bảo tàng cũng đã bước đầu thu hút được nhiều
khách du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, điển hình là Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, Bảo tàng Điêu
khắc Champa ở Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam... Riêng Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam năm 2010 đã đón 400.000 khách, trong đó có 154.000 khách du lịch quốc tế. Đặc
biệt, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trong 35 năm hoạt động đã đón tiếp trên 15 triệu
lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham
6
quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du
lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.
Như vậy, không chỉ trên phạm vi thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, bảo tàng đã và
đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
nhìn chung thời gian qua, trên phạm vi cả nước, việc khai thác nguồn “tài nguyên” du lịch
này chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoại trừ một số bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là những bảo
tàng luôn dẫn đầu về lượng khách tham quan, còn lại đa phần các bảo tàng đều trong tình
trạng ít khách.
Trải dài theo con đường lịch sử và văn hóa của đất nước, Thừa Thiên Huế là một
vùng đất nằm ở vùng duyên hải Bắc miền Trung. Với vị trí chiến lược đặc biệt vùng đất
này đã từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một
phương”. Nơi đây từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của nước Đại Việt thời
Quang Trung - Nguyễn Huệ. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Huế là trung
tâm chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước. Với vị trí kinh đô, Huế là nơi hội tụ
những nhân tài và tinh hoa văn hóa bốn phương. Nơi đây luôn giữ một vị thế chiến lược,
đóng vai trò nối giữ hai miền Nam – Bắc. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế
truyền thống rất tiêu biểu, rất đáng tự hào về văn hoá, về truyền thống cách mạng oanh
liệt trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương.
Hiện nay, ở trung tâm thành phố Huế có ba bảo tàng tiêu biểu lưu giữ những nét
đẹp truyền thống lịch sử - văn hóa của mảnh đất và con người nơi đây. Đầu tiên phải kể
đến là Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế - một nhánh của hệ thống bảo tàng Hồ Chí
Minh trên khắp cả nước, được biết đến như một kho tư liệu ghi lại dấu ấn sâu đậm về Bác
trong khoảng thời gian 10 năm Bác cùng gia đình đến Huế sinh sống và học tập. Bảo tàng
đã có một nhà trưng bày phong phú về nội dung, đẹp về mỹ thuật và quy mô về cơ sở vật
chất, cùng một hệ thống gần 20 địa điểm di tích lưu niệm về Người.
Thứ hai là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, hiện đã được đổi tên thành Bảo tàng
Cổ vật cung đình Huế vào năm 2007. Nơi đây trưng bày các hiện vật, tác phẩm nghệ
thuật, đồ dùng sinh hoạt của hoàng gia triều Nguyễn và các hiện vật điêu khắc đá thuộc
7
văn hóa Chămpa, tặng phẩm từ các nước như đồ đồng, đồ sứ, kim loại quý, pha lê, ngà…
Các hiện vật trên đa số đều là cổ vật gốc.
Và đặc biệt nhất chính là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. Bảo
tàng này hiện đang lưu trữ các hiện vật về thời kỳ tiền, sơ sử, lịch sử và văn hóa các dân
tộc của tỉnh. Đồng thời, bảo tàng còn là nơi lưu giữ dấu ấn về sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ quê hương của những người con xứ Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
từ 1954 - 1975.
Bên cạnh ba bảo tàng trực thuộc tỉnh nói trên, thành phố còn có Bảo tàng Văn hóa
Dân gian Huế, dù đã được thành lập từ năm 1989 và hiện có hơn 5.000 hiện vật sưu tầm
được nhưng đến nay bảo tàng này vẫn chưa có trụ sở chính thức.
Có thể nói với những bảo tàng kể trên, thành phố Huế đang có những tiềm năng
lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc sử dụng giá trị của các bảo tàng vào phát triển
du lịch vẫn chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề này là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng
và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở thành phố Huế vào việc phát triển du
lịch” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, việc đưa bảo tàng vào phát triển du lịch hiện nay đã không còn quá
mới mẻ. Loại hình du lịch này đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn và tạo nên nhiều công ăn
việc làm cho người dân, đồng thời là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Năm
2009, Tổ chức bảo tàng quốc tế (ICOM) đã chọn “Bảo tàng và du lịch” làm chủ đề cho
Ngày quốc tế bảo tàng. Điều này đã góp phần khẳng định vai trò của các bảo tàng trong
hoạt động phát triển du lịch. Bảo tàng đang dần trở thành điểm đến thu hút ngày càng
nhiều du khách trên thế giới.
Ở Việt Nam loại hình du lịch tại các bảo tàng cũng đã bước đầu được chú trọng
phát triển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta vẫn còn khá mới và chưa
được quan tâm đúng mức. Vì vậy mặc dù đã phát triển hoạt động này được một thời gian
8
khá dài nhưng các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn rất hạn chế. Có thể kể đến
một số công trình và bài viết tiêu biểu như:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chiến lược marketing của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam” của Bùi Ngọc Quang. Đề tài nêu lên thực trạng khách du lịch tại
Bảo tàng Dân tộc học, đồng thời đánh giá hoạt động marketing của bảo tàng và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing. Đây là một trong số ít công trình
nghiên cứu phần nào đề cập đến hoạt động du lịch ở bảo tàng.
Bài viết “Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tại bảo tàng” - được đăng trên trang
Web của Báo Lao động điện tử năm 2008. Từ việc phân tích những mặt yếu kém của các
bảo tàng ở nước ta hiện nay, bài viết đưa ra những giải pháp cụ thể, trong đó tác giả đề
xuất việc tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các bảo tàng cũng như tính
chuyên nghiệp trong hoạt động giữa bảo tàng với các doanh nghiệp du lịch và cơ quan
quản lý nhà nước. Đây là một giải pháp khá thiết thực và có ý nghĩa tích cực đối với việc
phát triển hoạt động du lịch tại các bảo tàng Việt Nam.
Bài báo của Thái Hà đăng trên Website báo Hà Nội mới năm 2009: “Phát triển bảo
tàng, di tích kết hợp với du lịch: Có thực mới vực được đạo!” Tuy chỉ giới hạn là một bài
báo nhưng tác giả đã khái quát được chính xác thực trạng khai thác du lịch tại các bảo
tàng Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp chung nhất đóng vai trò là
“chìa khóa” bước đầu đưa hoạt động du lịch xích lại gần hơn với hoạt động tại các bảo
tàng.
Cùng năm 2009, “Phát triển du lịch gắn với bảo tàng, di tích và lễ hội” - bài viết
của Xuân Toản trên trang Web báo điện tử tỉnh Gia Lai cũng đề cập đến vấn đề khai thác
giá trị bảo tàng vào phát triển du lịch. Bài báo đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng du lịch tại
các bảo tàng của tỉnh, khẳng định với tiềm năng đó, Gia Lai thực sự có thế mạnh trong
loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu lên thực trạng cơ sở vật chất và
nhân lực ở đây chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đề xuất các giải pháp khắc phục
những hạn chế kể trên.
Bài viết của tác giả Xuân Lộc: “Gắn kết bảo tàng và phát triển du lịch: Thiếu tiếng
nói chung” đăng trên Website của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tháng 9 năm 2011 vừa qua
9
đã thực sự đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân hạn chế phát triển du lịch tại các bảo tàng
Việt Nam. Với bài viết này, tác giả đã nêu được nguyên nhân cốt yếu của tình trạng này,
đó là sự thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và bảo tàng mà nguyên nhân sâu xa
chính là những hạn chế về cơ sở vật chất và nhân lực còn tồn tại ở các bảo tàng hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu vấn đề du lịch và bảo tàng còn có Khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Đình Thuật, khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
với đề tài “Thực trạng và giải pháp khai thác giá trị của các bảo tàng ở Đà Nẵng vào việc
phát triển du lịch”. Đề tài đã đi sâu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của
các bảo tàng Đà Nẵng và từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tốt hơn những giá trị
lịch sử - văn hóa tại các địa điểm này.
Riêng về hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Huế, mặc dù đã và đang
có những bước phát triển đáng kể nhưng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt
động khai thác giá trị các bảo tàng này vào phát triển du lịch. Như vậy, việc nghiên cứu
thực trạng du lịch các bảo tàng ở thành phố Huế sẽ đem lại cái nhìn cụ thể hơn về hoạt
động gắn kết giữa du lịch và bảo tàng nơi đây, đồng thời góp phần đưa ra những giải pháp
đúng đắn cho việc phát triển các bảo tàng trong thời gian sắp tới.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đem lại một kiến thức khoa học, chính xác, đầy
đủ về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của các bảo tàng ở thành phố Huế, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn giá trị của các bảo tàng để mang lại hiệu
quả kinh tế cao và thúc đẩy ngành du lịch Huế phát triển hơn nữa.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại
các bảo tàng ở thành phố Huế và thực trạng khai thác giá trị của các bảo tàng vào việc
phát triển du lịch, qua đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch tại các bảo
tàng.
- Phạm vi nghiên cứu: