Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiến Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Đặng Thị Thơm
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
rất nhiệt tình và có hiệu quả của các Thầy, Cô giáo khoa sau đại học trường
Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng
ủy và Ủy ban nhân dân các xã và đông đảo bà con nhân dân huyện Hoa Lư....
Nhân dip này tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thu Huyền,
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn động viên,
khích lệ suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Đặng Thị Thơm
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình.......................................................................................... vii
Danh mục các hộp..........................................................................................viii
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI....................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 4
1.1.2. Mô hình xây dựng nông thôn mới........................................................... 6
1.1.3. Tiêu chí đánh giá tiến trình xây dựng Nông thôn mới.......................... 16
1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới............................................ 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới................................................................................................................... 26
1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới . 28
1.2.3. Thực tế và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam .......... 32
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình........... 36
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ... 39
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên........................................................................... 39
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................ 41
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát................................ 47
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu................................................... 49
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.................................................... 50
2.2.4. Phương pháp phân tích khác ................................................................. 51
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài............................... 51
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 53
3.1. Thưc tr ̣ ang tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoa L ̣ ư
đến tháng 6/2014 ............................................................................................. 53
3.1.1. Quá trình triển khai thực hiện XDNTM tại các xã trên địa bàn huyện
Hoa Lư............................................................................................................. 53
3.1.2. Kết quả thực hiện XDNTM trên tại các xã trên toàn địa bàn huyện .... 66
3.2. Đánh giá về tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoa
Lư. ................................................................................................................... 92
3.2.1. Những thành công ................................................................................. 92
3.2.2. Những tồn tại......................................................................................... 93
3.2.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 94
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình XDNTM tại huyện Hoa Lư
tỉnh Ninh Bình................................................................................................. 96
3.3.1. Một số giải pháp về vốn cho xây dựng nông thôn mới......................... 97
3.3.2. Giải pháp về công tác tuyên truyền vận động....................................... 98
3.3.3. Giải pháp về phát triển sản xuất............................................................ 99
3.3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ........................... 100
3.3.5. Các giải pháp về phát triển, nâng cao chất lượng môi trường nông
thôn.........................................................................................................100
3.3.6. Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................... 101
3.4. Kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 102
KẾT LUẬN................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên nghĩa
BCĐ Ban chỉ đạo
BPTT Ban phát triển thôn
BTCQG Bộ tiêu chí quốc gia
CCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT - XH Kinh tế xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
NDCM Nhân dân cách mạng
NHNN Ngân hàng nông nghiệp
NTM Nông thôn mới
UBND Ủy ban nhân dân
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Nội dung của chương trình nông thôn mới 11
2.1 Dân số và biến động dân số huyện Hoa Lư 41
2.2 Lao động trong các ngành nghề huyện Hoa Lư 42
2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoa Lư 46
2.4
Đặc điểm và tiêu chí lựa chọn các xã nghiên cứu tại thời
điểm năm 2013 48
3.1 Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Huyện Hoa Lư từ 2011- 2020 57
3.2 Phân bổ nguồn vốn XDNTM giai đoạn 2011 - 2020 58
3.3 Tổng số vốn huy động đến 6/2014 huyện Hoa Lư 59
3.4 Tình hình huy động vốn cho xây dựng NTM tại 3 xã nghiên cứu 60
3.5 Số hộ được biết đến chủ trương XDNTM 65
3.6 Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Hoa Lư 71
3.7 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính đến 31/12/2013 82
3.8
Hiện trạng học sinh, lao động qua đào tạo tại 3 xã nghiên
cứu năm 2013
83
3.9 Tác động của chương trình Nước sạch đến người dân 85
3.10 Bảng cơ cấu cán bộ huyện Hoa Lư 87
3.11 Sự tham gia của người dân về xây dựng nông thôn mới 95
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
1.1 Tiến trình xây dựng NTM cấp huyện 15
1.2 Mô hình phát triển bền vững 19
1.3 Phối hợp nguồn lực cho xây dựng NTM 24
1.4 Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM 25
2.1 Bản đồ hành chính huyện Hoa Lư 40
2.2
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 – 2013
của Huyện Hoa Lư
44
2.3
So sánh cơ cấu kinh tế của huyện Hoa Lư giữa năm 2010 và
năm 2013
46
3.1 Sơ đồ bộ máy chỉ đạo Nông thôn mới tỉnh Ninh Bình 54
3.2
Thu nhập bình quân đầu người và số lượng TC NTM rà soát
tại các xã trên địa bàn huyện Hoa Lư Năm 2011
56
3.3 Vốn huy động XDNTM xã Ninh Giang đến 6/2014 61
3.4 Vốn huy động XDNTM xã Ninh Vân đến 6/2014 62
3.5 Vốn huy động XDNTM xã Ninh Khang đến 6/2014 63
3.6
Tiến độ thực hiện nông thôn mới của từng xã tính đến tháng
6/2014 so với kế hoạch năm 2014 và kế hoạch năm 2015 66
3.7
Tổng hợp các tiêu chí nông thôn mới đạt đến 6/2014 so với kế
hoạch năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của huyện Hoa Lư 67
3.8
Mức độ hoàn thành các tiêu chí NTM tại các xã đến tháng
6/2014
68
3.9
Mức độ hoàn thành bình quân các tiêu chí của huyện Hoa Lư
so với các huyện trong toàn tỉnh đến tháng 6/2014 69
viii
3.10
Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông huyện Hoa Lư tới
tháng 6/2014
73
3.11
Tổng hợp mức thu nhập bình quân đầu người/năm 2013 so
với năm 2011 của các xã
79
3.12
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Ninh Giang
(Hoa Lư) được bê tông kiên cố
89
3.13
Mối tương quan giữa tiêu chí đạt với mức thu nhập các xã
trong toàn huyện
90
3.14
Nghề Chạm Khắc Đá ở Xuân Vũ xã Ninh Vân, huyện Hoa
Lư
91
3.15
So sánh mức độ hoàn thành tiêu chí giữa các xã thí điểm và
xã ngoài điểm của các huyện của tỉnh Ninh Bình năm 2014
92
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Tên hộp Trang
3.1 Ý kiến về tiến độ xây dựng một số hạng mục công trình 74
3.2
Ý kiến về vai trò, trách nhiệm trong XDNTM của các ban
ngành
96
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thưc hi ̣ ên Ngh ̣ i ̣quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiêp, ̣
nông dân, nông thôn tai Ḥ ôi ngh ̣ i ̣lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
CNH-HĐH Đất nước, là yếu tố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của Đất nước.
Các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần được giải quyết
đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH Đất nước. Trong mối quan
hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể
của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch định hướng chung. Phát triển toàn
diện, hiện đại hóa nông nghiệp. Trong đó có xây dựng nông thôn mới nhằm
phát triển toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và văn hóa xã hội cho nông
dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Chương trình xây dưng̣ nông thôn mớ
i giai đoan 2010 ̣ - 2020 là chương
trình muc tiêu qu ̣ ốc gia có ý nghia r ̃ ất quan trong đang v ̣ à sẽđươc ̣ triển khai
môt c̣ ách toàn diên trong ph ̣ am vi c ̣ ả nước, nhằm xây dưng m ̣ ôt nông thôn ̣
mớ
i có
làng xãvăn minh, sach đ ̣ ep, h ̣ a ̣tầng hiên đ̣ ai; s ̣ ản xuất phá
t triển bền
vững, theo hướng hàng hoá
; đờ
i sống vât ch ̣ ất và
tinh thần ngườ
i dân ngày
đươc nâng cao; ̣ bản sắc văn hoá dân tôc đư ̣ ơc gi ̣ ữgìn và phá
t triển, xãhội
nông thôn đươc qu ̣ ản lý
tốt và dân chủ
.
Chương trình Nông thôn mới đã được triển khai trên địa bàn huyện Hoa
Lư từ năm 2010. Chủ trương của Huyện là phấn đấu đến năm 2010, toàn bộ
các xã trong huyên đều đạt được tất cả 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Song qua thực tế triển khai trên địa bàn Huyện Hoa Lư còn gặp nhiều khó
2
khăn. Thách thức cơ bản là do kết cấu cơ sở hạ tầng ở một số xã còn kém,
nhiều công trình triển khai chậm do thiếu nguồn vốn, trình độ nhận thức của
một số bộ phận cán bộ và người dân ở một số địa phương còn hạn chế, vẫn
còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào nhà nước; việc huy động và phối hợp giữa các
nguồn lực tại địa phương chưa thực sự hiệu quả.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng, nhằm tìm ra những
phương hướng và giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tiến trình xây dựng nông
thôn mới ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là việc làm cần thiết, giúp cho địa
phương nhanh chóng thay đổi bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn, nâng cao
chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
Do đó, Tôi chọn chủ đề: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiến trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện
thành công xây dựng nông thôn mới tại Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ Thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và
xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng và kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới tại
Huyện Hoa Lư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn
mới ở toàn Huyện Hoa Lư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiến trình xây dựng nông thôn mới
đang triển khai tại các khu vực nông thôn.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình triển
khai và thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Huyện.
3.2.2. Phạm vi về không gian: Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian: Từ năm bắt đầu triển khai chương trình nông
thôn mới, năm 2010 đến giữa năm 2014.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nông thôn: Nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều
kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi nước khác nhau. Cho đến nay
chưa có một khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn.
Để có được định nghĩa nông thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị.
Trong khi so sánh có ý kiến dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.
Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ phát triển kết cấu hạ tầng để phân biệt thành
thị và nông thôn. Có ý kiến dùng chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp
cận thị trường để phân biệt thành thị và nông thôn. Theo ý kiến phân tích của
các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông
thôn như sau:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa -
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác”.[2]
Vai trò của nông thôn: Việt Nam là nước nông nghiệp, vì vậy nông
thôn có vài trò đặc biệt quan trọng.
Nông thôn sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực
phẩm cho người dân mà không một ngành sản xuất nào thay thế được. Ngoài
ra nông nghiệp còn sản xuất ra những nguyên liệu cho công nghiệp, gồm công
nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
Nông thôn Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần. Mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều có sự
5
tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của
mỗi nước.
Nông thôn chiếm tuyệt đại đa số tài nguyên đất đai, động thực vật, rừng
và biển, có ảnh hưởng to lớn đến bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của Đất nước.
Phát triển nông thôn: Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được
nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên khái niệm phát triển
nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường. Vì vậy
trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội
của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và
các tổ chức khác”.[2]
Nông thôn mới: Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm
chuẩn về nông thôn mới. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô
hình nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu thành
tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đời sống vật chất dân cư nông thôn được
nâng lên, song vẫn giữ những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc
sống văn hóa, tinh thần. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tiêu
chí, tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành
và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc
điểm chung, có thể phổ biến và vận dung chung trên cả nước.
Có thể quan niệm: Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các yêu cầu