Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
190.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1532

thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhà

nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) . Trong công

cuộc đổi mới này , một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng nền kinh

tế nước ta thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)

với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giừ

vai trò chủ đạo .

Thực tế qua nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo đường lối này ,

nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng

khích lệ . Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định . Một trong những

hạn chế đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệ

thống các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng . Có thể nói trong cơ

chế thị trường ngày nay ,khi hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành yếu tố

sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước lại làm ăn

không có hiệu quả. Điều đó thể hiện ở : trình độ công nghệ lạc hậu , cơ chế

quản lý yếu kém , nợ tồn đọng trong nhiều năm , kinh doanh không có lãi …

Do đó điều cấp bách đặt ra là phải làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt

động của các DNNN .Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra

một số giải pháp như : sắp xếp lại các DNNN , cho phá sản giải thể hoặc giao

bán những DNNN làm ăn không hiệu quả , cổ phần hóa các DNNN … trong

đó cổ phần hóa được coi là giải pháp hàng đầu , có khả năng mang lại lợi ích

hài hòa cho Nhà nước và xã hội .

Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII

(6/1992) ,Đảng ta đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa các DNNN. Thực hiện chủ

trương này , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và hạn chế nhất định .

Do đó em đã chọn đề tài này để có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và

đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay .

Em xin cám ơn GV-Ths Ngô Thị Việt Nga đã giúp em hoàn thành đề tài

này.

1

PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CPH DNNN)

1.Các quan niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

1.1.Khái niệm CPH DNNN

Cổ phần hóa DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ

phần trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà

nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần

hóa doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu Nhà nước

sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêm

vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần.

1.2.Các hình thức CPH DNNN

Theo quy định có 4 hình thức cổ phần hóa. Các hình thức đó là :

-Giữ nguyên giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành

cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.

-Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

-Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH.

-Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển

thành công ty cổ phần.

Mỗi hình thức cổ phần hóa có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Sự

đa dạng hình thức CPH sẽ cho phép ta lựa chọn hình thức phù hợp với ngành

nghề kinh doanh loại hình doanh nghiệp đang có, mục đích của chủ sở hữu để

tiến hành cổ phần hóa.

-Nếu mục đích là mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần giữ

nguyên quy mô cũ của DN đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn

đầu tư cho hoạt động.

-Nếu mục đích là thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động khác thiết yếu

hơn thì Nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa toàn bộ DN cho người lao động

trong và ngoài doanh nghiệp.

2

-Nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong DN thì

Nhà nước cần bán một phần tài sản của DNNN để thành lập công ty cổ phần.

Thông qua hình thức này, chủ sỡ hữu Nhà nước đã tự nguyện rút khỏi vị trí

người quản lý độc nhất, nhường vị trí đó cho hội đồng quản trị, thu hút

chuyên gia giỏi vào vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

-Nếu mục đích là chi phối hoạt động của công ty cổ phần, chủ sở hữu

Nhà nước cần nắm giừ cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt.

2.Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

2.1.Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, là nền

kinh tế nhiều thành trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

nhằm chi phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế

khác. Với vai tró đó, thành phần kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống các

DNNN nói riêng đã được hưởng rất nhiều ưu đãi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại

nhiều yếu kém. Cụ thể là:

-Quy mô của các DNNN rất nhỏ bé:

Năm 2003 có tới 75% DNNN quy mô vừa và nhỏ, 15% quy mô dưới 1

tỉ.

-Khả năng cạnh tranh của DNNN thấp, chi phí sản xuất và giá thành

cao.

Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá nhập

khẩu, chất lượng sản phẩm còn thấp và không ổn định …do đó khả năng cạnh

tranh thấp.

-Hiệu quả kinh doanh của các DNNN còn thấp:

Tính đến năm 2003, mức độ nợ vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp có

190.000 tỉ đồng là 300.000 tỉ đồng, tỷ suất nợ trên vốn là 60%.

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2004 trong số 4000 DNNN có

khoảng 800 DN lỗ hoặc hòa vốn. Trong số DN làm ăn có lãi thì 40% số DN

này mức lãi chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một chút so với lãi suất ngân hàng.

3

Trong 19 đơn vị được kiểm toán thì 4/19 đơn vị thua lỗ (chiếm 21%)

124 tỉ đồng, 11/19 (chiếm 58%)đơn vị có lỗ lũy kế 1.058 tỉ.

Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN được kiểm toán dao động từ

0,18%_0,8%...

-Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: tổng đóng góp của DNNN khoảng

40%, đóng góp thực từ thuế thu nhập DN khoảng 13% và có xu hướng giảm

dần.

-Các vấn đề xã hội:

+Doanh nghiệp thiếu việc làm, lao động dôi dư (khoảng 20% -40%

nhân viên trong DNNN không có việc làm).

+Có không ít các DNNN vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế,

gian lận thương mại…

-Trình độ công nghệ lạc hậu so với trình độ công nghệ của khu vực và

thế giới.

-Trình độ và năng lực quản lý yếu kém…

2.2.Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam

Do tồn tại những yếu kém đó, nên cần phải có những giải pháp cải tiến,

hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Một trong những giải

pháp đó là CPHDNNN. Những lợi ích CPH đem lại:

-Cổ phần hóa là con đường dẫn đến hiệu quả trong hoạt động của

DN.Và thực tế cho thấy, các DN sau cổ phần hóa phần lớn đều làm ăn có hiệu

quả, vốn, doanh số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng, tăng sức

cạnh tranh.

-Cổ phần hóa thực sự là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong việc

cơ cấu lại DNNN, tạo cho DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung

vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

-Cổ phần hóa huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản

xuất kinh doanh.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!