Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK - Chi nhánh Quận 5 - Tp.HCM.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
348.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1160

Thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK - Chi nhánh Quận 5 - Tp.HCM.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế đang dần hòa

nhập vào kinh tế chung của thế giới. Do đó nền kinh tế nước ta sẽ gặp những khó

khăn nhất định, để có phát triển ổn định và bền vững, chúng ta cần phải có những cơ

chế họat động kinh tế mới phù hợp với cơ chế thị trường hiện tại và cần có một hệ

thống lĩnh vực kinh tế đóng vai trò như hệ thần kinh thúc đẩy sự phát triển nền kinh

tế, và một trong những dây thần kinh quan trọng điều phối phần lớn tài chính trong

kinh tế đó là lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng.

Đối với toàn bộ hệ thống NHNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi

nhánh Quận 5 nói riêng thì vấn đề tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề

rất được quan tâm. Nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước là vấn đề quan trọng và cần thiết trong hiện tại và tương lai. Mà trong đó

họat động cho vay đối với khách hàng là cá nhân cũng sẽ tạo điều kiện cho phát triển

kinh tế.

Do thấy được tầm quan trọng của tín dụng đối với khách hàng là cá nhân đối

với họat động của Ngân hàng nên NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5 trong những năm

gần đây luôn chú trọng đến công tác cho vay, tiêu dùng, góp phần làm cho hệ thống

Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.

Qua thời gian học tập tại trường và được tiếp cận với thực tiễn các hoạt động

tại NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5 em thấy rằng việc tìm hiểu về hoạt động tín

dụng đối với khách hàng là cá nhân lầ cần thiết.

Vì vậy nên em chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY

TIÊU DÙNG TẠO AGRIBANK – CHI NHÁNH QUẬN 5 – TP.HCM”.

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 1/64

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

Chương 1

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG

1.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng được ra đời từ rất sớm, xuất phát từ chữ La Tinh: Creditium có

nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.

Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn

nhau giãư chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả.

Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá

trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định

từ người cho vay sang người đi vay; và khi đến hạn phải hoàn trả, người đi vay phải

hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu, phần giá trị dôi ra được gọi là

lợi tức tín dụng.

Ngoài ra, tín dụng còn được định nghĩa là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ

thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trog một

khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả

đúng thời gian thỏa thuận.

Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất kỳ

dạng nào tín dụng cũng được thể hiện trên các nội dung sau:

Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một giá trị nhất định.Giá trị này có thể

ở hình thái tiền tệ hoặc hiện vật như: vật tư, hàg hóa, máy móc thiết bị…

Người đi vay chỉ được sử dụng tài sản tạm thời trong thời gia hất định.Sau khi

hết thời gian thỏa thuận thì người đi vay hoàn trả cho người cho vay.

Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc vay, hay nói cách khác người đi vay

phải hoàn trả thêm một phần lợi tức.

1.1.2 Các chức năng của tín dụng:

Bao gồm 5 chức năng cơ bản cơ bản:

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 2/64

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả

Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Sự

có mặt của tín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu về tiền

tệ. Với chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời

thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanh nghiệp ,

các cá nhân đang có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu

dùng…(hiện nay vốn tín dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố định của các

doanh nghiệp).

- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong

xã hội (dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…)

- Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho

doanh nghiệp, cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh,

đầu tư). Phân phồi vốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục vụ

chủ yếu cho nhu cầu sản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần gia

tăng đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí

lưu thông xã hội:

- Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chu

chuyển làm giảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổn

định lưu thông tiền tệ.

- Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,các

chủ thể có nhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ

phiếu, trái thiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và phát triển

đa dạng đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình

thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúp làm giảm

chi phí lưu thông khác như in ấn, bảo quản, vận chuyển thường…

Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng.

Thảo mãn thanh toán và tạo tiền:

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 3/64

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua,

bán, trả các món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toáncho nền

kinh tế hay nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế.

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn

của tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất

và lưu thông. Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra. Tín dụng đã

góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh

không bị gián đoạn.

Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan

tâm hàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải

biết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn

nhàn rỗi, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích

lũy vốn cho nền kinh tế.

Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả:

Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trả

theo cam kết. Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với số

lượng hàng hóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng, tạo

ra sự ổn định sức mua của tiền tệ.

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định

trật tự xã hội:

Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp

các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụ

sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tín

dụng hợp lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất,

sinh hoạt giúp những người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn định

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 4/64

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

cho bản thân và gia đình. Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng để ổn

định trật tự xã hội.

Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và

phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các

nước có mối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển.

1.2 Các hình thức tín dụng phổ biến hiện nay

1.2.1 Căn cứ vào thời hạn vay

Cho vay ngắn hạn: Loại vay này có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để

bù đắp vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá

nhân.Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng để

đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng cơ

sở sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án nhanh thu hồi vốn.

Cho vay dài hạn: Loại hình cho vay này có thời hạn trên 5 năm, chủ yếu được

sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, đầu tư phương tiện vận tải

có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới.

1.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay có tài sản đảm bảo: Loại vay này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp,

cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba.Đối với khách hàng không có uy tín cao

đối với ngân hàng, khi vay vốn cần có sự đảm bảo.Sự đảm bảo này là căn cứ để ngân

hàng có thể thu hồi nợ gốc và lãi phát sinh.Tài sản đảm bảo có thể là tài sản đã có chủ

quyền hợp pháp trước khi có các giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành từ vốn

vay.

Cho vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): là loại vay không cần tài sản

thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy

tín của khách hàng.Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có

khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng

dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 5/64

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Dũng

1.2.3 Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng

Cho vay bằng tiền: là loại hình cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được

cấp bằng tiền.Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại và

được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, tín dung thời

vụ, tín dụng trả góp…

Cho vay bằng tài sản: Đối với ngân hàng, cho vay bằng tài sản được áp dụng

phổ biến là tài trợ thuê mua.Theo phương thức cho vay này, ngân hàng hoặc công ty

thuê mua (công ty con của ngân hàng) sẽ cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay

hay được gọi là người đi thuê, theo định kỳ người đi thuê sẽ hoàn trả nợ vay bao gồm

cả vốn gốc và lãi.

1.2.4 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

Cho vay trả góp: là loại cho vay mà trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trả

nhiều lần trong thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ được xác định trước trong hợp đồng tín

dụng. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, cho vay

tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ có thu nhập thường xuyên,

thông thường có các phương pháp trả góp sau:

Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo dư nợ giảm dần

Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo mức hoàn trả của vốn

Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các ký.

Cho vay phi trả góp: là loại cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay được hoàn trả

một lần khi đến hạn.

1.2.5 Căn cứ theo đối tượng tham gia quy trình cho vay

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng

thời người đi vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.

Cho vay gian tiếp: là việc cho vay được thực hiện thông qua việc mua bán các

khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.Các hình

thức cho vay gian tiếp phổ biến ở các ngân hàng hiện nay như: chiết khấu thương

mại, mua các phiếu bán hàng, mua các khoản nợ doanh nghiệp, tín dụng chứng từ,

SVTH: Trần Trọng Thắng Trang 6/64

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!