Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Cho Công Đoạn Bốc Xếp Nguyên Liệu Trước Và Sau Sấy Tại Công Ty Tnhh Phú Đạt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp nói
chung, trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ đã và đang
từng bƣớc phát triển. Bƣớc đầu đã hình thành nên những cơ sơ, nhà máy chế
biến gỗ có quy mô vừa và nhỏ. Nhƣ chúng ta đã biết, gỗ là loại vật liệu có hệ
số phẩm chất tƣơng đối cao so với các loại vật liệu khác nhƣ: sắt, thép, bê
tông. . .nhƣng đồng thời gỗ cũng có nhƣợc điểm lớn đó là sự thay đổi kích
thƣớc khi gỗ hút hoặc nhả ẩm. Điều này gây các khuyết tật nhƣ: cong vênh,
nứt nẻ, . . .ở gỗ. Để hạn chế nhƣợc điểm đó trong quá trình gia công chế biến
và sử dụng đối với mỗi loại hình sản phẩm thì gỗ phải đƣợc sấy đến độ ẩm
nhất định.
Vì vậy, để sử dụng gỗ một cách có hiệu quả thì cần phải ổn định độ ẩm
trong gỗ, do đó trƣớc khi sấy cần phải sắp xếp nguyên liệu cho hợp lý. Nhƣ
vậy có thể nói rằng khâu bốc, xếp nguyên liệu trƣớc và sau sấy là khâu vô
cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình gia công chế biến gỗ đặc biệt là
khâu sấy gỗ. Từ đó chúng ta có thể xem xét, phân tích và đánh giá công nghệ
sấy gỗ và có những giải pháp điều chỉnh công nghệ sấy phù hợp nhằm nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế đó, đƣợc sự đồng ý của khoa chế biến lâm
sản – Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp và sự nhất trí của ban lãnh đạo công ty
TNHH phú đạt, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thực trạng và
đề xuất giải pháp kỹ thuật cho công đoạn bốc, xếp nguyên liệu trước và
sau sấy tại công ty TNHH Phú Đạt”
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự hình thành và phát triển công nghệ sấy trên thế giới
Hiện nay ở các nƣớc trên thế giới có nền công nghiệp phát triển đều có
nền công nghiệp chế biến gỗ hiện đại. Trong đó khâu sấy gỗ gần nhƣ đƣợc
hoàn thiện về mặt công nghệ và thiết bị. Mỗi nƣớc đều có một số hãng
chuyên sản xuất chế tạo thiết bị chuyên dùng, về mặt công nghệ cũng đã hoàn
thiện đến mức những chỉ tiêu công nghệ và kỹ thuật đã trở thành những tiêu
chuẩn hóa quốc gia nhƣ: chế độ sấy, tiêu chuẩn hóa về thiết bị sấy và tiêu
chuẩn hóa về kiểm tra chất lƣợng sản phẩm,...
Trên thế giới hiện nay các phƣơng pháp sấy đặc biệt đã và đang đƣợc
nghiên cứu, áp dụng vào trong lĩnh vực sấy gỗ với quy mô ngày càng nhiều
nhƣ: phƣơng pháp sây chân không, sấy cao tần, sấy hơi quá nhiệt, sấy bằng
hơi bão hòa, sấy bằng năng lƣợng mặt trời,...Nhƣng phƣơng pháp sấy đầu
tiên cho đến nay vẫn tồn tại đó là phƣơng pháp hong phơi, phƣơng pháp này
đơn giản, ít tốn kém song hiệu quả đem lại là không cao và thời gian sấy dài,
đồng thời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên khí hậu. Đến đầu thế kỷ XIX mới
bắt đầu xây dựng lò sấy thủ công, từ đó mới có những đề tài về xây dựng chế
độ sây. Năm 1875 đã bắt đầu xây dựng lò sấy dùng môi trƣờng sấy bằng
không khí nóng, hơi quá nhiệt và khí đốt. Đến đầu thế kỷ XX phƣơng pháp
sấy nhiệt độ cao đƣợc chính thức nghiên cứu một cách khoa học.
Về thiết bị sấy, hiện nay trên thế giới đang có xu hƣớng sử dụng lò sấy
bằng vỏ kim loại. Đã và đang bắt đầu đẩy mạnh sử dụng điều khiển kỹ thuật
tự động hóa trong quá trình sấy.
Về công nghệ, hầu nhƣ đã hoàn thành những chỉ tiêu kỹ thuật đạt tiêu
chuẩn quốc gia, nhƣ tiêu chuẩn về chế độ sấy, thiết bị sấy. Các phƣơng pháp
điều hành sấy ở mỗi nƣớc đều tuân theo nguyên lý chung là tạo sự chênh lệch
giữa nhiệt kế khô và nhiệt kế ƣớt.
Các đề tài nghiên cứu về chế độ sấy với nhiều loại nguyên liệu sấy
trong các kiểu lò sấy khác nhau ngày càng phát triển ở các nƣớc trên thế giới,
xu thế phát triển hiện nay là làm cho thời gian sấy giảm, chất lƣợng gỗ sấy
cao, giá thành rẻ.
1.1.2. Thực trạng công nghệ sấy gỗ ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc đi sau về ngành công ngiệp chế biến gỗ, do đó
kỹ thuật và công nghệ còn chậm phất triển. Từ xƣa đến nay thì phƣơng pháp
hong phơi tự nhiên vẫn là phổ biến. Trƣớc những năm 1975 thì chỉ có một số
ít lò sấy chu kì tuần hoàn bằng hơi đốt hoặc hơi nƣớc ở một số nhà máy sản
xuất đồ gỗ, đồ mộc với những quy trình và chế độ sấy áp dụng cho lò sấy
nhập nội đƣợc cải tiến.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nƣớc ta
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao,
nhất là các mặt hàng xuất khẩu. Do đó vấn đề nghiên cứu các lò sấy công
nghiệp và chế độ sấy mới trở thành yêu cầu khách quan, tuy nhiên thực trạng
nghiên cứu về các lò sấy, công nghệ sấy, cũng nhƣ đội ngũ cán bộ nghiên cứu
và công nhân vận hành lò sấy còn rất yếu.
Sấy gỗ mang tính chất công nghiệp đƣợc bắt đầu ở nƣớc ta qua các cơ
sở nhƣ sau:
+ Lò sấy hơi đốt trực tiếp tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm.
+ Lò sấy hơi nƣớc kiểu chu kì tuần hoàn tự nhiên tại nhà máy dệt Nam
Định.
+ Lò sấy ngƣng tụ ẩm bằng thiết bị lạnh tại xí nghiệp gỗ Phú Lâm(sài
gòn) và sau đó là các xí nghiệp gỗ Long Bình, An Bình khu công nghiệp
Biên Hòa, Đồng Nai.
Đứng trƣớc những thách thức về công nghiệp chế biến gỗ, chế biến gỗ
ở Việt Nam không chỉ sản xuất hàng hóa phục vụ trong nƣớc mà đã hƣớng
tới lĩnh vực xuất khẩu đi các nƣớc trên thế giới. Do đó xu thế phát triển hiện
nay là phải đẩy mạnh công tác giảng dạy, đào tạo đội ngũ kỹ thuật và nâng
cao trình độ của công nhân để có đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực sấy
gỗ. Không ngừng tiếp thu và phát triển những tiến bộ về mặt thiết bị và công
nghệ sấy gỗ trên thế giới để ngành chế biến gỗ ở Việt Nam ngày càng tốt hơn
và sánh vai cùng các nƣớc phát triển.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
– Khảo sát thực trạng công đoạn bốc, xếp nguyên liệu trƣớc và sau
sấy.
– Đề xuất giải pháp kỹ thuật bốc, xếp nguyên liệu trƣớc và sau sấy.
1.3. Phạm vi thực hiện đề tài
– Đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi là công ty TNHH Phú Đạt.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
– Toàn bộ phân xƣởng sấy của công ty.
1.5. Nội dung nghiên cứu
– Thực trạng công đoạn bốc, xếp nguyên liệu trƣớc và sau sấy.
– Đánh giá chất lƣợng sấy gỗ.
– khảo sát mặt bằng phân xƣởng sấy của công ty.
– Đề xuất giải pháp kỹ thuật xếp nguyên liệu trƣớc và sau sấy.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
– Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát: kết hợp cơ sở lý thuyết với quá
trình khảo sát thực tế tại công ty TNHH Phú Đạt.
– Phƣơng pháp kế thừa : kế thừa các tài liệu và thực tế các kết quả
nghiên cứu trƣớc đó.