Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới đã có những thay đổi đáng kể,
đạt được nhiều thành tưu nổi bật. Nhiều công trình quan trọng của nèn kinh tế đã
được triển khai và hoàn thành góp phần tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành
kinh tế. Trong nông nghiệp, đã hoàn thành được hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh
phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp
nói riêng. Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp giữa được mức
tăng trưởng cao, ổn định liên tục tăng bình quân hàng năm từ 10-13%, trình độ
công nghệ được nâng cao, tiếp nhận được với công nghệ hiện đại và bắt đầu có sự
gắn bó với nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng được phát triển sâu
rộng và toàn diện. Hệ thống giáo dục có những bước tiến đáng kể, qui mô đào tạo
ngày càng mở rộng.
Riêng đối với ngành Thuỷ sản, một ngành xuất phát từ Nghề cá Nhân dân
trải qua một thời gian dài khó khăn, trong những năm đổi mới cũng đã tìm ra
hướng đi thích hợp và chuyển mình đứng dậy. Ngành Thuỷ sản là một trong những
ngành đầu tiên được Nhà nước cho phép áp dụng mô hình “tự cân đối, tự trang trải
“ được phép xuất khẩu tự do sản phẩm đị mọi thị trường, được sử dụng ngoại tệ từ
xuất khẩu và lấy lãi từ khâu nhập khẩu bù cho lỗ của xuất khẩu, nhờ đó đã có
những chuyển biến sôi động, ngành thuỷ sản không ngừng tăng trưởng, phát triển
có hiệu quả và được mở rộng theo con đường hiện đại hoá phù hợp với điều kiện
của nước ta. Nhịp dộ tăng trưởng trung bình của ngành thuỷ sản hành năm là 8%.
Thời kì 2003-2007 là thời kỳ có bước ngoặt đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, nhìn
chung ngành vẫn phát triển nhưng hiệu suất phát triển đang có chiều hướng giảm
sút. Nguyên nhân của tình trạng này do nhiều vấn đề nhưng tựu chung lại là do
quản lý Nhà nước chưa tốt, các hoạt động của ngành không đem lại hiệu quả cao. .
Năm 2007 vừa qua ngành đã đạt được mức kim nghạch xuất khẩu là 3,5 tỷ USD
đánh dấu sự phát triển trở lại. Để duy trì kết quả này cần hạn chế khuyết điểm cũ
bằng cách nắm vững thực trạng và yêu cầu phát triển của ngành để có bước đầu tư
đúng đắn duy trì và phát huy thành quả trên. Đây là lý do em chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam"
Để hoàn thành đề án này em đã được sự hướng dẫn tận tình của TS. Đinh Đào Ánh
Thuỷ. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề án.
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
• Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai.
• Đầu tư phát triển là một phương thức cuả đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu
tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch
vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội.
II. ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦY SẢN
1. Vai trò, vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế
Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn kinh tế của Việt Nam trong quá trình mở
cửa kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong những năm
qua, mặt hàng thuỷ, hải sản Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, khẳng định nhiều
thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Mỹ, EU, Nhật
Bản và sắp tới là thị trường Nga.
Vào năm 2004, Việt Nam là nước có sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
lớn thứ 10 thế giới, đạt tổng sản lượng 3,1 triệu tấn, tăng vượt bậc so với mức nửa
triệu tấn hồi năm 1975 là thời điểm kết thúc chiến tranh. Lĩnh vực khai thác đóng
góp 1,7 triệu tấn và vẫn đang tiếp tục tăng. Tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh vực nuôi
trồng thuỷ sản của Việt Nam đặc biệt cao, đưa nước này trở thành quốc gia nuôi
trồng thuỷ sản lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2004 ( chỉ
đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc), đạt 1,1 triệu tấn. Ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt
nam được coi là tiến bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm
khoảng 1/3 tổng sản lượng thuỷ sản cả nước.
Bên cạnh hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản cũng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây đưa Việt Nam trở
thành top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Hàng thuỷ sản Việt Nam
đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã đến được các thị trường lớn và
khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đã có 171 doanh nghiệp Việt
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A
Nam được cấp mã số xuất khẩu vào thị trường EU, 295 doanh nghiệp được phép
xuất khẩu vào Hàn Quốc và 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP đủ điều kiện xuất
khẩu sang Mỹ.
Năm 2004-2005, Việt Nam là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ ba tại thị trường
Australia ( sau Thái Lan và NewZealand) với sản lượng khoảng 18.000 tấn, đạt
kim ngạch 122 triệu đôla Australia (AUD). Các mặt hàng thuỷ sản chính của Việt
Nam xuất sang Australia là tôm (khoảng 70 triệu AUD) và philê cá đông lạnh (35
triệu AUD). Đến năm 2005, tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 570.000
tấn, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu lên 2.5 tỷ USD, vượt chỉ tiêu 2 tỷ USD trong
chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005, đạt 2,6 tỷ USD năm 2006. Năm
2007, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95
triệu tấn, nuôi trồng đạt 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công
nghệ chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay ngang với
trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế
giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn
ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được
xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế sớm lấy xuất
khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top
10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thuỷ sản tiếp tục
duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu VN, đồng thời
khẳng định, thuỷ sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.
2. Vai trò và vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói
giảm nghèo
• Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai
đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A
của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản
trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng
7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản
đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất
lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển
đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử
dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong
đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được
xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để
xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử
dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…
Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn
mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức
nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc
sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất
khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng
loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng
thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải
tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ
trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9%
(năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính
nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
• Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan
hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Đến năm 2001, đã
được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo
dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các
nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành.
Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật
Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải
rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản
đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm
để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
• Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm,
xoá đói giảm nghèo:
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân.
Năm 2005, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt
Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người)
và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập
tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng
thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản phục vụ cho cuộc sống của khoảng 3 triệu ngư dân trong tổng số
hơn 80 triệu dân của Việt Nam, với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng
loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các
công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên
khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng
thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của
ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu
là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động,
tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ
yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế
của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt
động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%
3. Điều kiện và khả năng đầu tư vào ngành thuỷ sản Việt Nam
3.1. Các điều kiện tự nhiên
Việt Nam có một tài nguyên biển- dường như là duy nhất trong khu vực – đó là
một lợi thế địa kinh tế: gần đuờng hàng hải quốc tế vào loại sôi động nhất thế giới,
ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động nhất. Vị thế này có tầm
quan trọng cả về an ninh cũng như kinh tế, và càng có ý nghĩa hơn do Việt Nam có
các cảng nước sâu nổi tiếng như Cam Ranh, Vân Phong, Cái Lân…Bờ biển Việt
nam dài 3260km, với hơn 112 cửa sông lạch, tính trung bình cứ 110 km2 diện tích
tự nhiên có 1km bờ biển và gần 300km bờ biển có 1 cửa sông lạch. Diện tích vùng
biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải 226000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế
khoảng trên 1 triệu km2. Có thể chia vùng biển Việt Nam thành 5 vùng nhỏ: Vịnh
Bắc Bộ, Vùng biển Trung Bộ, Vùng biển Đông Nam Bộ, Vùng biển Tây Nam Bộ,
Vùng giữa biển Đông ( vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dương, mực, cá
nhám và các cá rạn san hô).
3.2. Các đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản
3.2.1. Môi trường nước mặn xa bờ
Bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế: vịnh Bắc bộ, Duyên
hải Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và vịnh Thái Lan.
• Nguồn lợi đa loài, nhiều cá tạp không có chất lượng cao
• Nhìn chung nguồn lợi mang tính phân tán, quần tụ đàn nhỏ nên khó tổ chức
khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó điều kiện khí
hậu thuỷ văn của vùng biển lại rất khắc nghiệt, nhiều giông bão làm quá
trình khai thác có nhiều rủi ro.
Hà Thị Việt Anh – KTĐT 47A