Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng và định hướng phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh thừa thiên huế hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
270.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1991

Thực trạng và định hướng phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh thừa thiên huế hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

105

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG

Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Vũ Thành Huy

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM TẮT

Gắn liền với quá trình mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn, Thừa Thiên Huế đã trở

thành một trong cái nôi của làng nghề nước ta. Hiện nay, Thừa Thiên Huế có cả các làng nghề

được hình thành và phát triển từ lâu đời và nhiều nghề thủ công mới được du nhập từ nơi khác.

Tuy nhiên, các làng nghề hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khiến nhiều

làng nghề hoạt động yếu có nguy cơ không tồn tại.

Trong tình hình đó, việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công một cách bền

vững, đa dạng hóa sản xuất, gắn với giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông

thôn, cũng như xử lý các vấn đề về môi trường… là nội dung quan trọng trong các nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu và làm rõ thực trạng phát triển ngành

nghề và làng nghề thủ công ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh

của các cơ sở ở một số làng nghề nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về

phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 27 nghề và nhóm nghề (bảng 1), 110

làng nghề (bảng 2). Tuy nhiên, nội lực của các làng nghề nói chung còn yếu, quy mô

sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ; khả

năng cạnh tranh của hàng hoá của các làng nghề trên thị trường còn thấp, các làng nghề

truyền thống thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ và chưa có chiến lược xây dựng, phát

triển thương hiệu; ngoài ra, các làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

Điều đó khiến nhiều làng nghề hoạt động kém hiệu quả và có nguy cơ không tồn tại.

Do đó, Thừa Thiên Huế xác định việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ

công là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các làng nghề thủ công giúp tỉnh giải quyết vấn

đề lao động dôi dư, lao động nông nhàn ở nông thôn; giúp nông dân “ly nông bất ly

hương” và tăng thu nhập; tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu

cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề thủ công còn

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!