Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Nhằm Hạn Chế Các Khuyết Tật Gỗ Sấy Tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Lâm Sản Xuất Khẩu Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt ngiệp tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô giáo hướng dẫn: Th.s Đỗ Thị Ngọc Bích người đã tận tình hướng dẫn
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cũng nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
Tập thể cán bộ, nhân viên công ty cổ phần chế biến lâm sản – xuất
khẩu Thanh Hóa đã tạo điều kiện để tôi thực hiện công tác thu thập số liệu
thực tế.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa chế biến
lâm sản – Trường Đại học Lâm ngiệp, những người đã giúp đỡ, dạy bảo tôi
trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp
đỡ để hoàn thành khóa luận này.
Cũng nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình
luôn ở bên để động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi.
Mặc dù đã rất cố gắng song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự
chủ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận
được hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, 6/2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Tiến
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là nguyên liệu được con người sử dụng lâu đời, rộng rãi nhất và là
một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Do gỗ có nhiều đặc
tính rất đáng quý. Song bên cạnh đó, gỗ vẫn có một số nhược điểm là hút và
nhả ẩm dẫn đến trong quá trình sử dụng gỗ giãn nở và co rút. Vấn đề này gây
khó khăn cho quá trình sản xuất và người sử dụng gỗ. Để giải quyết vấn đề
này một trong những biện pháp nhằm hạn chế sự thay đổi kích thước của gỗ
để nâng cao độ bền công trình và sản phẩm từ gỗ đó là công nghệ sấy. Do đó
viêc giải quyết khuyết tật gỗ sấy là một trong những vấn đề được quan tâm
nghiên cứu làm giảm tỷ lệ khuyết tật gỗ sấy, nâng cao tỉ lệ thành khí sấy gỗ
đồng thời giảm giá thành chi phí cho sấy gỗ. Nhưng muốn hạn chế khuyết tật
gỗ sấy một cách hiệu quả thì ta phải hiểu về gỗ, phân tích được các yếu tố
liên quan đến những khuyết tật gỗ sấy.
Chính vì vậy nhằm hạn chế tối đa khuyết tật gỗ sấy là một trong nhưng
biện pháp thiết thực và rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng gỗ sấy.
Nhận thức được vấn đề này và được sư nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp khoa Chế Biến Lâm Sản, bộ môn Khoa Học Gỗ tôi thực hiện đề tài
“Thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các khuyết tật gỗ sấy
tại công ty cổ phần chế biến lâm sản – xuất khẩu Thanh Hóa”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Khái quát về vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu và kỹ thuật của công nghệ sấy gỗ
trên thế giới.
Qua một số tài liệu tham khảo cho thấy rằng, ở các nước công nghệ
phát triển đều có nghành công nghệ chế biến gỗ phát triển tiên tiến.Trong đó
khâu sấy gỗ gần như được hoàn thiện về mặt công nghệ và thiết bị. Mỗi
nước đều có một số hãng chuyên sản xuất chế tạo thiết bị chuyên dùng.
Những tiến bộ về phương pháp sấy trên thế giới:
Về phương pháp sấy: Phương pháp sấy xuất hiện đầu tiên cho đến nay
vẫn tồn tại đó là phương pháp hong phơi, phương pháp này đơn giản ít tốn
kém song hiệu quả đem lại là không cao và thời gian sấy dài đồng thời phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở hầu hết các nước đều sử dụng phương pháp
này và được coi là phương pháp sấy sơ bộ nhằm giảm độ ẩm của gỗ sấy trước
khi đưa vào sấy công nghiệp. Đến thế kỷ XIX bắt đầu xây dựng lò sấy thủ
công. Từ đó mới có những đề tài nghiên cứu chế độ sấy. Năm 1875 đã bắt
đầu xây dựng lò sấy dùng môi trường sấy bằng không khí nóng, hơi quá nhiệt
và khí đốt. Đến thế kỷ XX phương pháp sấy nhiệt độ cao được chính thức
nghiên cứu một cách khoa học, ngoài ra còn có phương pháp sấy chân không,
năng lượng măt trời và phương pháp sấy chân không, năng lượng mặt trời và
phương pháp sấy bằng lò vi sóng.
Về thiết bị sấy: Hiện nay có xu hướng sử dụng lò sấy vỏ kim loại.Bắt
đầu đẩy mạnh sử dụng điều khiển kỹ thuật tự động để tự động hóa quá trình
sấy. Ở một số nước có xu hướng tập trung và chuyên môn hóa ngành sấy gỗ
sấy gỗ kinh doanh.
3
Về công nghệ: Đã hoàn thiện tới mức mà một số những chỉ tiêu kỹ
thuật và ngành công nghệ đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia. Như tiêu chuẩn
hóa về chế độ sấy, tiêu chuẩn hóa về thiết bị sấy. Hầu hết các nước trên thế
giới sử dụng phương pháp sấy nhiều cấp 3, 5, 7 cấp. Các phương pháp điều
hành sấy ở mỗi nước đều tuân theo nguyên lý chung là tạo sự chênh lệch giữa
nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Tuy nhiên ở mỗi nước đều có sự điều chỉnh cho
phù hợp.
Tháng 4 năm 2003 tại Maxcơva Hội Khoa Học Kỹ Thuật công nghệ gỗ
và giấy toàn liên bang Nga cùng với viện nghiên cứu và các công ty đồ gỗ đã
tổ chức hội nghị khoa học “ sấy gỗ, thực trạng và phương hướng giải quyết’’.
Các công trình nghiên cứu lý luận về bản chất quá trình sấy,các
phương pháp, quy trình chế độ sấy gỗ với nhiều loại môi trường, nguyên liệu
sấy trong các kiểu lò sấy khác nhau ngày càng phát triển sâu rộng ở các nước
trên thế giới. Xu thế phát triển hiện nay là hoàn thành kỹ thuật công nghệ sấy
để thời gian sấy ngắn,chất lượng cao giá thành sấy rẻ.
1.1.2.Thực trạng công nghệ sấy gỗ ở Việt Nam
Ở nước ta công nghiệp gia công chế biến gỗ, sản xuất hàng hóa tiêu
dùng và xuất khẩu chất lượng cao chưa thật phát triển nên kỹ thuật và công
nghệ sấy gỗ cũng phát triển chậm.
Từ lâu người Việt Nam đã biết sử dụng phương pháp hong phơi để làm khô
gỗ. Phương pháp này đơn giản vẫn được phổ biến cho đến nay. Song với mục
đích làm khô gỗ đạt yêu cầu sử dụng thì chủ yếu áp dụng ở các công ty lớn.
Trong những năm gần đây nhà nước đang chú trọng đến sự phát triển của
ngành công nghệ chế biến lâm sản, ngành chế biến gỗ đúng nghĩa của nó sẽ
có tác dụng mạnh đến việc sử dụng nguồn tài nguyên và bền vững góp phần
không nhỏ đến bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Nhiều cơ sở
doanh nghiệp đầu tư mạnh về thiết bị công nghệ mới nâng cao tỉ lệ lợi dụng
của gỗ.
4
Về phương pháp sấy: Hiện nay sấy quy chuẩn đang rất phổ biến.
Về công nghệ sấy: Quy trình sấy điều hành hai cấp hiện đang được sử
dụng rộng rãi.
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm là điều hành đơn giản và phù
hợp với tình hình sản xuất của nước ta.
Thiết bị sấy: Kiểu lò sấy ngang, đứng hiện rất nhiều ở các cơ sở sản
xuất, hệ thống quạt hướng trục được sử dụng rộng rãi, thiết bị gia nhiệt được
dùng phổ biến là giàn gia nhiệt dạng ống khoanh và ống trơn phù hợp với các
lò sấy hơi quá nhiệt.
Chất lượng sấy gỗ nhìn chung còn tương đối thấp các cơ sở sản xuất
sấy gỗ xuất khẩu còn rất ít. Nguyên nhân là do công nghệ sấy ở nước ta
tương đối mới và người dân chưa quan tâm đúng mức.
Các khuyết tật gỗ sấy thường gặp là nứt, cong, vênh và móp.
1.2.Muc tiêu nghiên cứu
-Điều tra khảo sát thực trạng các khuyết tật gỗ sấy.
-Phân tích đánh giá.
-Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các khuyết tật.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
-Địa điểm tại công ty cổ phần chế biến lâm sản- xuất khẩuThanh Hóa.
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
-Nguyên liệu gỗ Mỡ rừng trồng được sấy tại công ty
-Khuyết tật của gỗ Mỡ sau sấy
- Lò sấy tự động
1.3.2.Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu quá trình sấy gỗ tại công ty.
-Thực trạng các khuyết tật tại công ty.
5
-Nguyên nhân gây ra các khuyết tật gỗ sấy và đề xuất các biện pháp
nhằm hạn chế các khuyết tật gỗ sấy.
1.3.3.Phương pháp nghiên cứu đề tài
-Phương pháp khảo sát thực tế: Tìm hiểu tình hình sản xuất sấy gỗ tại
công ty như khâu nhập nguyên liệu, khâu xếp đống, khâu điều khiển quá
trình sấy, kiểm tra chất lượng sau khi sấy.
-Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn ý kiến cán bộ điều hành, cán bộ
quản lý sản xuất, công nhân trong tổ lò sấy.
-Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Căn cứ thực tế vào từng mẻ sấy để
nhận xét về công nghệ sấy, cũng như về thiết bị sấy, chế độ sấy.
-Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: Đây là phương pháp kết
hợp giữa lý thuyết, thực tế và tư duy logic để nghiên cứu đối tượng cụ thể.
-Phương pháp thừa kế tài liệu: Kế thừa những kết quả của những vấn
đề có liên quan.
1.4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đánh giá và đề xất các giải pháp nhằm hạn chế những khuyết tật gỗ
sấy tại công ty với những số liệu thực tế của công ty trong quá trình kiểm tra
và sấy.Qua đó tìm ra những giải pháp khắc phục những thiếu sót và không
hợp lý của công ty.
6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.Công nghệ sấy gỗ
Sấy gỗ nói một cách ngắn gọn là loại bỏ nước khỏi gỗ để đạt được độ
ẩm yêu cầu nhờ quá trình bay hơi. Sấy gỗ có vai trò quan trọng làm giảm
khối lượng gỗ nhưng lại tăng cường độ, nâng cao tính ổn định kích thước gỗ
trong quá trình sử dụng, hạn chế sự cong vênh nứt nẻ của sản phẩm từ
gỗ.Đồng thời sấy gỗ còn nâng cao khả năng dán dính các thanh gỗ với nhau,
khả năng trang sức, khả năng chống sinh vật hại gỗ và nâng cao tính âm
thanh của gỗ. Sử dụng gỗ tươi hoặc gỗ có độ ẩm chưa đạt yêu cầu dẫn đến
giảm thời gian sử dụng của sản phẩm hoặc hủy bỏ như là: Hàng sơn mài xuất
khẩu bị nứt, hàng song mây tre bị mốc, chi tiết đồ mộc bị mốc, chi tiết đồ
mộc bị cong vênh, co rút giãn nở không lắp lẫn được.Sản phẩm gỗ và công
trình từ gỗ không sấy sẽ nhanh chóng bị hư hỏng kết cấu xây dựng từ gỗ tươi
sẽ phải sửa chữa thay thế.
Quy trình sấy:
- Chuẩn bị sấy: Chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị công nghệ, và chuẩn bị
thiết bị.
Chuẩn bị nguyên liệu: Có thể coi như bắt đầu ngay ở xưởng xẻ. Gỗ sau
khi xẻ được phân loại (theo chiều dày, loại, nhóm gỗ…). Dựa vào khối lượng
các loại gỗ được xẻ ra và trên cơ sở sản xuất, cán bộ có trách nhiệm quyết
định, dựa vào lô gỗ nào để vào sấy trước. Khi đã có kế hoạch cụ thể, gỗ được
chuyển sang khu vực xếp gỗ. Cần phải ý thức được rằng xếp gỗ là một khâu
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng mẻ sấy.
Chuẩn bị công nghệ: Bao gồm các bước xác định độ ẩm ban đầu của
gỗ, chọn chế độ sấy, tính toán thời gian sấy và lập kế hoạch mẻ sấy.