Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện mê linh, tp. hà nội
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
52.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1604

Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện mê linh, tp. hà nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHỔNG NGỌC THUẬN

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG

NGHIỆP HUYỆN MÊ LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số : 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ TÁM

HÀ NỘI - 2009

i

LỜI CAM ĐOAN

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn

cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu

trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a tõng ®­-

îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo

kh¸c.

T«i xin cam ®oan c¸c th«ng tin trÝch dÉn

trong luËn v¨n ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån

gèc./.

T¸c gi¶ luËn v¨n

Khæng Ngäc ThuËn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn

®Ò tµi, t«i ®· nhËn ®­îc sù gióp ®ì, nh÷ng ý

kiÕn ®ãng gãp, chØ b¶o quý b¸u cña c¸c thÇy

gi¸o, c« gi¸o ViÖn ®µo t¹o Sau §¹i häc, Khoa

Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, tr­êng §¹i häc N«ng

nghiÖp Hµ Néi.

§Ó cã ®­îc kÕt qu¶ nghiªn cøu nµy, ngoµi

sù cè g¾ng vµ nç lùc cña b¶n th©n, t«i cßn

nhËn ®­îc sù h­íng dÉn chu ®¸o, tËn t×nh cña

c« gi¸o TS. §ç ThÞ T¸m lµ ng­êi h­íng dÉn

trùc tiÕp t«i trong suèt thêi gian nghiªn

cøu ®Ò tµi vµ viÕt luËn v¨n.

T«i còng nhËn ®­îc sù gióp ®ì, t¹o ®iÒu

kiÖn cña UBND huyÖn Mª Linh, Phßng N«ng

nghiÖp, Phßng Thèng kª, Phßng Tµi nguyªn vµ

M«i Tr­êng huyÖn Mª Linh, c¸c phßng ban vµ

nh©n d©n c¸c x· trong huyÖn, Së Tµi nguyªn vµ

M«i tr­êng tØnh VÜnh Phóc, c¸c anh chÞ em vµ

b¹n bÌ ®ång nghiÖp, sù ®éng viªn, t¹o mäi ®iÒu

kiÖn vÒ vËt chÊt, tinh thÇn cña gia ®×nh vµ

ng­êi th©n.

Víi tÊm lßng biÕt ¬n, t«i xin ch©n thµnh

c¶m ¬n mäi sù gióp ®ì quý b¸u ®ã!

T¸c gi¶ luËn v¨n

iii

Khæng Ngäc ThuËn

iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vi

Danh mục bảng vii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 4

2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp 10

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 18

2.4 Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp 20

3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35

3.2 Nội dung nghiên cứu 35

3.3 Phương pháp nghiên cứu 36

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mê Linh 39

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất 44

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 46

4.2 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Mê Linh 50

4.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp 50

v

4.2.2 Hiện trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 53

4.3 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh 56

4.3.1 Hiệu quả kinh tế 56

4.3.2 Hiệu quả xã hội 65

4.3.3 Hiệu quả môi trường 68

4.4 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 80

4.4.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh 80

4.4.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh 81

4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp 84

5. KẾT LUẬN 89

5.1 Kết luận 89

5.2 Đề nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 BVTV Bảo vệ thực vật

2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3 CPTG Chi phí trung gian

4 ĐKTN Điều kiện tự nhiên

5 GTGT Giá trị gia tăng

6 GTSX Giá trị sản xuất

7 LĐ Lao động

8 LX - LM Lúa xuân – lúa mùa

9 LUT Loại hình sử dụng đất

10 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

11 TTCN Tiểu thủ công nghiệp

12 XDCB Xây dựng cơ bản

vii

DANH MỤC BẢNG

4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 45

4.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh 49

4.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 51

4.4 Hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Mê Linh 54

4.5 Diện tích các loại hình sử dụng đất chính huyện Mê Linh 56

4.6 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1 57

4.7 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 58

4.8 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 3 59

4.9 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 60

4.10 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 61

4.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 63

4.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các tiểu vùng 65

4.13 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu

chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 69

4.14 Danh mục các loại thuốc BVTV người dân Mê Linh sử dụng 72

4.15 Kết quả phân tích một số mẫu đất canh tác trồng hoa 74

4.16 Kết quả phân tích mẫu nước mặt ở khu vực Đầm Và 77

4.17 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh đến năm 2020 83

4.18 So sánh một số chỉ tiêu cơ bản trước và sau định hướng 84

1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đặc điểm nổi bật của vấn đề nông thôn và nông dân trong hơn mười

năm qua là sự đối diện với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa song hành

với toàn cầu hóa và thị trường hóa. Theo dự tính đến năm 2020 Việt Nam cơ

bản trở thành một nước công nghiệp. Những gì các nước Âu Mỹ vượt qua

trong hàng trăm năm, các nền kinh tế Đông Á đi qua hàng chục năm, thì nay

Việt Nam đang nếm trải gần như cùng một lúc [14].

Đô thị hóa là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Đô thị hóa không

chỉ là sự thay đổi của cảnh quan bên ngoài, mà là sự thay đổi lối sống, tác

động mạnh đến tâm trạng con người. Vì vậy, vấn đề đô thị hóa xảy ra tự phát

theo một quy luật tất yếu không cưỡng lại được hay là tự giác và chủ động để

thuận theo quy luật ấy một cách thông minh, có tính toán, có “quy hoạch” là

điều đang rất được quan tâm.

Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển

sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày

càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh. Theo phương án quy hoạch sử

dụng đất cả nước đến năm 2010, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu

người sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) [24].

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài

người [dt 11]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh

tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất,

lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng

nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền

vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Mục tiêu hiện nay của loài người là

phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi

trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc

2

nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy Đáp

đã viết "phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền

sản xuất nông nghiệp bền vững" [25].

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội

cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh qua 20 năm đổi

mới, nông nghiệp chính là nền tảng khi phải chống chịu rủi ro cho tăng trưởng

kinh tế trong các thời điểm khủng hoảng nền kinh tế do mất thị trường Đông

Âu (năm 1991) và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á

(năm 1997). Do vậy có thể nói, nông nghiệp đã góp phần ngăn chặn đà suy

giảm kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

hiện nay.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang

đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công

nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết

cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện các nguồn tài

nguyên để sản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do

sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục

tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Huyện Mê Linh nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Bắc. Huyện có

diện tích 14.226,65 ha, dân số là 187.255 người. Huyện có hệ thống giao thông

thuận lợi với đầy đủ bao gồm đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay

quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường

QL18 đi cảng Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Trước khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội, Mê Linh đã là một trong các huyện

của tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế phi nông nghiệp cao. Quá trình

đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh, chỉ tính từ năm 2005 đến

năm 2008 diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện giảm 687,67 trong đó

tập trung chủ yếu ở các xã Kim Hoa, Tiền Phong, Thanh Lâm, Đại Thịnh, TT

3

Quang Minh,.... Những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo

hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và

dịch vụ. Năm 2008 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 13,55% tổng giá trị sản

xuất của huyện, giảm 6,71% so với năm 2006. Trong khi đó tỷ trọng ngành công

nghiệp chiếm 69,60% tăng 13,29% so với năm 2008 [22]. Với lợi thế về vị trí

địa lý, Mê Linh sẽ trở thành đô thị tương đối quan trọng của Thủ đô Hà Nội

trong tương lai. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ dẫn đến khó

khăn trong giải quyết việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và việc thu hẹp

diện tích đất nông nghiệp [6]. Vì vậy việc đánh giá quỹ đất nông nghiệp và định

hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp còn lại cho một sự phát

triển bền vững là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược của huyện. Xuất phát từ

thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và định

hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội".

1.2 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh và là cơ sở định hướng phát triển sản xuất

nông nghiệp trong tương lai.

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự

phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao mức thu nhập của người dân.

1.3 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người

dân lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện.

- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất

2.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các

nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi

trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [15]. Sự phân chia

cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử

dụng của từng loại đất.

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học

và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với

cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay

đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận

tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những

hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất… Hàng năm gần 12

triệu ha rừng nhiệt đới bị tán phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á, cân bằng sinh

thái bị phá vỡ và hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá [20]. Sự thoái hoá đất

đai tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Theo kết quả điều tra của

UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có

khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ

khác nhau trong đó Châu á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích

bị thoái hoá.

Lịch sử của thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào dù là nước phát

triển hay đang phát triển thì sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương

thực quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp và

còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước

có thể lựa chọn những nông sản phù hợp để xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!